Lời dẫn của Tễu Blog:
Nhân chuyện tỉnh Vĩnh Phúc chi tới 314 tỷ đồng để xây Văn Miếu thờ Khổng tử và tiên nho tiên hiền. Chúng tôi đăng tải dưới đây bài viết của nhà nghiên cứu Lê Kim Thuyên góp ý về việc bài trí và thờ tự trong cái gọi là "Văn Miếu Vĩnh Phúc".
Qua bài viết của tác giả Lê Kim Thuyên, ta thấy rõ vài thông tin sau:
1- Vĩnh Phúc từ đầu đã chủ trương thờ cả VÕ quan trong VĂN miếu
(đã dựng 1 bia ghi danh võ quan).
2- Văn Miếu thờ cả Cử nhân, Tú tài...
3- Tiếm ngôi của Văn Miếu trung ương, đòi đưa cả cụ Chu Văn An vào thờ.
4- Một số tiểu sử ông nghè chưa được nghiên cứu làm rõ.
.
NHỮNG ĐỀ XUẤT GÓP Ý VỀ SỰ BÀI TRÍ THỜ TỰ Ở CÔNG TRÌNH NỘI THẤT VĂN MIẾU TỈNH VĨNH PHÚC
Lê Kim Thuyên
Nhà nghiên cứu Lịch sử
Hội viên Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc
Văn miếu có xuất
phát điểm ở Việt Nam là miếu
thờ Khổng Tử, vị tổ của đạo Nho khi Nho học trở thành khuôn vàng thước ngọc của
các nhà nước Phong kiến phương Đông trong đó có Việt Nam. Sách “Đại Việt sử kí toàn thư” của
sử thần Ngô Sĩ Liên chép rõ váo năm Canh tuất đời vua Lí Thánh tông (1070);
“Mùa thu tháng 8, làm Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công 1 và Tứ
phối 2, vẽ tượng Thất thập nhị hiền 3,, bốn mùa cúng tế.
Hoàng thái tử đến học ở đây” 4.
Trong truyền thống,
tỉnh nhà cũng đã có lập Văn miếu. Đó là Văn miếu Vĩnh Yên năm 1927, nhưng hiện
không còn. Ngày nay, do có điều kiện, tỉnh ta khôi phục lại văn miếu với ý
nghĩa hàng tỉnh, kiến trúc quy mô, hoành tráng, để tôn thờ đạo học, đó là việc
làm đúng thời và cần.
Hiện nay phần kiến trúc đã xong. Tuy nhiên, do là “Văn miếu” nên về sự bài trí trong không
gian thờ tự của hạng mục nội thất khu đền miếu chính, sao cho tương thích với
nội dung và các nhân vật thờ cúng thì đây là công việc hết sức cẩn thận và hoàn
mĩ sao cho đúng với thiết chế truyền thống “Nho đạo” vừa tôn nghiêm như đền miếu,
vừa tôn ti trật tự, thế thứ kỉ cương theo đạo nghĩa “Thầy-Trò” nơi chốn học
đường; Để về sau trở thành di tích Lịch sử - Văn hóa lớn của tỉnh: Vừa cao sang
nơi “Bảng vàng-Bia đá”, vừa là pho sách “Lịch sử nền khoa bảng của tỉnh”, tiêu
biểu cho nền văn hiến của tỉnh, nên tự nó vừa là công trình khoa học, vừa là
công trình trí tuệ tập thể, nên tôi rất hoan nghênh và tán đồng buổi làm việc
sáng hôm nay. Tuy chưa có sự bài trí chính thức trên thực địa, (vì Văn miếu chưa làm lễ khánh thành)
nhưng xem trong bản “Sơ đồ thiết kế bản vẽ thi công dự án: Đầu tư
xây dựng Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc, hạng mục : nội thất khu đền chính” (Đã được phê duyệt và thực hiện như hiện nay), thì thấy có những công việc
phải bàn. Tôi may mắn được tham gia vào Hội đồng tư vấn phản biện đối với “Sắp xếp, bài trí thờ tự tại Văn miếu tỉnh”,
nhân trong hội nghị này, tôi xin mạnh dạn nêu lên nhừng ý kiến cá nhân như sau.
1. Về tên đặt: Theo sơ đồ thiết kế đã phê duyệt và thì công trình
gần như hoàn chỉnh, (như vậy là không có
sự xê dịch về tổng thể kiến trúc) đây là công trình “Văn miếu”, theo ý nghĩa truyền thống tức là miếu thờ Khổng Tử, cùng
các vị “thần” (nhân thần) hàng “Văn” thi đỗ ở bậc “đại khoa” gồm các
bảng xếp hạng đỗ đạt là: Trạng nguyên, Bảng nhân, Thám hoa, Tiến sĩ và Phó
bảng. Ở Vĩnh Phúc gồm có 88 vị đỗ đạt, (có
danh sách kèm theo). Trong truyền thống có ở tỉnh Vĩnh Phúc thời Lê Nguyễn,
các bia được lập đều đề danh các TS Nho học (xem các thác bản có ở Văn miếu
huyện Lập Thạch, huyện Yên Lạc), không thấy có bia đề danh (nghĩa là
không có thờ cúng) hàng quan võ, nay lại thấy có tấm bia số 18 có tên đề là “Bia
vinh danh tiến sĩ nho học ngạch võ tĩnh Vĩnh Phúc”, là một tên bia
không hợp thức. Bởi vì học vị TS là ghí nhận sự thành đạt của các Nho sĩ trải
qua kì thi “đại khoa” ở sân điện triều đình do nhà vua trực tiếp làm chánh chủ
khảo (nên còn gọi là “Thi đình”), người thi đỗ được bổ vào hàng quan lại
“văn quan” (lục bộ và các ban trong biên
chế triều đình cùng các cơ quản li địa phương trấn, phủ, huyện, nay gọi là công
chức). Còn người làm quan võ được tuyển chọn qua các kì thi “võ cử” (cung tên, “lục nghệ”), người thi đỗ gọi là “tạo sĩ”, Chưa thấy có
sách nào đề danh là “Tiến sĩ ngạch võ”
một cách kì quặc như tấm bia số 18 nên tôi đề nghị:
1.1. Không lập bia thờ các “tiến
sĩ ngạch võ”, vì đây là kiến trúc “văn miếu”mà không phải là “võ miếu”. Thuộc
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đời Lê Nguyễn , suốt 6 thế kỉ không có di tích nào là
“võ miếu”. Bởi vậy tấm bia số 18 có bia danh “Bia vinh danh TS Nho học ngạch
võ tĩnh Vĩnh Phúc” có tên bia sai, mặc dầu người đỗ các khoa “võ cử” xét về
hàm cấp có thể xếp vào tương đương như TS hàng văn.
Vậy tấm bia ghi danh này không hợp thức bầy biện ở Văn miếu. Bởi nếu cứ
để nguyên tên bia như trong dự án thì công trình này sẽ phải mang tên là “Văn –
Võ miếu tỉnh Vĩnh Phúc” (hoặc là Võ – Văn
miếu tỉnh Vĩnh Phúc), vốn không có tiền lệ và không đúng với tiêu chí dự án
của công trình.
Vậy tấm bia này tuy đã lập và đề danh 5 vị “tạo sĩ” nên cất đi để đợi khi nào tỉnh ta
lập được “Võ miếu” thì sẽ sử dụng.
1.2. Văn miếu hàng tỉnh đều chỉ đề danh trên bia các vị có học vị thi đỗ
“Đại khoa” của các tỉnh (Như văn miếu
Xích Đằng tỉnh Hưng Yên, Văn miếu tỉnh Bắc Ninh….). Các vị đỗ “Trung khoa”
(Cử nhân), “Tiểu khoa” (Tú tài) đều chưa bao giờ được đề danh ở
Văn miếu hàng huyện, huống chi đây lại là Văn miếu hàng tỉnh (Xem bia Văn miếu huyên Lập Thạch, huyện Yên
Lạc). Cử nhân, Tú tài thường chỉ thấy có bia đề danh ở một số (không đều khắp) văn chỉ làng xã mà thôi.
Việc đem danh sách 302 vị “trung khoa” (một
con số trong tỉnh còn thiếu sót nhiêu, có thể tới hàng nghin) vào thờ ở văn
miếu tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tạo nên sự lộn xộn so với truyền thống thế thứ của Đạo
Nho. Vậy danh sách này nên cũng chỉ để làm tư liệu tham khảo trong chương trình
khảo về “nền văn hiến tỉnh Vĩnh phúc”
mà không đưa vào thiết chế thờ tự ở tỉnh đường.
1.3. Không thờ danh nhân Chu Văn An
trong Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc. Vì lẽ
Vĩnh Phúc chỉ là một đơn vị hành chính địa phương cấp tỉnh, còn Chu Văn An là thuộc phạm trù Quốc gia đã có thờ ở Văn
miếu Hà Nội. Thờ tự như vậy sẽ không đúng tiêu chí “Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc”: Người Vĩnh Phúc thành danh về khoa bảng.
1.4. Trong bảng kê khai chép trong 17 bia TS đã lập, mới chỉ có danh sách
86 vị, còn để thiếu 2 danh sách là các ông:
- Đặng Văn Bảng. Người xã Vân
Cốc, huyện Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây. Nơi có bến đò Cốc sang huyện Phúc Thọ tỉnh
Sơn Tây cũ.
Thi đỗ Đệ tam giáp ĐTS khoa Quý sửu niệu Tự Đức năm thứ 6 (1853). Tư liệu
của bia Văn miêu Huế. (bia số 16. Thác
bản No.16482 Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội.)
Nay thuộc về đất xã
Đại Tự huyện Yên Lạc.
- Hoàng Hữu Tài. Người xã Vân
Cốc, huyện Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây. Hai vị cùng làng.
Danh sách có trong sách “Quốc triều khoa bảng lục” (của Cao Xuân Dục. Nhà in Long Cương in năm Thành Thái Giáp ngọ -1894-
Bản VHv 640, Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội tờ 17a).
Nay phần đất Vân Cốc ấy đã lở xuống sông Hồng vào khoảng sau đời Đồng Khánh
(1886 – 11888), để tạo thành các phường Trí Thủy (phường nước chảy) trong khu vực xã Đại Tự và Cẩm Khê huyện Yên Lạc.
Nay quy đổi địa danh các ông thành người xã Vân Cốc huyện Phúc Thọ Hà Nội
là lầm lẫn. Đề nghi có bia bổ sung.
Đồng thời, cũng có 2 thông tin sai lệch tiểu sử của 2 vị. Cụ thể:
- Về Phạm Công Bình: Thông tin sai về năm thi đỗ “Mậu thìn”, và
tên khoa thi đỗ “Trinh Khánh tam niên” . Li do là đời vua Lí Huệ Tông (1211 –
1224) tức thái tử Sâm chỉ có một niên hiệu là Kiến Gia, và cũng không có năm
Giáp tí là Mậu thìn. Đây là một thông tin mà khi ghi chép, các sách Đăng khoa
lục đã nghi ngờ thì có lẽ nào nay căn cứ vào đâu mà khẳng định.
- Về Lê Đức Toản: Thông tin sai về sự tích cá nhân. Về thông tin
này sai ở sự tích “tiết nghĩa” của ông. Bởi ông sinh năm 1452, mất năm 1509,
hưởng dương 48 tuổi. Năm 1527, nhà Mạc mới thay ngôi vua Lê Chiêu Tông, thì lúc
đó ông đã ở tuổi 76, liệu ông có còn ở cương vị chức quan đứng đầu Ngự sử đài
nữa hay không ? Đây chỉ một gợi ý nhỏ. Còn thông tin về Lê Đức Toản “tiết
nghĩa” có 2 nguồn khác nhau trong các sách “Đăng khoa lục” giữa bản đời Lê và
bản đời Nguyên; giữ bản in và bản chép tay cũng như về sách “Lịch triều hiến
chương loại chí” của tác giả Phan Huy Chú (phần
Nhân vật chí), là đầu bản đời Nguyễn và sách “Đại Nam nhất thống chí” của
quốc sử quán triều Nguyễn, về bia văn chỉ xã Sơn Đông cũng như Gia phả của họ
Lê thôn Quan tử hiện còn. Nên do thời gian hạn chế ở đây không thể bàn được nên
xin khất lại sẽ đăng tải dần trên cac phương tiên thông tin đại chúng. Tạm thời
ở đây tôi đề nghị bỏ câu ghi trên mặt bia đã khắc “Khi nhà Mạc tiếm ngôi nhà Lê, ông không chịu làm quan với nhà Mạc,
triều Lê trung hưng phong ông là tiết nghĩa”. Vì thông tin đó không chuẩn về
sử liệu, sẽ có thể gây kiện cáo của dòng họ.
1.5. Vì đây là công trình của tỉnh, đại diện cho hàng tỉnh, nên sự thờ tự
cũng xếp theo trật tự cao thấp, trên dưới của các TS trong hàng tỉnh, việc chia
sự thờ tự theo hàng huyện là vô lí, không khoa học. Vỉệc thì cử khoa trường là
trong phạm vi cả nước để kén người tài giỏi trong cả nước, có kén “người theo
hàng huyện” đâu?. Chia như thế, bản thân sẽ có ý
nghĩa cục bộ, sẽ không kén chọn được người tiêu biểu để tôn thờ. Vì rằng như
huyện Tam Dương, thành phố Vĩnh Yên mỗi đơn vị cấp huyện này suốt gần nghìn năm
khoa bảng chỉ đỗ được 01 vi Đệ tam giáp ĐTS xuất
thân, chẳng lẽ lại đem các vị ấy vào thờ, trong khi lại loại các danh sách
Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa…về học vấn xứng đáng “bậc Thầy” không được thờ ư? Như vậy thì chẳng quá lộn xộn trái với
sự tôn sùng trật tự của đạo Nho ư? Riêng huyện Tam Đảo không có người đỗ đạt,
không có ai trong danh sách ở văn miếu, không thấy hụt hẫng sao? Đó là những
tiền đề để gợi ý những tiêu chí mới về sự bài trí thờ tự , như sau:
2. Thờ tự ở Văn miếu tỉnh Vĩnh
Phúc nên như thế nào?
2.1. Tầng thượng nhà “hậu cung”. (Theo thiết kế)
- Xếp theo thể lệ thờ Khổng Tử và các vị “Tứ phối” như Văn miếu Hà Nội, Ỏ gian chính giữa gồm có Bài vị (đặt trong ngai rồng) Khổng Tử. Theo thiết kế hiện tại, có hai cách
bài trí:
2.1.1. Bài trí ở gian chính giữa có bài vị thờ Khổng Tử (Vì
rằng trong văn miếu nếu không thờ Khổng Tử thì không phải là Văn miếu, mặc dầu
ông là người nước Lỗ thuộc Trung Quốc cổ đại). Bốn vị “tứ phối” (4 vị được phối thờ) là người của tỉnh
Vĩnh Phúc xếp theo công trạng được tuyển chọn là:
1/ Ông Phạm Công Bình. Các
sách Đăng khoa lục chép ông là người
huyện An Lạc. Nay là thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc. Thi đỗ danh sánh
thứ nhất hàng Đệ nhất giáp khoa thi Thái
học sinh triều Lí. (Về năm thi đỗ còn và
thi đỗ vào đời vua nào còn là vấn đề cần thảo luận cho thống nhất)
Hiện có đền thờ ở làng Yên Lạc. Di tích xếp hạng cấp Tỉnh - Thành
phố.
Lí do xếp ông vào vị thờ phối thứ nhất là bởi:
- Là người mở đầu cho nền khoa bảng tỉnh Vĩnh Phúc từ triều Lí. Lạị đồng
thời là người có học vị cao nhất trong một khoa thi lấy đỗ 5 người.
- Là người có chức quan cao vào hàng “Thái phó” trước năm 1128. Có công
dẹp quân Chân Lạp vào đánh phá Nghệ An: Công chống xâm lăng.
Một con người tài năng cả Văn lẫn Võ.
Bài vị của ông xếp ở hàng thứ nhất, liền bên trái bài vị Khổng Tử. (Bên đông).
2/ Ông Đào Sư Tích.
Người xã Lí Hải. nay là thôn Lí Hải, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên.
Thi đỗ Trạng nguyên khoa Giáp dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 đời vua Trần
Duệ Tông (1374). Chức quan Nhập nội hành khiển Hữu ti lang trung. Tương đương thủ tướng.
Được thờ ở làng Lí Hải.
Bài vị xếp hàng thứ nhất, liền bên phải bài vị Khổng Tử. (Bên tây)
3/ Ông Nguyễn Duy Thì. Người
thôn Hợp Lễ, thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên.
Thi đỗ cao (Hoàng giáp). Chức
quan cao, đóng góp nhiều cho quốc gia Đại Việt triều Lê Trung hưng. Nội dung
công trạng có trong đạo sắc phong quan chức đề ngày 19 tháng 9 năm niên hiệu
Khánh Đức năm thứ 3 – 1651: “Dực vân tán trị công thần, đặc tiến Kim tử vinh
lộc đại phu, Lại bộ thượng thư kiêm chưởng lục bộ sự. kiêm Quốc tử giám tế tửu,
Hàn lâm viện thị độc, chưởng Hàn lâm viện sự, Thiếu phó, Tuyền quận công,
Thượng trụ quốc, thượng trật”. Cũng theo đạo sắc này ông được gia tặng chức
thái tê, ban tên “thụy” từ lúc sống là “Hạnh Độ”, là một ân điển chưa từng ai
có. (Xem trong “Săc phong Vĩnh Phúc”
trang 88). Có đền thờ là phủ thờ ở quê nhà.
Bài vị xếp hàng thứ 2, phía sau bài vị Phạm Công Bình.
4/ Ông Nguyễn Thiệu Tri. Người
xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch. thượng thư bộ Hộ triều Hồng Đức vua Lê Thánh
Tông, là công thần “tiết nghĩa” bậc nhất triều Lê sơ. Phối thờ Nguyễn Thiệu Tri
là để đề cao lòng “trung quân ái quốc” của giới Nho sĩ, vốn là đạo đức tối
thượng của Nho gia.
Bài vị của TS Nguyễn Thiệu Tri xếp hàng thứ 2 sau bài vị Đào Sư Tích.
Tuy nhiên, theo thực thể kiến trúc đã hoàn chỉnh ở Văn miếu Vĩnh Phúc sẽ
thấy thiếu cân đối. Vì còn bỏ trống 2 gian “tả - hữu”, không biết sắp xếp loại
“tự khí” nào cho kín.
Do vậy có thể:
2.1.2. Bài trí thờ tự theo hàng ngang.
- Gian chính tẩm, đặt bài vị Khổng Tử.
- Gian bên trái (phía đông),
đặt 2 bài vị thờ phối là Phạm Công Bình (liền
phia trái bài vị Khổng Tử), vì có học vị cao (Đệ nhất giáp, đệ nhất danh)
từ đời Lí, là người “khai khoa” của tỉnh Vĩnh Phúc.
Tiếp là bài vị thờ phối là Nguyễn Duy Thì.
- Gian bên phải (phía tây) đặt
bài vị của Trạng nguyên Đào Sư Tích (liền
phía phải bài vị Khổng Tử). Tiếp là bài vị của TS Nguyễn Thiệu Tri.
Cách bài trí này sẽ khép kín các gian thờ, vẫn rõ tôn ti trật tự trên
dưới, và có khoảng trồng ở phia trước để bầy biện các đồ “tự khí”, lai có chỗ để hành lễ.
Tuy vậy còn 2 gian dĩ vẫn có đất trống. Vậy nên tham khaỏ các sách “Đăng
khoa lục”, tôi đề nghị bổ sung thêm 2 vị là TS Triệu Thái, người làng Hoàng
Chung xã Đồng Ích huyện Lập Thạch, vì ông là người “khai khoa” ở triều Lê (khoa Minh Kinh năm Kỉ dậu-1429- thời của vua
Lê Lợi), cũng đồng thời là “khai khoa” về triều Lê của khoa bảng Vĩnh Phúc.
Ông còn tham gia biên soạn “Luật lệnh” triều Lê. Lại có công bang giao với nhà
Minh về vấn đề biên giới Khâm Châu, đòi lại được một số châu động.
Vị thứ 2 là TS Nguyễn Văn Chất, người xã Vũ Di huyện Vĩnh Tường, thi đỗ
Hoàng giáp khoa Mậu thìn niên hiệu Thái Hòa năm thứ 6 đời vua Lê Nhân Tông
(1448). Làm quan tới chức Tư nghiệp (hiệu
phó) Trường Quốc tử giám, Thượng thư.bộ Hộ, tham gia soạn Quốc sử, lại có
công sang sứ nhà Minh, Rồi thăng đến Thượng thư, có công trình văn học biên
chép thêm vào sách “Việt điện u linh” của Lí Tế Xuyên triều Trần.
Như vậy là ở thượng cung khu đền
chính có 7 vị được tôn thờ gồm có bài vị Khổng Tử và 6 vị nữa đều là các đại
diện tiêu biểu của nền khoa bảng tỉnh Vĩnh Phúc, như đã kể ở trên.
2.2. Tầng “hạ” (dưới) tòa hậu cung. (Theo thiết kế)
Giành riêng bài trí thờ các TS đề danh trên bia, sắp xếp theo tình tự sau
trước của từng khoa thi, năm thi theo lịch đã chép trong các văn bản cổ. Hiện
có 17 bia tất cả. (một số lẻ cần phân
chia lại). Trên mặt bia giới thiệu sự tích về mỗi vị, không viết dài dòng
như trang sách. Mà mỗi vị chỉ cần 3 lượng thông tin chuẩn xác:
- Thông tin về địa chỉ làng xã theo văn bản cổ. Quy đổi ra địa chỉ hiện
thời.
- Khoa thi , năm thi đỗ và thứ bậc thi đỗ. (tài năng)
- Quan chức. (đóng góp)
Các bia sắp xếp theo trình tự lịch sử. Thứ tự các danh sách trong
bia chép theo thứ tự của văn bản bia văn
miếu Hà Nội, và ghi chép trong các sách Đăng khoa lục còn ở Viện Nghiên cứu Hán
Nôm Hà Nội là theo văn bản gốc.
Việc chép danh sách trên bia của 88 vị chia thành 18 bia (Vì Vĩnh Phúc “tín” (tin theo) con số 9, mà 18 là số
nhân đôi (âm dương), nên cần rất cẩn
trọng.
Vấn đề câu chữ thông tin trên bia, tôi đề nghị tỉnh cần thành lập một
“Hội đồng khoa hoc” để giám sát cụ thể công việc
tuyển chon này. Bởi chỉ sai sót một thông tin
nhỏ, sẽ mất sự chính sác kkoa học của
công trình hàng tỉnh.
Văn miếu Vĩnh Phúc là công trinh văn hóa lớn chung cho hàng tỉnh. Là di
sản để lại cho mãi các thế hệ cháu chắt về sau. Chúng ta may mắn là người khởi
đầu nối lại truyền thống đã đứt gẫy, đồng thời cũng là những người mở ra một đề
xuất cho mai sau. Bởi vậy chẳng có gì phải vội vàng. Hôm nay làm được phần cốt
yếu là nền mong kiến trúc, là sác định nội dung 88 nhà khoa bảng của tỉnh để
ghi danh, con thiếu phần nào, thời gian sẽ chọn lọc cho chúng ta, chắc chắn sẽ
đầy đủ hơn, tinh tường hơn, chính sác hơn, và khoa học hơn. Tôi đề nghị công
trình bước khởi đầu này tạm thời dừng lại ở đây, cho làm lễ khánh thành. Chờ
thời gian sẽ khỏa lấp nhưng chỗ chống hôm nay. Trên đây là những nhận xét ban
đầu.
Xin chúc buổi làm việc được đồng nhất và thành công.
Sơn Đông. Ngày 11 tháng 3 năm 2015.
___________Xin chúc buổi làm việc được đồng nhất và thành công.
Sơn Đông. Ngày 11 tháng 3 năm 2015.
Chú thích:
1. Chu Công, tức Chu Công Đán. Con vua Văn Vương nhà Chu (Trung
Quốc cổ đại), người định ra chế độ Lễ, Nhạc; Đặt ra nghi thức Quan
(quan chức), Hôn (hôn nhân), Tang (việc tang), Lễ (nghi lễ). Không phải
là Chu Văn An như đang thờ hiện nay, vì Chu Văn An là nhân vật triều
Trần, sinh năm 1292-mất năm 1370.
2. Tứ phối: 4 vị cùng thờ theo chỉ Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử là 4 vị học trò của Khổng Tử.
3. Thất thập nhị hiền: 72 vị học trò giỏi của Khổng Tử.
4.TT. Bản kỉ thực lục. Bản dịch NXB KHXH.Hà Nội, tập I, trang 275.
Việc gì phải bấn loạn trong việc thờ tự này, hỡi mấy ông lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc .Rất đơn giản : Các ông làm thêm mấy cái tượng ( cả tượng đứng và ngồi của bác Hồ) đặt vào trong Văn Miếu. Như vậy vừa được tiếng YÊU QUÍ BÁC, vừa được tiếng UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN... nhưng cái chính là được thêm TIỀN bỏ túi mà không sợ bị thanh tra , thanh bố gì.
Trả lờiXóaBài viết có rất nhiều ý tưởng cần được các nhà quản lý xem xét quan tâm- Rất trân trọng !
Trả lờiXóaTuy nhiên, đã là nhà nghiên cứu về sử, thì không nên mắc 1 vài lỗi chính tả sơ đẳng - hơi phản cảm, hụt hẫng khi đọc: chính sác, chỗ chống !
Tiến sĩ giả nhiều quá tạc bia hơi nhiều lại khó sắp xếp . Chắc lại giống Nghĩa Trang Mai Dịch ! Quan to bia to, quan nhỏ bia nhỏ ! Quan to lưng rùa lớn , quan nhỏ lưng ba ba , nhỏ nữa lưng cua đinh !
Trả lờiXóa