Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

14h00 HÔM NAY: HÁT Ả ĐÀO - CUỘC GẶP GỠ GIỮA THI CA VÀ ÂM NHẠC

Ca trù. Tranh sơn dầu của Phạm Công Thành (2005)

THƯ MỜI
CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI


Anh chị và các bạn thân mến! 
 
Vào 14h30 chiều thứ bảy 23/04//2016,
tại SALON VĂN HÓA quán CÀ PHÊ THỨ BẢY, 3A, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
 
sẽ diễn ra buổi CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI 
 Cà phê” với TS NGUYỄN XUÂN DIỆN

Chủ đề: “HÁT Ả ĐÀO – CUỘC GẶP GỠ GIỮA THI CA VÀ ÂM NHẠC”

Đặc biệt có một chầu hát do các nghệ sĩ nổi tiếng trình diễn:
Đào nương Thanh Bình (NSUT) – Kép Xuân Hoạch (NSND),

Quan viên: Vũ Ngọc (NSUT) - Đàm Quang Minh - Chu Hảo

Chủ trì: GS CHU HẢO 

Vào cửa tự do

Rất mong các bạn đến tham dự. Hân hạnh được đón tiếp!
Giám đốc chương trình: Nhạc sĩ Dương Thụ

LỜI DẪN

Ca trù là di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam và đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Ca trù làm người ta nhớ tới những tao nhân mặc khách với lối chơi ngông, chơi sang, rất tinh tế và giàu cá tính sáng tạo của những danh nhân như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà…

Và cùng với đó là mối quan hệ giữa văn nhân (nhà thơ, nhà báo, họa sĩ) với Ả đào - mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thể nghiệm và thưởng thức các tác phẩm của mình.

Xưa nay, đến với ca trù là những tâm hồn yêu tiếng hát, tiếng thơ, tiếng tơ, nhịp phách ca trù, để sẻ chia tâm sự, để hoà mình vào thế giới nội tâm sâu thẳm của những tri âm, để hào hứng dốc sạch túi tiền vào cuộc hát mà thưởng cho một ngón nghề tài hoa.

Diễn giả sẽ trình bày về bề dày lịch sử và chiều sâu nghệ thuật của Ca trù và phân tích những nét đặc thù của lối chơi nghệ thuật ca trù. 

VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ 

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện sinh năm 1970 tại Làng cổ Đường Lâm, xứ Đoài. Tốt nghiệp chuyên ngành Hán Nôm, ĐH Tổng hợp năm 1992. Bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 2007 về đề tài Ca trù.

Đây cũng là luận án Tiến sĩ đầu tiên về Ca trù tại Việt Nam và đã được in thành sách ngay sau khi bảo vệ luận án. Ông cũng là một trong 8 người chuẩn bị hồ sơ khoa học để trình UNESCO vinh danh Ca trù là Di sản văn hóa nhân loại. Ông đã có nhiều buổi thuyết trình về Ca trù tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội, Đại học TOYO Nhật Bản…được công chúng rất hoan nghênh.


1 nhận xét :

  1. Hoan hô chương trình, hoan hô những người tổ chức và thực hiện chương trình. Mong sẽ có chương trình về hát chầu văn, hầu đồng hầu bóng. Câu sau có thể không chính xác, mong được sửa cho chỉnh.

    Trả lờiXóa