THƯƠNG TIẾC GS TRẦN VĂN KHÊ
CÂY ĐẠI THỤ CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC THỜI HIỆN ĐẠI
GS Nguyễn Đăng Hưng
Một cây đại thụ của nền âm nhạc truyển thống Việt Nam vừa từ giã cõi đời!
CÂY ĐẠI THỤ CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC THỜI HIỆN ĐẠI
GS Nguyễn Đăng Hưng
Một cây đại thụ của nền âm nhạc truyển thống Việt Nam vừa từ giã cõi đời!
Đối với tôi GS Trần Văn Khê là trí thức tiêu biểu của dân tộc Việt Nam thời hiện đại.
Cũng như người bạn tri kỷ của ông - Nhạc sỹ Phạm Duy, ông đã sống gần một thế kỷ, xuyên qua tất cả những cung bậc thăng trầm của giai đoạn điêu linh biến động nhất của lịch sữ Việt Nam.
Ông còn là một nhà khoa học với nhiều công trình nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam và âm nhạc các dân tộc trên thế giới.
Trong lĩnh vực âm nhạc học, ông là người Việt Nam có tầm cỡ quốc tế vào bậc nhất, đã làm cho thế giới biết đến nét đặc thù của âm nhạc cổ truyền Việt Nam bị lấn át bởi hai nền văn hoá âm nhạc nặng ký bên cạnh là nhạc Trung Hoa và nhạc Ấn Độ.
Tiếng nói của ông đã dự phần quan trọng trong việc giới thiệu những di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới đặc biệt qua Hội đồng quốc tế âm nhạc thuộc UNESCO mà ông là thành viên.
Đối với tôi, ông còn là một trí thức Việt kiều tiêu biểu, hoạt động không mệt mỏi ở nước ngoài nhưng luôn luôn gắn bó với quê nhà Việt Nam, vượt lên những dị biệt chính trị cục bộ nhất thời, nắm vững những yếu tố vĩnh cữu của những giá trị dân tộc.
Ông còn là một nghệ sỹ bậc thầy sử dụng đàn tranh và nhiều nhạc cụ khác, một nhà hùng biện có thể làm say mê cử toạ trong những buổi thuyết trình về văn hoá Việt Nam, một giọng hát truyền cảm, một giọng nói trầm vang rất đặc biệt.
Tôi biết ông từ rất lâu khi ông còn ở bên Pháp và gặp ông trong những dịp sinh hoạt văn hoá Việt Kiều ở Paris. Nhưng bắt đầu thân thích với ông từ năm 2006 khi ông quyết định hồi hương và cũng năm ấy tôi cũng có hướng đi tương tự.
Đối với tôi, theo tuổi đời, ông là bậc cha chú, nhưng trong giao tiếp với ông rất chân tình cởi mở như một người anh. Ngày ông về sinh sống tại Bình Thạnh, ông thường tổ chức những sinh hoạt âm nhạc, văn hoá nghệ thuật và lần nào ông gửi giấy mời tôi tham dự những buổi họp mặt này.
Tôi khám phá thêm ở ông một khả năng mới, khả năng truyền lửa cho thế hệ trẻ, khuyến khích họ quan tâm đến âm nhạc truyền thống.
Lần cuối cùng tôi đến nhà GS Trần Văn Khê tham dự buổi tạo đàm văn hoá là khoảng tháng 10 năm ngoái (2014). Sau buổi sinh hoạt, tôi có nhã ý mời GS Trần Văn Khê tham ban cố vấn của Viện Nghiên cứu Văn hóa Biển (IMC), một tổ chức đang được thành lập với sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhân sỹ từ Bắc chí Nam. Tổ chức này đặc biệt quan tâm đến chủ quyền biển đảo của các nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc xâm lấn nghiệm trọng. GS Trần Văn Khê đã xác định trước mặt đông đảo cử toạ là ông đồng ý và sẽ tích cực tham gia. Ông còn ân cần góp ý, hoan nghinh sáng kiến của nhóm sáng lập chúng tôi.
.
Hình ảnh sự kiện này đã được ghi lại trên YOUTUBE với địa chỉ tham khảo sau đây:
.
Trái tim của cây đại thụ của học thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam, của người trí thức Việt kiều tiêu biểu vừa ngừng đập.
Chúng ta mất đi một người thầy, một người anh, một người bạn.
Cái còn lại cho hậu thế sẽ là tấm gương của lòng trân trọng văn hoá dân tộc, của tinh thần lao động nghiêm túc và bền bỉ, của nỗ lực cống hiến vì cộng đồng. Tôi không nghĩ là ông sẽ dừng lại ở đây. Ông đang di chuyển tâm nguyện của mình sang một hướng khác. Chúc Giáo sư Trần văn Khê thượng lộ thanh thản bình yên!
Sự nghiệp của GS Trần Văn Khê ở cõi đời này sẽ trường tồn qua năm tháng....
Sài Gòn ngày 24/6/2015
N.Đ.H
Hình ảnh lưu niệm với GSTS Trần Văn Khê:
Chúng ta mất đi một người thầy, một người anh, một người bạn.
Cái còn lại cho hậu thế sẽ là tấm gương của lòng trân trọng văn hoá dân tộc, của tinh thần lao động nghiêm túc và bền bỉ, của nỗ lực cống hiến vì cộng đồng. Tôi không nghĩ là ông sẽ dừng lại ở đây. Ông đang di chuyển tâm nguyện của mình sang một hướng khác. Chúc Giáo sư Trần văn Khê thượng lộ thanh thản bình yên!
Sự nghiệp của GS Trần Văn Khê ở cõi đời này sẽ trường tồn qua năm tháng....
Sài Gòn ngày 24/6/2015
N.Đ.H
Hình ảnh lưu niệm với GSTS Trần Văn Khê:
.
Một bài viết ngắn gọn nhưng trang trải biết bao cảm tình mến trọng ngưỡng mộ mà một nhà trí thức bậc thầy dành cho một nhà trí thức bậc thầy vừa ra đi để lại một khoảng trống không gì bù đắp nổi trong văn hóa và sinh hoạt trí thức nước nhà.
GS. Trần Văn Khê và GS Nguyễn Đăng Hưng: Một người âm nhạc. Một người khoa học kỹ thuật. Một người nhẹ nhàng lịch lãm. Một người sôi nổi nồng nhiệt. Hai GS rất trân trọng và ngưỡng mộ sự nghiệp và nhân cách của nhau.
Lời chia tay âm dương đôi ngả của hai bậc thiện trí thức đã cả đời bôn ba nước người mà lòng luôn hướng về quê cha đất tổ, về nước Việt thân yêu, giữ nguyên quốc tịch Việt Nam và tranh thủ từng cơ hội để quảng bá, giới thiệu văn hóa; đào tạo và nâng đỡ nhân tài cho đất nước thật thiết tha! Trong giờ phút đau buồn của ly biệt, GS Nguyễn Đăng Hưng đã phác họa chân dung nhà văn hóa kiệt xuất Trần Văn Khê với những dòng ngắn gọn nhưng đầy đủ về tài năng, nhân cách và di sản Trần Văn Khê.
Xin cùng thầy Nguyễn Đăng Hưng dâng nén tâm nhang tưởng nhớ thầy Trần Văn Khê - một người thoắt đã thành ra thiên cổ trong muôn vàn tiếc thương của tất cả những ai còn thiết tha với di sản văn hóa và âm nhạc nước nhà!
Cảm ơn anh Diện nhiều lắm...Đọc mà rơi nước mắt anh ơi!...
Trả lờiXóaNước Việt mình trường tồn là chính xác!