Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

CÁO PHÓ: VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT GS TRẦN VĂN KHÊ


.
.
.
.


TIN BUỒN
Chúng tôi vô cùng xúc động và kính tiếc báo tin: 

Giáo sư Tiến sĩ
TRẦN VĂN KHÊ

sinh ngày 24-7-1921 

tại làng Vĩnh Kim, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho
(nay là Tiền Giang).

Nguyên Giáo sư Đại học Sorbonne Paris,
Nguyên Giám đốc nghiên cứu (Directeur de recherche) 
Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp. 
Thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Unesco). 
Viện sĩ thông tấn Hàn Lâm viện châu Âu Khoa học, 
Văn chương, Nghệ thuật.

đã từ trần hồi 02h55 ngày 24/06/2015
 (tức ngày 09/05 Ất Mùi) tại bệnh viện nhân dân Gia Định

(TP. Hồ Chí Minh) Hưởng thọ 94 tuổi.
Linh cữu quàn tại nhà số 32 Huỳnh Đình Hai, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Lễ viếng sẽ bắt đầu từ 12h00 ngày 26.6. 2015 đến hết đêm 28.6.2015.
Lễ truy điệu và lễ động quan được bắt đầu vào lúc 06h00 ngày 29-6-2015.
Ngay sau lễ động quan, linh cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
* * * 
Chúng con thành kính dâng lời cầu nguyện anh linh Thầy Trần Văn Khê thung dung về cõi Tịnh độ thanh thản vĩnh hằng trong muôn vàn kính tiếc của chúng con.
Và nghiêng mình chia buồn cùng Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải cùng toàn thể tang quyến và các học trò của Giáo sư trước mất mát vô cùng lớn lao này!
Để tỏ lòng kính tiếc Giáo sư Trần Văn Khê, vị ân sư của chúng tôi, Tễu Blog sẽ ngưng cập nhật tin bài đến 06h00 ngày 29.06.2015. Trong thời gian từ 10h00 ngày 26.6 đến 06h00 ngày 29.6 chúng tôi chỉ cập nhật các tin bài có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp và tang lễ Giáo sư Trần Văn Khê (trừ khi có quốc biến). Kính mong chư vị niệm tình cùng chúng tôi hướng tới tang lễ Giáo sư.

Các báo chí loan tin Thầy Trần Văn Khê từ trần:
VNE: Giáo sư Trần Văn Khê qua đời.
VNN: GS Trần Văn Khê qua đời.


.

10 nhận xét :

  1. Xin tỏ lòng thương tiếc GS Trần Văn Khê, người đã suốt đời cống hiến cho nền âm nhạc dân tộc VN. Xin chia buồn cùng gia quyến GS.
    (Ghi chú: có lẽ in nhầm giờ mất của GS trong TIN BUỒN)

    Trả lờiXóa
  2. Xin thành kính phân ưu!

    Trả lờiXóa
  3. GS Trần Văn Khê đã đi theo em trai ông là quái kiệt Trần Văn Trạch và Cụ Bà ! Người Vĩnh Kim ( Tiền Giang ) thương tiếc Ông . Thế giới ngưỡng mộ Ông . Chắc cả nước đau buồn nghe tin Ông từ trần .
    Thành kính nghiêng mình trước Vong Linh Ông . Cầu chúc Linh Hồn Ông được phiêu diêu miền Cực Lạc với đủ mọi âm điệu bất tận tiếng hát , tiếng đàn mọi loại của Đất Nam Bộ mến yêu .

    Trả lờiXóa
  4. Xin được phép thay mặt hậu duệ gia tộc học giả Nguyễn Văn Vĩnh, cúi đầu vĩnh biệt giáo sư Trần Văn Khê!
    Hậu duệ gia tộc học giả Nguyễn Văn Vĩnh mãi mãi ghi nhớ những tình cảm quý báu của giáo sư đối với sự nghiệp văn hóa của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, cùng sự yêu quý đặc biệt của giáo sư với thi sỹ Nguyễn Nhược Pháp, cơ sở để năm 1946, giáo sư cho ra đời bài hát "Đi Chùa Hương", tiền thân của bài "Em Đi Chùa Hương" ngày hôm nay.
    Cầu Trời, Phật và các Thánh thần cho vong linh của giáo sư lúc nào cũng được mát mẻ và linh thiêng!
    Thay mặt hậu duệ gia tộc học giả Nguyễn Văn Vĩnh và trang tin Tannamtu.com.
    Nguyễn Lân Bình.

    Trả lờiXóa
  5. Là 1 người tài năng xuất chúng, không cần phải vào chiến khu gì đó tham gia Cm gì đó phát biểu những câu tuyên huấn gì đó ....mà vẫn làm được nhiều việc để cả thế giới và các thế hệ người VN vinh danh. Đó là Gs Trần Văn Khê. Nhưng cũng cám ơn TPHCM đã để ông cuối đời được sống và chết trên đất nước mình.

    Trả lờiXóa
  6. Xin thành kính dâng hương về bác Trần văn Khê - Một cuộc đời, một tài năng, một nhân cách sáng ngời và trên hết: một người Việt nam YÊU NƯỚC vừa ra đi về miền Cực lạc. Gửi lời chia buồn đến GS Trần quang Hải và toàn thể gia quyến GS Trần văn Khê.

    Trả lờiXóa
  7. Thanh kinh nghiêng minh trước vong linh Gs. Nguyện cầu hương hồn Gs sớm siêu thoát.

    Trả lờiXóa
  8. Cuộc đời Giáo sư là tấm gương mãi sáng cho đời soi chung, nhất là những người làm khoa học và lớp người trẻ. Hương linh Bác sẽ sớm về với Phật.

    Trả lờiXóa
  9. Một con người bình thường, chỉ chuyên tâm vào lĩnh vực chuyên môn là âm nhạc cổ truyền dân tộc, chẳng "lãnh đạo" ai nhưng đã mang lại niềm tự hào cho dân tộc, cho đất nước trước bè bạn năm châu và khi ra đi đã để lại muôn vàn niềm tiếc thương cho những người ở lại. Chắc chắn tên tuổi GS Khê sẽ cón sống mãi trong lòng dân tộc cũng như bạn bè trên thế giới.
    Thử hỏi những ông được gọi là "lãnh đạo" hiện nay của đất nước khi mất đi, liệu có ai còn nhớ đến?
    Tên tuổi GS Khê sống mãi với nền âm nhạc cổ truyền và với nhân dân VN.

    Trả lờiXóa