Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

BÁO VIETNAMNET TIẾP TAY CHO BỘ PHIM PHẢN QUỐC?

Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn


VNN - Chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?


“Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng long” là một bộ phim video (19 tập) do Đài truyền hình Việt Nam và Công ty Trường Thành phối hợp sản xuất bằng nguồn vốn xã hội hoá nhằm hoàn thành và chiếu trong dịp mừng đại lễ “nghìn năm Thăng Long” tháng 10 năm 2010. Nhưng thật tiếc bộ phim này đã bị tạm dừng và không đúng hẹn với Đại lễ. Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”. 

Một vài cơ quan báo chí và một số bloger cá nhân đã đua nhau lên tiếng phản đối kịch liệt bộ phim này vì cho nội dung của nó là “thân Tàu” và xuyên tạc lịch sử!? Rồi cả đến trang phục, khung cảnh là của Tàu cả? Nếu cứ như những nhận định ấy (mà chủ yếu dựa trên lời phê phán của nhà sử học Lê Văn Lan) thì các nhà làm phim có “âm mưu” giúp Tàu “đánh” Ta? 



Nhưng xem xét lại thì những ý kiến ấy không có cơ sở chuẩn xác bởi một điều đơn giản là nhiều “nhà” phê bình kia lại chưa bao giờ được xem phim này. Ngay những ý kiến của ông Lan cũng sai, và ông cũng đã thừa nhận với PV báo “Gia đình và xã hội” về mấy chi tiết lịch sử mà theo ông là chưa đúng. 

Tôi biết ông Lê Văn Lan là người đã có công đọc và nhớ nhiều về lịch sử của nước ta, vì thế một vài kênh truyền hình thường nhờ ông Lan “lên tivi” để nói về sử học nước nhà. Nhiều vấn đề có dính dáng đến quá khứ lịch sử, các cơ quan chuyên môn cũng thường mời ông Lan tham gia góp ý. Sau những lần góp ý ấy ông cũng nhận được “phong bì” khá nặng kí với cái thù lao mà tôi cho rằng vượt quá mức công sức lao động chất xám của ông. 

Đến bộ phim này, ông ra sức “công phá”, công phá đến mức nhầm lẫn cả chi tiết lịch sử. Tôi cứ tự hỏi không hiểu vì sao cả một tập thể Hội đồng duyệt phim với khá nhiều giáo sư, tiến sĩ có danh tiếng, hơn nữa cả lãnh đạo Bộ VH - TT- DL đã ký văn bản cho phát hành bộ phim này vậy mà đến nay vẫn chưa ra mắt khán giả? 
.


Phải chăng mấy ý kiến của ông Lan và một vài bloger lại là sự chỉ đạo dư luận? Có người bảo “chúng ta đang ở thời khắc nhạy cảm giữa ta và Trung Quốc, thì hãy tạm dừng phim này, vì chiếu ra có thể “bất lợi”?  Nhưng xin thưa rằng đó là điều “biện lý” vô căn cứ. Ngay lúc này chúng ta lại càng cần phải “tung” bộ phim này ra trước công luận để thấy tinh thần quật khởi của dân tộc, và thấy cái quyết liệt của những nhà vua chân chính, những ý tưởng thông minh và cương quyết của Lý Công Uẩn sau bao lần các đời vua trước không thành công trong việc dời đô về kinh thành Đại La. 

Nói một cách công bằng là: nếu phim này được chiếu ở nước ngoài thì hay biết mấy, người xem nhất là những Việt kiều trẻ lâu ngày sống xa tổ quốc sẽ hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử quan trọng và nhiều biến động của nước nhà. 

Người ta bảo “trang phục của Trung Quốc”, vậy các bạn thử xem, những tranh dân gian, tranh Hàng Trống, kể cả tranh Đông Hồ cũng hiện đại lắm. Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt, vậy ai bảo là mặc áo bào Trung Quốc? Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy”, vậy ai bảo bắt chước phương tây?
.




Văn hóa kể cả vật thể hay phi vật thể đều có sự kế thừa và giao thoa, vì thế chúng ta không thể bảo thủ dập khuôn, cần có sự học tập và sáng tạo. Ví như bây giờ quốc phục của Ta là gì, chưa ai tìm được. Trong khi chưa có một quốc phục thuần Việt, các nhà nguyên thủ của ta và các giới chức ngoại giao vẫn phải mặc theo Âu Tây là “Com lê - Cà vạt”. Vậy cứ theo cái lý sự cùn của mấy nhà phê bình cố chấp trên đây, thì lãnh đạo ta “theo” Tây cả à? 

Bác Hồ bảo “Độc lập không phải là đứng một”, ta tự chủ không có nghĩa ta tách ta khỏi cái chung, ta nhận thức cái chung để rồi ta “độc lập” suy nghĩ, hành động theo định hướng của ta. 

Phim “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” ta thuê đạo diễn, nhưng diễn viên giỏi của ta vào vai rất đạt; trang phục vải Tàu nhưng thiết kế mẫu quần áo của họa sĩ Ta; đến nay ta chưa có một trường quay qui mô, thì ta mượn trường quay. Tất cả những cái đó không thể bảo là các nhà làm phim ngả  “theo Tàu”. Cốt yếu là nội dung là lịch sử được phản ánh sự kiện qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn và phương tiện hiện đại, vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới. 
.


Quả thật phim của ta lâu nay vẫn quanh quẩn với sự nghèo nàn như kiểu “cơm chấm cơm” vậy! Một tác phẩm nghệ thuật cần được thẩm định qua công chúng, bởi ta đã từng biết, có những tác phẩm nghệ thuật đã được trao giải cao của ban giám khảo, mà khi đưa vào cuộc sống lại không được công chúng đón nhận, vì thế “tác phẩm” ấy tự lụi tàn, tự nó “tan” đi. 

Vậy nếu quả thực “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa? 

Nếu “sợ” cái mới thì rất có thể gây phản cảm với những người luôn có ý tưởng sáng tạo, theo tôi bộ phim dài tập này hãy được trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII, để rồi chúng ta tin rằng sẽ có chính kiến thật công minh, giải thoát cho các nhà làm phim đang bức xúc bởi một cái “lý sự” ma mãnh và ác ý nào đó, chỉ vì một lợi ích nhóm mà thôi.

Hoàng Công Minh

Ảnh trong bài: Cảnh phim "Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long"
Nguồn: VietNamnet. 

Nguyễn Xuân Diện:

Tôi không hiểu tại sao ông Hoa hói, TBT của VietNamnet lại đăng tải bài báo này của Hoàng Công Minh - mà qua các thông tin trong bài viết ta biết chắc chắn là "người trong nhà" của Hãng Trường Thành (đơn vị làm phim này). VNN đăng bài này có thu phí không? Thu bao nhiêu?

Ông Hoàng Công Minh đề xuất "trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII" để chính Quốc hội "giải thoát cho các nhà làm phim" ư?. Ông định lừa Quốc hội Việt Nam ư? Quốc hội Việt Nam không phải là Hội đồng duyệt phim! Những tác phẩm văn hóa nghệ thuật biểu diễn phục vụ Quốc hội bao giờ cũng phải là tác phẩm đạt được các yêu cầu cao về chính trị và nghệ thuật. 

Hỡi quốc dân đồng bào! Các vị nghĩ gì khi Quốc hội cho chiếu bộ phim phản quốc này, rồi chỉ cần 2 phút quay bằng điện thoại phát tán trên mạng internet người Tàu đã rêu rao khắp thế giới rằng họ đã xỏ mũi Quốc hội VN như thế nào! Nhục đó bao giờ rửa được!?

Bài viết của tác giả Hoàng Công Minh (?) không phân tích được cái gì là "giá trị" của phim, như là tiêu đề bài viết đã đặt ra.

Mời chư vị đọc thêm các bài dưới đây và tiếp tục theo dõi diễn biến xung quanh phim này:

- HỌ ĐÃ TÌM ĐƯỢC "ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG" RỒI Ư?
- GS LÊ VĂN LAN: TÔI KỊCH LIỆT PHẢN ĐỐI CHIẾU PHIM NÀY!
 

Đọc tiếp...

BÁO CHÍ NHẬT BẢN ĐƯA TIN VỀ CUỘC BIỂU TÌNH TẠI TOKYO

 BÁO CHÍ NHẬT BẢN ĐƯA TIN VỀ CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC TẠI TOKYO NGÀY HÔM NAY 25.6.2011

Bản tin của NHK:

在日ベトナム人 中国に抗議デモ

6月25日 18時3分
南シナ海の島々の領有権を巡ってベトナムと中国との対立が深まるなか、25日、都内で、日本に住むベトナム人たちが「中国はベトナムの船の操業を不当に妨害している」などと訴えながら中国に抗議するデモを行いました。

南シナ海の南沙諸島や西沙諸島の領有権を巡って、ベトナムでは、先月以降、ベトナムの漁船や国営石 油会社の探査船の活動が中国船に妨害される事件が相次いだとして、中国に抗議するデモが異例の広がりを見せています。こうしたなか、25日、都内でも、日 本に住むベトナム人たちが、インターネットの交流サイト「フェイスブック」を通じてデモを呼びかけ、スタート地点となった東京・港区の公園にはおよそ 180人が集まりました。デモ隊は、ベトナムの国旗や横断幕を掲げて「中国は、ベトナムの船の操業を不当に妨害している」などと訴えながら、およそ1時間 半にわたって都内を行進しました。デモに参加した留学生は「中国は、ベトナムに対する暴力行為をやめるべきだ。問題の解決に向けて冷静に対応してほしい」 と話していました。この問題を巡っては、フランスやアメリカなどでもベトナム人たちが中国に対する抗議デモを行っており、今後、両国の外交関係にも影響を 与えることが懸念されています。

Nguồn: NHK

Bản tin tiếng Nhật của AFP đưa tin:
日本在住ベトナム人初のデモ、中国に抗議 東京
  • 2011年06月25日 17:51 発信地:東京

都内で25日、日本に住むベトナム人約200人が、南シナ海(South China Sea)の2つの諸島をめぐる領有権問題で緊張が増す中国に抗議し、デモを行った。主催者によると、日本国内に居住するベトナム人がデモを行ったのは初めてだという。

共に共産主義国であるベトナムと中国の関係はこの数週間、豊富な石油が埋蔵している可能性がある南シナ海の西沙(パラセル、ベトナム名ホアンサ)諸島 (Paracel Islands)と南沙(スプラトリー、ベトナム名チュオンサ)諸島(Spratly Islands)および周辺海域の領有権をめぐって対立している。

ベトナム政府は、中国船舶が、南シナ海で資源調査を行っていたベトナムの探査船に突進したり、別の探査船のケーブルを切断したとして中国を非難した後、同 海で実弾演習を実施。今度はこれに中国が対抗して同じく3日間の軍事演習を行うなど、応酬は激化している。写真は都内で行われた日本在住ベトナム人のデモ (2011年6月25日撮影)。(c)AFP/Toru YAMANAKA

Nguồn: AFP.

Video cuộc biểu tình:




Đọc tiếp...

25.6.2011 - HÌNH ẢNH CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC TẠI TOKYO

NHỮNG HÌNH ẢNH NGƯỜI VIỆT NAM BIỂU TÌNH 
CHỐNG TRUNG QUỐC TẠI TOKYO - NHẬT BẢN
Ngày hôm nay 25.6.2011
 





 

































Nguồn: tại đây.
Đọc tiếp...

1979: SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA

Thưa chư vị,
Sáng nay, mưa gió nhưng có việc phải đi, tôi đến thăm Họa sĩ Trịnh Quang Vũ - người đã từng từ chối hợp tác làm phim "Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long" với hãng Trường Thành, và tôi đã phỏng vấn trực tuyến trên Nguyễn Xuân Diện-blog tháng 9 năm ngoái. Ông cũng là họa sĩ thiết kế mỹ thuật của phim "Hà Nội trong mắt ai" của Đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy. Khi tôi nói chuyện với ông rằng có nhiều vị hỏi tôi về cuốn sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" do NXb Sự thật (nay là Nxb Chính trị quốc gia) in và phát hành năm 1979. Thư viện Hán Nôm và thư viện gia đình tôi không có bản sách này, thì ông vội lên thư phòng ở lầu 2 lấy xuống trao cho tôi mượn.

Cuốn sách này in xong và nộp lưu chiểu tháng 10 năm 1979 với 65.200 cuốn. Một con số phát hành khủng khiếp. Sách dày 110 trang, trong có nhiều bản đồ và tư liệu "quý" về mối quan hệ Việt - Trung.

Xin chân thành cảm ơn Họa sĩ Trịnh Quang Vũ và xin trân trọng giới thiệu một số trang của cuốn sách, đồng thời cũng mong muốn Nxb Chính trị quốc gia cho tái bản và phát hành rộng rãi cuốn sách này, với số lượng khoảng 1 triệu bản.

Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện
.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CUỐN SÁCH





_____________________________________________________________

Mời đọc thêm cuộc phỏng vấn Họa sĩ Trịnh Quang Vũ
do Nguyễn Xuân Diện thực hiện tháng 9 năm 2010

NXD: Thưa ông, Ông đã xem đoạn phim Quảng Cáo phim: Lý Công Uẩn - Đường tới Thành Thăng Long chưa ạ?   

TQV: Tôi đã xem. Do cô Yên Thảo, PV của báo Pháp Luật Tp Hồ Chí Minh mở cho xem, khi cô ấy tới hỏi chuyện tôi.   
NXD: Ông có nhận xét ban đầu gì về đoạn phim đó? Những cảm nhận ban đầu của ông là gì thưa ông?  

TQV: Tôi thấy rõ ràng là một phim TQ. Chứ ko phải phim VN. 
 
NXD: Vì sao thế ạ? 
 
TQV: Tôi thấy bối cảnh không gian và nền phim đằng sau mang yếu tố và phong cách TQ, tôi nghĩ rằng ai xem đoạn phim đó cũng có cảm nhận như vậy. Tôi thấy long bào và giáp trụ cho người ta cảm nhận đang xem phim TQ. Tôi nói điều này vì trước đây tôi có vẽ 1 bộ giáp trụ triều Lý dựa trên tượng Kim Cương chùa Long Đọi cho 1 phim tài liệu - truyện "Đinh Tiên Hoàng đế "(đây, kịch bản đây; đạo diễn Trần Tuấn Hiệp, kịch bản của TS. Nguyễn Hạnh Lê).



Phim đó tôi chỉ nhận là cố vấn về cổ trang, và chỉ những bộ trang phục người ta yêu cầu (trong đó có bộ giáp trụ của tướng thời Lý và trang phục Đinh Tiên hoàng thời còn là 1 trong 12 sứ quân).  

NXD: TS. Đoàn Thị Tình, người cố vấn trang phục cho phim Lý Công Uẩn cũng nói là giáp trụ trong phim là dựa theo tượng Kim Cương ở chùa Đọi?  

T.Q.V: Vấn đề trang phục giáp trụ, xin để cho các nhà duyệt phim và khán giả tự nhận xét. Như thế, khán giả sẽ so sánh giữa: 1. Tượng Kim Cương chùa Đọi, 2. Giáp trụ trong phim. 3. Giáp trụ do tôi vẽ (xin cung cấp đây).  

NXD: Mời quý vị xem để so sánh.




Giáp trụ trong phim


Tượng Kim Cương đời Lý ở chùa Long Đọi. Ảnh: Internet


Thiết kế giáp trụ thời Lý, do HS Trịnh Quang Vũ dựa vào tư liệu tượng Kim Cương chùa Đọi thiết kế cho phim Đinh Tiên hoàng đế.

NXD: Thưa ông, thế còn trang phục nhà vua, ông thấy sao? Theo sự nghiên cứu của ông, thì vua nhà Lý có đội mũ bình thiên không?

TQV: Vua Lý có đội mũ bình thiên. Ngoài mũ bình thiên vua Lý còn đội mũ Quyển Vân và mũ Phù dung. Mũ bình thiên chỉ đội khi có đại lễ. Còn chủ yếu là đội khăn.  

NXD: Trong phim thì Vua Lý cũng có đội mũ bình thiên khi thiết triều. Như vậy đúng là vua Lý rồi!
 
TQV: Ngay ở TQ, mũ bình thiên mỗi đời cũng khác nhau. Mời anh Diện xem tập tư liệu này. Đây là sách trang phục về 5000 năm của TQ.

Nguyễn Xuân Diện và HS Trịnh Quang Vũ cùng xem lại đoạn phim quảng cáo:


TQV nói tiếp: Ở VN, thì đời nào vua cũng đội mũ bình thiên, từ đời Lý (tư liệu An Nam chí lược của Lê Trắc) đến đời Nguyễn (ông Vũ cho xem ảnh Vua Khải Định đội mũ bình thiên), trừ đời Lê - Trịnh (tk 16 - 17 - 18, kể cả vua Lê lẫn chúa Trịnh).


Vua Khải Định đội mũ bình thiên (Ảnh do Ông Trịnh Quang Vũ cung cấp) 

NXD: Thế đời Lê Trịnh không đội mũ bình thiên thì các cụ vua chúa đội mũ gì ạ? 

TQV: Đời Lê Trịnh, vua và chúa đội mũ Xung thiên. Đây là ảnh mũ Xung Thiên (cho xem ảnh).


Trong sách Trang phục triều Lê Trịnh của Trịnh Quang Vũ.

Thời Lê, cả vua lẫn chúa đều đội mũ Xung thiên (có hai cái cánh chống thẳng lên trời). Vua chúa đều đội cùng loại mũ. Nhưng áo thì khác màu. Vua Lê mặc màu vàng đỏ. Chúa Trịnh mặc áo màu tía.

NXD: Thưa ông, đoạn phim chúng ta vừa xem, ở những giây phút đầu của đoạn phim quảng cáo, phải chăng là diễn viên đội mũ bình thiên và rồi sau đó, có một hình ông vua Lý cũng đội mũ bình thiên nữa. Hai mũ này khác nhau, mũ ông trước chỉ có 4 tua ở 4 góc (phải chăng diễn viên đội ngược mũ). Mũ của ông sau thì có 9 tua. Ý kiến của ông thế nào?

TQV: Mũ bình thiên, về nguyên tắc phải có 12 tua, gọi là miễn lưu, là chuỗi xâu ngọc và san hô. Tua phải ở trước mặt và đằng sau, chứ không phải ở hai bên. Mười hai tua tượng trưng cho 12 tháng nông nghiệp (Cái này là theo Lịch triều hiến chương loại chí của cụ Phan Huy Chú - ông Vũ nói).

NXD: Còn cảnh đám ma trong phim, ông có ý kiến gì không?

TQV: Người Việt cổ tóc dài, xõa tóc. Trong đám tang thì phải xõa tóc.

NXD: Thưa ông, các nhà làm phim có mời ông tham gia làm phim này với tư cách là cố vấn trang phục không?

TQV: Họ có mời tôi. Và họ đưa đến đây kịch bản văn học và 1 tập tài liệu giới thiệu chung về phim (đạo cụ, hình ảnh, trang phục...). Người mang đến cho tôi là Ông Trịnh Văn Sơn, giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành và Ông Phạm Xuân Hải, Trưởng phòng Thiết kế của công ty đó.







Sau buổi đó, họ hẹn một buổi để làm việc chính thức tại nhà tôi, thì tôi có điện lại cho họ là tôi bận. Vì thế không có buổi tiếp xúc sau đó. Từ đó họ cũng không liên hệ gì nữa.   

NXD: Thưa, ông có trả lời PV của báo Pháp Luật Tp Hồ Chí Minh rằng ông đã từ chối tham gia tư vấn phục trang cho bộ phim vì hai lý do: Thứ nhất, phim lịch sử của Việt Nam thì không thể quay ở Tàu được, mình phải có phim trường đã rồi hãy làm phim lịch sử. Thứ hai, kịch bản có quá nhiều chi tiết sai và thời gian để thực hiện bộ phim là quá ngắn.  

TQV: Đúng vậy. Sau khi xem tài liệu, thì tôi mới nghĩ rằng mình không nên tham gia phim này. Vì vậy, tôi hủy cuộc gặp lần thứ hai với lý do là bận.  

NXD: Xin hỏi ông câu hỏi cuối, như vậy để làm một phim về đề tài lịch sử, từ góc độ một họa sĩ, một nhà nghiên cứu về lịch sử trang phục, thì theo ông vấn đề cốt lõi đáng lưu ý nhất là gì ạ? 
 
TQV: Về mặt văn hóa, VN có ảnh hưởng văn hóa TQ. Đó là điều không ai có thể phủ nhận. Về tổ chức quan chế, tuy là các triều đại VN dựa theo mẫu hình TQ, nhưng vẫn có nhiều khác biệt. Văn hóa VN là văn hóa Đông Nam Á (xăm mình, xõa tóc, ăn trầu, răng đen...), đặc biệt là giao thoa với văn hóa Chăm-pa, thì trang phục, họa tiết, hoa văn làm nên sự khác biệt với Trung Quốc. Hãy xem các hiện vật đào được ở hoàng thành Thăng Long. Rất Đại Việt, rất khác TQ. Làm phim về đề tài lịch sử là một công việc vô cùng khó khăn, phức tạp. Nhưng nhiệm vụ của người đạo diễn và họa sĩ thiết kế mỹ thuật trong sáng tác tạo hình cho phim lịch sử (bao gồm kiến trúc, trang phục, màu sắc, họa tiết, phong cách...) là phải nghiên cứu kỹ càng, dựa trên các tư liệu cổ chắc chắn và có căn cứ, làm cho người xem cảm nhận được 1 cách rõ ràng những nét đặc trưng khác biệt của người Việt Nam chúng ta! Tóm lại, tác phẩm điện ảnh về đề tài lịch sử Việt Nam (dù nhà nước hay tư nhân làm, dù làm ở VN hay ở bất cứ đâu) sẽ phải làm cho người xem cảm nhận được linh hồn, truyền thống và tinh thần Việt Nam.  

NXD: Xin cảm ơn Ông!



Trịnh Quang Vũ - Nguyễn Xuân Diện

Đọc tiếp...