Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

HA...HA...CHÉM VỠ MẶT, CHẶT ĐỨT CHÂN QUÁI THÚ RỒI !

“Quái thú” chắn lăng Ngô Quyền bị đục bỏ phản cảm 

VOV.VN - Con “quái thú” ở lăng Ngô Quyền bị đục bỏ nham nhở phản cảm rồi để mặc đó khiến người dân thêm bức xúc.

Ông Dương Hữu Số, người trông coi đền và lăng mộ vua Ngô Quyền ở thôn Cam Lâm (xã Đường Lâm, Sơn Tây, HN) sáng nay (8/3) cho VOV online biết: Con “quái thú” trên tấm bình phong gây tranh cãi đã bị đục nham nhở vô cùng phản cảm.

"Quái thú" bị người của đơn vị thi công đục biến dạng. (ảnh: Lao Động)

Theo ông từ Số, sáng ngày 7/3, đơn vị thi công đã đục bỏ một nửa con quái thú và cho đến giờ vẫn chưa thấy họ chỉnh sửa trở lại. Điều này khiến người dân ở đây thêm bức xúc vì hình ảnh phản cảm cứ phơi bày ngay lối vào lăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tôn nghiêm của lăng mộ vị vua đã có công “mở nước xưng vương”, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc. 

Cận cảnh đầu con "quái thú" trong bức bình phong chắn trước lăng mộ vua Ngô Quyền.

Bức bình phong chính là công trình tâm điểm gây tranh cãi trong các hạng mục tu bổ, tôn tạo đền thờ, lăng Ngô Quyền. Nhiều người cho rằng, bình phong được đặt quá gần, thiết kế quá cao so với lăng làm che khuất tầm nhìn. Không gian lăng mộ đã chật hẹp, nay lại thêm bức bình phong án ngữ trước mặt gây khó khăn cho người dân cúng bái.

PGS.TS Trần Lâm Biền, người tư vấn xây bình phong thì lại không đồng ý với “cách làm tuỳ tiện từ vị trí đặt bình phong cũng như hình tượng trên bức bình phong.”

Ông Biền khẳng định: “Con hổ ở bình phong không phải là hổ, nó là hình thức báo lai chó sói nó bị liệt như một hình thức quỷ. Mà hổ ở bình phong là hổ tâm linh có mặt nhìn thẳng chứ không nhìn nghiêng như thế này. Hổ để chống quỷ mà hình thức này thì như là quỷ. Không thể chấp nhận được!”.

Trước dư luận phản đối việc xây bức bình phong cũng như hình ảnh con hổ trên đó không đạt giá trị tạo hình thẩm mĩ cũng như giá trị tâm linh, đơn vị thi công đã tiến hành đục bỏ một phần để chỉnh sửa.

“Hiện giờ nó giống một con thú chết bị người ta để mặc ở đó. Thật phản cảm”, ông từ Số bức xúc cho rằng nhẽ ra chỉ nên đập khi đơn vị thi công có thể đắp ngay lại một con hổ tâm linh thực sự.

Chưa có bản vẽ chi tiết bức bình phong?

Theo Thông tư số 18 về hoạt động mỹ thuật thì trước khi thực hiện một bức phù điêu, đơn vị thi công căn cứ mẫu phác thảo đã duyệt phóng thành mẫu tỷ lệ 1/1 trên chất liệu đất sét. Mẫu này sau đó phải được hội đồng nghệ thuật nghiệm thu trước khi quyết định thi công chất liệu.

Bản vẽ phác thảo đã được Bộ VHTT&DL phê duyệt nhưng BQL đã không thực hiện đúng qui trình là phóng mẫu tỷ lệ 1/1 mà tự ý trực tiếp xây bình phong bằng xi măng với hình con thú gây phản cảm. (ảnh: Quang Trung)

Bức bình phong ở lăng Ngô Quyền theo quy định pháp luật về mỹ thuật, là một phù điêu, bản vẽ phác thảo đã được Bộ VHTT&DL phê duyệt nhưng lại “chưa có bản vẽ chi tiết” như lời thừa nhận của ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội.

Nó được thi công luôn bằng xi măng trước khi có một bản duyệt trên đất sét. Trước đó, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban Quản lý di tích Đường Lâm đã khẳng định rằng mọi quy trình xây bình phong đã được làm đúng.

Như vậy, để làm đúng thủ tục, trình tự lại từ đầu để có bản mẫu tỷ lệ 1/1 được phê duyệt thì con “thú chết” phản cảm trên bức bình phong sẽ án ngữ lăng Ngô Quyền đến lúc nào?

Cần thành lập Ban giám sát cộng đồng tiếp thu ý kiến dân

Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban Quản lý Di tích Đường Lâm cho biết, dự án tu bổ, tôn tạo lăng Ngô Quyền được làm đúng theo thủ tục, quy định của Luật xây dựng và Luật di sản. Tuy nhiên, một trong những qui định bắt buộc là phải thành lập Ban giám sát cộng đồng thì lại chưa có. ông Ngô Vui – Chủ tịch Hội đồng Gia tộc họ Ngô than phiền về việc những góp ý, ý kiến của họ không được lắng nghe và tiếp thu: “Chúng tôi phải bỏ tiền nhưng khi làm thì không được tham gia gì trong đó”. Ông Ngô Vui cũng khẳng định quan điểm của dòng họ mình là không muốn có bức bình phong đó.

Về vấn đề này, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết “sẽ trao đổi với UBND thị xã Sơn Tây để họ có trách nhiệm tập hợp lại toàn bộ những vấn đề đã, đang làm và tới đây sẽ phải làm. Kể cả các ý kiến của nhân dân và dòng họ, thị xã Sơn Tây phải tập hợp lại để báo cáo với Sở, với thành phố và Bộ. Trên cơ sở đó, chúng tôi mới có căn cứ xem xét, tham mưu cho Ủy ban thành phố để Bộ Văn hóa xử lý vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án này”.

Ông Trương Minh Tiến cũng nhấn mạnh rằng bức bình phong xuất phát từ lý do vừa là kiến trúc, vừa liên quan đến yếu tố tâm linh, nếu dòng họ, nhân dân có ý kiến thì cơ quan chức năng cần có tính toán, xem xét lại./. 

Trà Xanh/VOV online

Hình ảnh quái thú bị chém:




Chém quái thú đã xong. 
Việc tiếp theo là đập bình phong để nó không còn chốn nương thân nữa!

Báo Tuổi trẻ: 
Đục bỏ quái thú trước lăng Ngô Quyền
12/03/2014 04:35 (GMT + 7) 

TT - Sau khi báo chí vào cuộc phản ánh về bức bình phong phản cảm ở lăng Ngô Quyền (Tuổi Trẻ ngày 6-3 cũng có bài Quái thú chắn trước lăng vua), đơn vị thi công trùng tu lăng vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã cho người đục bỏ hình con thú trong bức bình phong chắn trước mặt lăng.

Ông từ Dương Hữu Số - người trông coi đền thờ và lăng vua Ngô Quyền - cho biết: “Họ đục bỏ hình con thú từ ngày 8-3, đã đục được nửa con vật ấy rồi, nhưng qua mấy ngày đến giờ vẫn chưa xong. Bây giờ nhìn con thú bị đục đẽo nham nhở chẳng ra hình thù con gì cả. Trông còn phản cảm hơn khi trước”. Theo ông Số, người dân và khách tham quan lăng Ngô Quyền đều muốn đập bỏ, không để bình phong trước lăng vua nữa.

Trao đổi về vấn đề này, ông Hứa Đức Thịnh - trưởng Phòng văn hóa - thông tin thị xã Sơn Tây - cho biết đó là do đơn vị thi công đập bỏ hình con thú để sửa lại cho giống với bản thiết kế ban đầu. Tuy nhiên, việc sửa lại chưa được tiến hành vì Phòng văn hóa - thông tin thị xã Sơn Tây và Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm còn đang chờ ý kiến phê duyệt của Cục Di sản văn hóa.

Ông Phạm Hùng Sơn - trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm - cho biết thêm đến ngày 15-3, Cục Di sản văn hóa, Sở VH-TT&DL Hà Nội sẽ họp với Phòng văn hóa - thông tin thị xã Sơn Tây và Bản quản lý di tích làng cổ Đường Lâm để quyết định việc bỏ hay làm lại bức bình phong trước lăng Ngô Quyền.

VŨ VIẾT TUÂN
_____________

Tễu: 

Mong các nhà báo theo dõi cuộc họp ngày 15.3 tới, xem quan điểm của CỤC DI SẢN VĂN HÓA (thuộc Bộ VH - TT & DL) và Sở VH- TT  & DL như thế nào?

Nếu họ vẫn quyết định xây lại bức bình phong thì họ đã vi phạm nghiêm trọng Luật Di Sản và các nguyên tắc của việc bảo tôn các di tích đã xếp hạng cấp quốc gia.

Nếu vậy, họ chính là những con quái thú mặt người vậy!

21 nhận xét :

  1. Thật là quái gở .

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề ở đây là bức bình phong cần phải đập bỏ chứ không phải riêng con quái thú.Bà con Đường lâm hãy tự đập bỏ bức bình phong đi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà con không nên tự đập bỏ,
      mà bắt bọn ngu dốt đã chủ trương, thiết kế, xây đắp bức bình phong đó phải tự tay tháo dỡ.

      Xóa
    2. Đồng ý, nguyên mảng xi măng đó cần gỡ bỏ chứ không chỉ con thú dữ ấy . Nó che chắn luồng năng lượng tốt lành thổi vào trong lăng mộ một vị vương, không tốt đẹp gì đâu .

      Hãy dứt khoát bỏ đi những cái xấu mà quá nhiều người đã lên tiếng

      Xóa
    3. Đừng tự đập bỏ. Chúng nó lại vu cáo ta phá hoại. Tốt nhất hãy ghi tên "ai đó" (mà mình muốn phê phán - ví dụ thằng giám đốc thi công) lên trán con quái thú này là chúng vội vàng đập bỏ ngay.

      Xóa
    4. Phải đập bỏ bức bình phong trả lại tầm nhìn cho các bậc tiền nhân. Đừng để bọn ngu dốt làm trò nữa.

      Xóa
  3. Bình phong này che cho ma quỷ (không) xâm nhập? - Kiểu như quân đội hữu nghĩ che cho kinh tế hợp tác? ớ ớ... http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/165154/viet-trung-phan-dau-tang-hop-tac-hai-quan.html

    Trả lờiXóa
  4. Bà con dòng họ Ngô bí mật xô quách cái bình phong đó cho rồi.Đó là cách mà tất cả các bên đều muốn nhưng chắc lẽ vì một sự mắc mứu nào đó nên còn dây dưa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai làm sai thì người đó phải đập, phải đền . Bà con dòng họ Ngô không nên tự ý đập mà yêu cầu bên làm sai phải trả lại vẻ trang nghiêm cho xứng đáng với lăng vua Ngô .

      Xóa
    2. Đúng không nên tự ý đập. Nếu không sẽ bị quy là "cố ý hủy hoại tài sản". Ở tù đấy. Đừng vướng vào bẫy của cái lũ tham. Dân mà đập bỏ thì từ chỗ chúng nó sai lại quay lại tố cáo dân sai. Họ Ngô làm kiến nghị y/c đập bỏ. Họ không phản hồi thì kéo nhau lên chất vấn.

      Xóa
  5. Điệp khúc (Lập lại sau mỗi dự án và sau mỗi lần "chỉnh sửa" dự án):

    "Sai đâu sửa đấy.
    Sửa đâu sai đấy.
    Càng sửa càng sai.
    Càng sai càng sửa.
    Sai đâu sửa đấy.
    Sửa đâu sai đấy.
    Càng sửa càng sai.
    Càng sai càng sửa.
    ....."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sửa sai thì cứ sửa sai,
      Sai thì cứ sửa, sửa hoài vẫn sai.

      Xóa
  6. Xài tiền của dân bao nhiêu trong cái vụ tào lao nầy ?

    Trả lờiXóa
  7. Sửa cái con ...tự do. Đập đi. Trả lại sự thông thoáng cho cửa lăng. Vớ va vớ vẩn. Còn cố đấm ăn xôi nữa để làm gì. Sở VH TT DL Hà Nội sao không cách chức cái thằng trưởng BQL mắt trố đi, hay lại lúng túng bởi "quy trình"?

    Trả lờiXóa
  8. Dù bác Biền dã thanh minh sự can dự của bác vào vụ này, song nhân đây cũng thấy giới hạn cái "tầm" của bác Biền!

    Trả lờiXóa
  9. Đúng là chỉ có ở VN, một đất nước luôn tự hào có nền văn hóa "đậm đà bản sắc dân tộc"!

    Trả lờiXóa
  10. Tiền trùng tu thì nhiều, đơn vị thi công cấp di tích quốc gia mà làm phù điêu trên bình phong nhìn tệ hơn lăng mộ dân ở Thừa thiên Huế nhiều , không tin các bác vào Huế mà coi !

    Trả lờiXóa
  11. Ngô Phương Trạchlúc 13:13 12 tháng 3, 2014

    Cần phải đập bỏ ngay lập tức bức bình phong án ngữ trước lăng Ngô Vương ấy, chứ không chỉ đập bỏ con quỷ ấy mà thôi.Không biết "thầy" nào tham mưu cho việc xây bức bình phong và con quỷ để án ngữ trước lăng Ngô Vương đấy không biết? Ngạn ngữ Việt Nam có câu:"Thầy chưa đầy một tháng, chưa đáng một đạp". Chắc là "thầy" này thì nhiều tháng rồi. Vậy thì xứng đáng nhận nhiều đạp lắm. Đạp đến khi nào đổ bức bình phong ấy mới tha.

    Trả lờiXóa
  12. Tối qua bận xem trận chung kết bóng chuyền nữ cúp VTV tại Đắc Nông, vì trận đấu quá hấp dẫn và kịch tính đến phút chót nên không thể bỏ qua. Xong trận thì đã khuya, nên bỏ lỡ mất một tối không vào thăm TỄU. Tranh thủ nghỉ trưa, vào TẼU thì thấy bài này. Thật đáng mừng. Nhưng mới vui một nửa thôi, vì phải chờ kết quả cuộc họp gì đấy nưã.Đọc các comment thì thấy tất cả đều lên án việc xây bức bình phong và đắp hình con quỷ trước lăng Ngô Vương là việc làm phản văn hóa,phản tâm linh. Và theo như TS Nguyễn Xuân Diện, thì con là việc vi phạm pháp luật nữa đấy! " Nếu họ vẫn quyết định xây lại bức bình phong thì họ đã vi phạm nghiêm trọng Luật Di Sản và các nguyên tắc của việc bảo tôn các di tích đã xếp hạng cấp quốc gia".Vậy thì công việc còn lại là gì. Hoàn toàn nhất trí với ý kiến của các bạn: @ Nam Bộ02:52 Ngày 12 tháng 03 năm 2014:Ai làm sai thì người đó phải đập, phải đền . Bà con dòng họ Ngô không nên tự ý đập mà yêu cầu bên làm sai phải trả lại vẻ trang nghiêm cho xứng đáng với lăng vua Ngô, và Nặc danh08:39 Ngày 12 tháng 03 năm 2014:Đúng không nên tự ý đập. Nếu không sẽ bị quy là "cố ý hủy hoại tài sản". Ở tù đấy. Đừng vướng vào bẫy của cái lũ tham. Dân mà đập bỏ thì từ chỗ chúng nó sai lại quay lại tố cáo dân sai. Họ Ngô làm kiến nghị y/c đập bỏ. Họ không phản hồi thì kéo nhau lên chất vấn.
    Tóm lại:(học theo cách nói của ai đó) là: "ĐẠP, ĐẠP NỮA, ĐẠP MÃI", đạp cho đến lúc nào đổ bức bình phong ấy mới thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Việc cần làm là ngay lập tức cho đập bức bình phong ám quẻ kia đi . Sự việc thật ra chẳng ghê gớm gì nếu biết cầu thị . Sao còn mãi cố chấp như vậy . Dân đã có ý kiến rất nhiều , đó là hãy tôn trọng lịch sử , không thể làm bừa , tạo tiền lệ cho các việc xấu khác . Nếu ban quản lý không chấp hành , thì dân làng sẽ ra tay .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  14. Xây cái 'lày' cũng đúng QUY TRÌNH đấy

    Trả lờiXóa