Nguyễn Xuân Diện
.
Cho đến nay, đã từng có rất nhiều giả thuyết về sự ra đời và nguồn gốc của quan họ nhưng chưa có giả thuyết nào được chấp nhận một cách tuyệt đối. Ngay chữ Quan họ, chúng ta cũng chưa tìm được một văn bản Hán Nôm nào chép hai chữ này. Quan họ có từ bao giờ cũng chưa có câu trả lời xác quyết!
Không gian văn hóa quan họ trải dài khắp 49 làng quan họ cổ của trấn Kinh Bắc xưa, nay thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Đó là vùng đất cổ xưa, với những ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi, những hội hè đình đám, những phong tục tốt đẹp, những vị công hầu khanh tướng, những ông nghè ông trạng và những giai nhân tài sắc. Người Kinh Bắc có câu: Em đi khắp bốn phương trời/ Không đâu lịch sự bằng người ở đây.
Thời gian của Quan họ là suốt bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhưng mùa Xuân mới thực sự là mùa của quan họ. Khi ấy “thong thả nhân gian nghỉ việc đồng”, các làng vào đám, nam thanh nữ tú đua nhau trẩy hội tưng bừng. Người Kinh Bắc hát quan họ trên thuyền, trên đồi, trong chùa, trong đình, và trong các tư gia...
Trai gái các làng quan họ lại thường tụ tập thành từng bọn (từ cổ, chỉ một nhóm người) để cùng nhau hát. Một bọn quan họ thường là những người trong một làng với nhau, với ý là để đối đáp với làng khác. Gặp nhau, người quan họ dùng những lời xưng hô thật nhún nhường, lịch sự. Bên nào cũng vui vì gặp gỡ, cũng mong được học lấy đôi lối đôi câu. Những bọn quan họ gặp nhau, thường là hát với nhau thâu đêm suốt sáng ở nhà chứa (nhà ông trùm của một bọn quan họ), và nghỉ lại ở nhà quan họ bạn của mình. Đó là tục ngủ bọn, có từ thưở xa xưa lắm!
Về lề lối, theo học giả Toan Ánh thì quan họ có nhiều giọng, nhưng có ba giọng chính để hát đối đáp trong những ngày hội. Đó là Giọng sổng (dùng để dạo giọng lúc bắt đầu hát), thường là những lời ướm hỏi như: Hôm nay tứ hải giao tình/ Tuy rằng bốn bể nhưng sinh một nhà. Tiếp theo là Giọng vặt (những câu hát để đôi bên gắn bó với nhau). Giọng sổng chỉ có một giọng, còn giọng vặt thì là gồm nhiều giọng: giọng buồn, giọng vui, giọng cao, giọng thấp, giọng ngắn, giọng dài. Gặp nhau, người quan họ kể cho nhau rằng đêm đông lạnh giá, nhớ bạn, không dám, một mình đắp cả manh chiếu tấm chăn: Gió lạnh suốt đêm đông trường/ Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường để đó đợi ai… Sau Giọng vặt là Giọng bỉ (Giọng vỉ) để hát lúc chia tay. Giọng bỉ ngân dài, nói lên sự chua xót của phân ly và cả sự luyến tiếc của ngày mau tàn. Vì vậy, nội dung các câu hát giọng bỉ thường là căn dặn, nhắn nhủ nhau nhớ lấy những lời hẹn ước.
Dẫu rằng dân gian có câu: “Ăn Bắc, mặc Kinh” ý nói người Kinh Bắc sành ăn, người Kinh kỳ (Kẻ Chợ, Hà Nội) thì sành mặc, nhưng người quan họ ăn mặc rất đẹp. Trang phục của người quan họ nền nã, kín đáo, lịch sự, tinh tế. Chi tiết nào trong trang phục liền anh, liền chị quan họ cũng đẹp. Nhưng có hai chi tiết trên trang phục của liền chị quan họ đã trở thành vẻ đẹp được thi ca tán tụng, đó là chiếc khăn mỏ quạ hình bông sen hồng và nếp váy đã lạc vào câu thơ “váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” của thi sĩ Hoàng Cầm.
Về chơi quan họ, chơi lối chơi của người quan họ ta cảm nhận được sự thanh lịch và nồng hậu của người Kinh Bắc. Một mâm cơm quan họ dọn ra, be rượu đã nghiêng bầu rót vào chén ngọc. Mâm cao cỗ đầy thịnh soạn, nhưng người quan họ lại vẫn khép nép thưa rằng: “Năm thì năm mới, tháng thì tháng xuân, các liền anh liền chị chẳng quản đường xá xa xôi đến thăm đất nước nhà chúng em, thăm thầy u chúng em. Nay đã thức thời, chúng em có sửa soạn mâm cơm nhạt, đầu mâm đĩa muối cuối mâm đĩa dưa, chúng em cũng mong các liền anh liền chị nâng chén dựng đũa để cho chúng em được thù tiếp đấy ạ!”. Và rồi người quan họ ca lên rằng: Tay tiên nâng chén rượu đào/ Sánh ra thì tiếc uống vào thời say. Mùa xuân, qua chơi quan họ, tình như thế, cảnh như thế, ai mà không say cho được!
Về với Kinh Bắc, cho dù bạn không phải là người con của quê hương ấy thì khi cất bước chân đi bạn cũng sẽ thấy đây là một quê hương của bạn rồi. Vì rằng Kinh Bắc có tất cả vẻ đẹp cổ truyền và vẹn nguyên của vùng quê văn hiến mà hồn của muôn xưa vẫn còn hiện diện đâu đây, trong giọng nói tiếng cười, trong nếp sinh hoạt của người dân hôm nay.
Khi câu hát “Người ơi người ở đừng về” vang lên lời giã bạn với lời hát rằng “đương vui như thế này, sao người bỏ ra về, có nhớ đến chúng em chăng?” thì bạn có cầm lòng được chăng?
N.X.D
Không gian văn hóa quan họ trải dài khắp 49 làng quan họ cổ của trấn Kinh Bắc xưa, nay thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Đó là vùng đất cổ xưa, với những ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi, những hội hè đình đám, những phong tục tốt đẹp, những vị công hầu khanh tướng, những ông nghè ông trạng và những giai nhân tài sắc. Người Kinh Bắc có câu: Em đi khắp bốn phương trời/ Không đâu lịch sự bằng người ở đây.
Thời gian của Quan họ là suốt bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhưng mùa Xuân mới thực sự là mùa của quan họ. Khi ấy “thong thả nhân gian nghỉ việc đồng”, các làng vào đám, nam thanh nữ tú đua nhau trẩy hội tưng bừng. Người Kinh Bắc hát quan họ trên thuyền, trên đồi, trong chùa, trong đình, và trong các tư gia...
Về lề lối, theo học giả Toan Ánh thì quan họ có nhiều giọng, nhưng có ba giọng chính để hát đối đáp trong những ngày hội. Đó là Giọng sổng (dùng để dạo giọng lúc bắt đầu hát), thường là những lời ướm hỏi như: Hôm nay tứ hải giao tình/ Tuy rằng bốn bể nhưng sinh một nhà. Tiếp theo là Giọng vặt (những câu hát để đôi bên gắn bó với nhau). Giọng sổng chỉ có một giọng, còn giọng vặt thì là gồm nhiều giọng: giọng buồn, giọng vui, giọng cao, giọng thấp, giọng ngắn, giọng dài. Gặp nhau, người quan họ kể cho nhau rằng đêm đông lạnh giá, nhớ bạn, không dám, một mình đắp cả manh chiếu tấm chăn: Gió lạnh suốt đêm đông trường/ Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường để đó đợi ai… Sau Giọng vặt là Giọng bỉ (Giọng vỉ) để hát lúc chia tay. Giọng bỉ ngân dài, nói lên sự chua xót của phân ly và cả sự luyến tiếc của ngày mau tàn. Vì vậy, nội dung các câu hát giọng bỉ thường là căn dặn, nhắn nhủ nhau nhớ lấy những lời hẹn ước.
Dẫu rằng dân gian có câu: “Ăn Bắc, mặc Kinh” ý nói người Kinh Bắc sành ăn, người Kinh kỳ (Kẻ Chợ, Hà Nội) thì sành mặc, nhưng người quan họ ăn mặc rất đẹp. Trang phục của người quan họ nền nã, kín đáo, lịch sự, tinh tế. Chi tiết nào trong trang phục liền anh, liền chị quan họ cũng đẹp. Nhưng có hai chi tiết trên trang phục của liền chị quan họ đã trở thành vẻ đẹp được thi ca tán tụng, đó là chiếc khăn mỏ quạ hình bông sen hồng và nếp váy đã lạc vào câu thơ “váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” của thi sĩ Hoàng Cầm.
Về chơi quan họ, chơi lối chơi của người quan họ ta cảm nhận được sự thanh lịch và nồng hậu của người Kinh Bắc. Một mâm cơm quan họ dọn ra, be rượu đã nghiêng bầu rót vào chén ngọc. Mâm cao cỗ đầy thịnh soạn, nhưng người quan họ lại vẫn khép nép thưa rằng: “Năm thì năm mới, tháng thì tháng xuân, các liền anh liền chị chẳng quản đường xá xa xôi đến thăm đất nước nhà chúng em, thăm thầy u chúng em. Nay đã thức thời, chúng em có sửa soạn mâm cơm nhạt, đầu mâm đĩa muối cuối mâm đĩa dưa, chúng em cũng mong các liền anh liền chị nâng chén dựng đũa để cho chúng em được thù tiếp đấy ạ!”. Và rồi người quan họ ca lên rằng: Tay tiên nâng chén rượu đào/ Sánh ra thì tiếc uống vào thời say. Mùa xuân, qua chơi quan họ, tình như thế, cảnh như thế, ai mà không say cho được!
Về với Kinh Bắc, cho dù bạn không phải là người con của quê hương ấy thì khi cất bước chân đi bạn cũng sẽ thấy đây là một quê hương của bạn rồi. Vì rằng Kinh Bắc có tất cả vẻ đẹp cổ truyền và vẹn nguyên của vùng quê văn hiến mà hồn của muôn xưa vẫn còn hiện diện đâu đây, trong giọng nói tiếng cười, trong nếp sinh hoạt của người dân hôm nay.
Khi câu hát “Người ơi người ở đừng về” vang lên lời giã bạn với lời hát rằng “đương vui như thế này, sao người bỏ ra về, có nhớ đến chúng em chăng?” thì bạn có cầm lòng được chăng?
N.X.D
Hồn dân tộc là đây chứ là đâu!
Trả lờiXóaHay quá !
Trả lờiXóaCứ như thế này thì hồn Văn hóa Việt mãi lưu trọn nghìn sau
TH
Tôi mong muốn những giá trị truyền thống văn hóa được mãi trường tồn với thời gian. Kẻ nào đã có tội gây ra làm bao giá trị tinh hoa của văn hóa cha ông bị lu mờ biết mất để lớp trẻ dễ bị đồng hóa bởi phim ảnh Trung Quốc suố ngày trên truyền hình như hôm nay.
Trả lờiXóaCam on Bac Dien , Qua tuyet voi , khong chi o loi ca , ma la net van hoa cua nguoi dan Viet Nam minh , toi hanh dien toi la nguoi Viet nam mac du toi da xa que 35 nam roi . Toi rat cam on Bac Dien da giu gin van hoa nuoc nha dan toc
Trả lờiXóaNhớ hồi tôi còn vác cây "oọc điện tử" đêm đêm đi đánh đàn ở Sài Gòn. Ông chủ nhà hàng chỗ tôi làm việc là người quê Bắc Ninh. Một hôm nhân có đoàn Quan họ cùng quê vào Nam lưu diễn, ông bèn mời đến, dành một nửa chương trình văn nghệ cho đoàn. Thế là tối đó tôi được ngồi ngay cánh gà mà thưởng thức. Tôi chứng kiến các anh chị trong đoàn ngay từ lúc mới xuống xe, chuẩn bị quần áo đồ lề cho đến hết buổi trình diễn kéo dài gần hai tiếng. Sân khấu hẹp, đèn xanh đỏ nhấp nháy, thực khách lại ăn nhậu ồn ào nên khung cảnh không thích hợp chút nào, mặc dù vậy, thực ngạc nhiên thấy cả đoàn rất vui vẻ, hồn nhiên và say sưa trình diễn. Lúc đó tôi chú tâm theo dõi nhưng chưa hiểu nhiều, nay đọc bài bác Diện, hồi tưởng lại thì mới thấy thấm hơn.
Trả lờiXóaCó lẽ tốt nhất phải được đắm mình trong bầu không khí làng quê miền Bắc, giữa người thật, việc thật, khung cảnh thật, nhất là vào dịp lễ hội... thì mới được rung động trọn vẹn với môn nghệ thuật cổ kính này và mới hiểu được văn hóa quan họ là như thế nào, các bác nhỉ.
Quan họ có phải là làm quan cả họ không các bác ? Hay quan họ là khoan đã quan ? Thấy các liền anh liền chị ăn mặc đẹp quá lại rất khoan thai, nói năng mà cứ như hát . Thật chả có ở đâu lại lịch sự bằng ở đất quan họ . Ở gần nhà tôi có hai ông bà người đất quan họ, nói năng hành xử lúc nào cũng hòa nhả dễ thương. Đáng quí, đáng trọng thật . Quan họ cả trong tư cách đời thường .
Trả lờiXóaĐấy là khi VH Quan họ nó ngấm vào tế bào rồi đáy , bác CD Saigon ạ!
XóaChung Ý Ngày Xuân
Trả lờiXóaThưa anh Diện Trang chủ và quý Bạn,
Đọc bài viết về một truyền thống văn hóa Dân tộc trong những ngày Xuân thật sâu lắng và rung động. Do cũng đã có lần trao đổi nên không dám viết nhiều; Xin gửi 2 ý kiến cảm nhận dưới hai bài về “Quan Họ” bên Trang nhà bác Tạo để cùng chia sẻ.
Thân mến.
*
Chia Sẻ Ngày Xuân
Mấy suy nghĩ mộc mạc, chân thành; Nhân được đọc bài thơ hay về “Quan họ”.
Trân trọng
Tích rằng: „Quan họ“ - Lời quê,
Để người „biết chữ (‚quan’)“ phải mê mẩn lòng (‚họ’ = đứng lại mà nghe);
Lời quê (folklore): Đạo, Nghĩa gói trong:
Rằng em „lắm bạn“, vẫn trông người hiền.
(„Tuy rằng em đây lắm bạn, em vẫn chờ là chờ người ngoan; …“)
Nghĩa Đời cao rộng chẳng quên:
Yêu nhau thăm cửa, đợi quyền mẹ cha.
(„Đã yêu nhau, xin thăm cửa, thăm nhà, / Cho Thày (là Thày) Mẹ biết, để đuốc hoa (đuốc hoa) chọn ngày.“)
…
Đạo Đời, khi đã bước qua (quên xương máu những người hy sinh vì Tổ Quốc!),
Ô danh, mạt vận cũng là … „Quả-Nhân“!
Đôi dòng chia sẻ ngày Xuân,
Mong cho Dân, Nước bớt dần khổ đau. ...
*
Chia Sẻ
Chia sẻ cùng nhà thơ lần thứ hai: mong rằng BUỒN mà không ... khổ.
Thân mến.
Dân ca (folklore):
Rủ nhau xuống biển mò cua,
Cùng đi hái quả mơ chua trên rừng;
Ai ơi: Chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc – Xin đừng quên nhau.
Sự đời càng ngẫm càng đau:
Tan xương nát thịt (Nhân Dân, 1979) - Trắng phau lòng người (“một bộ phận không nhỏ” đảng viên)!
Cứ mỗi khi nghe Quan họ, chèo ... tôi lại thừ cả người , mê mẩn như bị thôi miên vậy .Không biết như thế là sao , nhờ Xuân Diện giải thích dùm?
Trả lờiXóaĐêm qua nhớ bạn -
Trả lờiXóaBảm MP3 của Tễu không chạy trong máy của tôi, phải thay bằn khác trong Youtube
Người ca: Quý Tráng - Thúy Cải (chép trên NET)
LVĐ
Quan họ lời cổ
Đêm i hôm qua mình i tôi nhớ bạn i.
Linh tính a lính tình tinh i, này a có a tôi buồn, tôi ớ buồn về ai là chứ tai í tôi nghe.
Tai i tôi nghe giọt đồng hồ nó mấy kêu á là kêu thánh í thót í buồn lại tôi ngâm câu thơ,
Dế nó lại giăng i theo, lòng lại tôi thêm i buồn.
Lòng tôi i là tôi bối i rối, bối rối rối về ai, bối rối về nỗi chị hai ơ.
Nông có a nỗi này, biết i ngỏ í ơ, biết i ngỏ ớ ơ ai song ngỏ cùng ai?
Đêm i hôm qua mình em thao i thức i.
Linh tinh a lính tình tinh i, này a có a em buồn, em ơ ớ buồn về ai là chứ tai í em nghe.
Tai i em nghe chim nó kêu á là kêu khắc í khoải í buồn lại em đánh đàn chơi
Ôi phím lại long mất rồi, buồn lại em thêm buồn.
Lòng em ơ là em thương i nhớ, thương nhớ a nhớ về ai, thương nhớ về nỗi anh ba ơ.
Tâm có a sự này, biết i ngỏ í ơ ớ ơ, biết i ngỏ ớ ơ ai song ngỏ cùng ai?
Đêm i hôm qua mình em (tôi) thao i thức i.
Linh tinh a lính tình tinh i, này a có a em (tôi) buồn.
Em(tôi) ơ ớ buồn về ai là chứ tai í em(tôi) nghe,
Tai em(tôi) nghe con gà đập cánh là cánh nó gáy i í buồn lại đánh ván cờ tiên
Ôi cờ lại bí nước liền, buồn lại em(tôi) thêm buồn.
Lòng em ơ là em thương i nhớ, thương nhớ a nhớ về ai, Thương nhớ về nỗi chị tư.
Nông có a nỗi này, biết i ngỏ í ơ ớ ơ, biết i ngỏ ớ ơ ai song ngỏ cùng ai
Lời ca gốc:
1. Đêm qua nhớ bạn tôi phiền vì ai?
Tai nghe đồng hồ canh cách.
Phiền lại ngâm thơ, dế lại giăng theo.
Lòng tôi yêu mến, tôi mến vì ai?
Tôi mến chị hai. Nông nỗi này biết ngỏ cùng ai?
2. Đêm qua trỗi dậy, tôi phiền vì ai?
Tai nghe chim kêu khắc khoải.
Tôi đánh đàn chơi, phím long mất rồi.
Lòng tôi thương nhớ, tôi nhớ vì ai?
Tôi nhớ chị ba. Nông nỗi này chị tỏ cùng chăng?
3. Đêm qua trỗi dậy, tôi phiền vì ai?
Tai nghe con gà nó gáy.
Tôi nhớ đến người tình nhân, lòng lại thêm phiền.
Đánh ván cờ tiên, cờ bí nước liền.
Lòng tôi bối rối, tôi rối vì ai?
Bởi tại chị tư. Nông nỗi này chị tỏ cùng chăng?
Lại cũng có nghệ nhân hát theo lời khác:
Đêm qua nhớ bạn – tôi phiền về ai
Tai nghe chim vàng anh kêu xào xạc
Tôi vào phòng văn – Tay viết thư phiền
Lấy bút sua(?) nghiên – Nước mắt chảy đầy nghiên
Trong văn phòng, anh hai tỏ lòng cho chưa?
Cơm ăn còn đặt – Tôi phiền về ai
Tai nghe giọt đồng hồ kêu canh cách
Tôi đánh đàn chơi – Phiếm long mất rồi
Vì ai bối rối – Bối rối vì anh năm
Duyên sự này, tôi biết thuở nào nguôi?
Con gái Quan họ (truyền thống) có tài ...giữ chồng không ai bằng:
Trả lờiXóa"Người về em có câu rằng:
Đâu hơn người ở, đâu bằng người lại cùng em"
Nghe thế thì có chạy đàng trời! Đó mới đích thị là văn hóa "lạt mềm, buộc chặt" chứ đâu cần phải trổ tài "Sư tử Hà Đông"! (cái tích Sư tử Hà Đông của Tàu các bạn đừng gán cho chị em vùng Xứ Đoài của ta mà oan nhé!)
Quan họ còn làn điệu
Trả lờiXóaCa từ đổi hết rồi
Giờ liền anh chị hát
Chỉ đảng là của tôi
LÀN ĐIỆU DÂN CA
Trả lờiXóaHình bóng quê nhà thấy hiện ra
Dân ca Quan Họ ấm lòng ta
Mái đình soi bóng trong lời hát
Bến nước in hình ở tiếng ca
Chớp nắng cánh cò chao chấp chới
Vờn trăng cành trúc vẫy la đà
Câu ca khơi dậy hồn non nước
Xao xuyến lòng người tận chốn xa!
NGHE HÁT DÂN CA
Trả lờiXóaYêu sao làn điệu Dân ca
Rộn ràng cùng với nơi xa, chốn gần
Thiết tha đọng những ý vần
Quê nhà hình bóng hiện dần đẹp sao
Dạt dào cung bậc thấp cao
Để rồi nghe đến thấm vào trong mơ
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Bềnh bồng Đò ghé bến bờ hôm mai
Dập dìu đôi lứa gái trai
Tâm tình gửi gắm lòng ai bồi hồi
Vị trầu nồng đậm thắm môi
Nón ba tầm mãi sóng đôi ta mình
Trúc xinh tỏa bóng đầu đình
Ơi câu Quan họ ấm tình nước non
Đây người Kinh bắc sắt son
Trai thanh, gái lịch mãi còn hát ca
Hồn làng trải rộng bao la
Con Đò, bến nước cho ta thấm vào
Nơi xa chẳng có quên nào
Phải lời luyến láy dào tình quê
Cho bao người những say mê
Nghe rồi lòng thấy hả hê khó rời.
Hay quá.
Trả lờiXóaTrên trời có sao Tua Rua,
Trả lờiXóaỞ dưới hạ giới đang mùa chiến tranh.
Máu rơi thịt nát tan tành,
Máu trên đồng ruộng, mái tranh, bến đò.
Em thương dân tộc xin hò,
Hò rằng dân Việt phải lo giữ gìn.
Lạy trời cho máu về tim,
Máu đừng chảy nữa trên miền quê hương.
(Ca dao)