Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

PHILIPPINES MỜI MỸ VÀO BIỂN ĐÔNG

‘Giận’ Trung Quốc, Philippines mời Mỹ vào biển Đông
Cập nhật lúc :2:31 PM, 09/06/2011
Quá phật lòng trước những tuyên bố và hành động “khẳng định chủ quyền” trên biển Đông của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 7/6 lên tiếng “cổ vũ” Mỹ lập căn cứ quân sự tại vùng biển đang “nổi sóng” này.

Đây được xem là đòn chí mạng giáng vào Bắc Kinh, diễn ra trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển Đông giữa Trung Quốc - Philippines đang “căng như dây đàn”.

Theo Reuters, đáp trả các tuyên bố cứng rắn của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin không ngần ngại ra lời kêu gọi: “Philippines ủng hộ Mỹ đưa quân đội tới đồn trú tại biển Đông, vì lợi ích căn bản của Washington liên quan trực tiếp tới vùng biển này”.


Giới chức Philippines thăm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson tới Manila hồi tháng trước.

Ông Gazmin cũng nhấn mạnh thêm: “Sự xuất hiện của lực lượng quân sự Mỹ sẽ góp phần đáng kể trong việc ngăn chặn bất kỳ hành động phi pháp nào tại đây. Washington thừa hiểu, tự do, hòa bình và ổn định trên biển Đông - con đường hàng hải thương mại lớn thứ hai thế giới có quan hệ trực tiếp tới lợi ích chiến lược của Mỹ”.

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines gay gắt chỉ trích: “Hành động gây hấn của tàu Trung Quốc xâm phạm lợi ích của Philippines, phá vỡ hòa bình, ổn định trong khu vực, đồng thời vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc - ASEAN vào năm 2002”.

>> Philippines cáo buộc Trung Quốc phá hoại hòa bình và ổn định châu Á
Mai Anh (theo Huanqiu)
Nguồn: Đất Việt.
Đọc tiếp...

BẢN TIN CỦA HÃNG REUTERS

Vietnam accuses China of harassing another boat 


HANOI, June 9 (Reuters) - Vietnam accused China again on Thursday of harassing a ship conducting seismic surveys in the South China Sea, the second such incident in two weeks to increase tensions between the neighbouring countries with competing maritime claims. 

A Chinese fishing boat deployed a "cable cutting device" and got it trapped in a network of underwater cables in use by a ship hired by Vietnam, Foreign Ministry spokeswoman Nguyen Phuong Nga said. The ship was operating over Vietnam's continental shelf and within its exclusive economic zone off the southern coast, she said. 

Two Chinese ships then came to help the Chinese fishing vessel, she said, calling the incident part of a campaign of systematic and intentional violations by China. 

Vietnam lodged a complaint with China in late May when a Chinese patrol vessel slashed the cables of a Vietnamese ship conducting a seismic survey off its south-central coast. 

Nga said Thursday's episode amounted to a "serious violation" of Vietnam's sovereignty that kept tensions in the region high. Vietnamese foreign ministry officials have met representatives of the Chinese embassy to express their opposition to the incident. 

The two countries, which fought a brief war on their land border in 1979, have since exchanged accusations and re-staked long-standing claims of sovereignty over maritime territory in the South China Sea which covers important shipping routes and may hold large oil and gas reserves. [ID:nSGE6950BX]
On Sunday, up to 300 people gathered in Hanoi and several thousand marched in Ho Chi Minh City in a rare public protest against China's assertiveness over its maritime claims. 

The Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan also claim territories in the South China Sea, but China's claim is by far the largest, forming a vast U-shape over most of the sea's 648,000 sq miles (1.7 million sq km). [ID:nL3E7H5050] 

Nga said the ship involved in the incident on Thursday was the 'Viking 2,' a vessel that state-run newspaper Tuoi Tre identified last week as being Norway-registered and chartered by state oil and gas group Petrovietnam. 

In April French company CGG Veritas and Petrovietnam's Petroleum Technical Services Corporation set up a joint venture to conduct seismic surveys, Tuoi Tre said. (Reporting by Nguyen Huy Kham, Nguyen Van Vinh and Do Khuong Duy; Writing by John Ruwitch; Editing by Daniel Magnowski) 

Nguồn: Reuters

Bản dịch của bạn đọc Hoàng Dũng:

Việt Nam buộc tội Trung Quốc lại quấy rối một chiếc tàu khác

HÀ NỘI, ngày 09 tháng 6 (Reuters) - Việt Nam cáo buộc Trung Quốc một lần nữa quấy rối một chiếc tàu đang khảo sát địa chấn ở vùng biển Nam Trung Quốc, đây là vụ việc lần thứ hai trong vòng hai tuần qua làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng trong tranh chấp quyền lợi ở biển đông.

Một tàu đánh cá của Trung Quốc đã lắp đặt sẳn một "thiết bị cáp cắt" và làm cho mạng lưới cáp ngầm dưới nước đang được sử dụng của một chiếc tàu Việt Nam thuê vướng vào thiết bị cắt cáp này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao bà Nguyễn Phương Nga cho biết. Con tàu đã hoạt động trên thềm lục địa của Việt Nam và trong vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam ở vùng biển phía nam.

Hai tàu Trung Quốc sau đó đã đến giúp đỡ cho tàu đánh cá Trung Quốc, bà Nga cho rằng vụ việc này là một phần nằm trong chiến dịch xâm chiếm có hệ thống và chủ ý của Trung Quốc.

Việt Nam đã gởi thông điệp phản đối đến Trung Quốc vào cuối tháng năm khi một tàu tuần tra của Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam khi đang tiến hành cuộc khảo sát địa chấn ở vùng biển trung tâm phía nam của Việt Nam.

Bà Nga cho biết sự việc leo thang hôm nay là sự “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền của Việt Nam làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Các quan chức Bộ Ngoại giao Việt đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc để bày tỏ phản đối vụ việc.

Hai quốc gia, đã từng xảy ra cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1979, đã buộc tội qua lại và tái khẳng định chủ quyền lâu dài trên vùng biển Nam Trung Quốc đây là tuyến đường vận chuyển biển quan trọng và có trữ lượng dầu khí lớn. [ID: nSGE6950BX]

Chủ nhật vừa qua, có đến 300 người đã tập trung  tại Hà Nội và vài ngàn người diễn hành tại thành phố Hồ Chí Minh trong một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên quyền lợi biển đông.

Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố vùng lãnh thổ trên biển Nam Trung Quốc, nhưng đến nay Trung Quốc đang đưa ra yêu sách hình chữ U rộng chiếm hầu hết vùng biển trong khu vực này với diện tích biển lên đến 648.000 dặm vuông (1,7 triệu km vuông). [ID: nL3E7H5050]

Bà Nga cho biết vụ việc vào ngày hôm nay (thứ năm) xảy ra với tàu "Viking 2," đã được nhà nước công bố trên báo Tuổi Trẻ vào tuần trước là tàu đăng ký Na Uy và trực thuộc tập đoàn dầu khí nhà nước Việt Nam.

Theo thông tin từ báo tuổi trẻ, tháng tư vừa qua công ty CGG Veritas của Pháp và tập đoàn dịch vụ kỹ thuật dầu khí trực thuộc tổng công ty dầu khí Việt Nam Tổng đã tiến hành ký kết liên doanh để thực hiện khảo sát địa chấn. (người báo cáo Kham Huy Nguyên, Vĩnh Nguyên và Đỗ Văn Khương Duy; người viết John Ruwitch; người chỉnh sửa Daniel Magnowski).
Hoàng Dũng dịch


 Thư của Anh Hoàng Dũng gửi Nguyễn Xuân Diện
Chào anh Diện!
Tôi rất vui được biết anh và thật trân trọng những gì anh làm thông qua blog này. Đã đến lúc mọi người dân Việt Nam chúng ta thể hiện tinh thần đoàn kết và lòng tự trọng của mình khi hai tiếng Việt Nam bị xúc phạm và hà hiếp. Với tinh thần đó tôi cũng muốn giúp anh một tay dịch lại bài viết này sang tiếng việt để thuận lợi hơn cho mọi người, tôi cũng không phải dịch giả hay dịch thật gì, có gì sai sót mong mọi người lượng thứ. Chào anh, mến chúc anh thật nhiều sức khỏe, kiên định và tôi muốn nói rằng nhất định anh không lẻ loi đâu!

Hoàng Dũng




Đọc tiếp...

VNEXPRESS LẠI TIẾP TỤC ĐƯA TIN

Tàu thăm dò Việt Nam lại bị Trung Quốc quấy rối

Sáng nay, một tàu thăm dò của Việt Nam hoạt động trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc, được sự yểm trợ của các tàu ngư chính, lao vào cắt cáp.


Sự việc xảy ra lúc 6h sáng nay tại lô 136.03, vị trí hoàn toàn nằm trong vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết.
 
Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê . Ảnh: PetroTimes.

Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê, trong khi đang thu nổ địa chấn thì đã bị một tàu cá Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối 4 đường cáp thu phía bên trái tàu. 

Tàu cá Trung Quốc nói trên được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào khu vực cáp của Viking II. 

Bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không thể hoạt động bình thường. 

Sau đó hai tàu ngư chính của Trung Quốc cùng một số tàu khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ.
Sự việc xảy ra tại tọa độ 6 độ 47,5 phút bắc; 109 độ 17,5 phút kinh đông. 

"Khu vực tàu Viking II đang thu nổ nói trên thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước về luật biển quốc tế năm 1982", bà Phương Nga khẳng định.

Không thể chấp nhận

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng". Hành động đó vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm tinh thần của Tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, vi phạm Công ước về luật biển quốc tế UNCLOS 1982, và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Vụ việc hôm nay xảy ra ngay sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam cũng trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam, đã "khiến tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng", bà Nga nói. 

Bà Nga khẳng định khu vực xảy ra sự việc không phải là nơi có tranh chấp. 

"Các hành động có tính hệ thống này của Trung Quốc đang nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm biến đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thành hiện thực".

"Đây là điều Việt Nam không thể chấp nhận", bà Nga khẳng định. 

Chiều nay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động cản phá nói trên của tàu Trung Quốc. 

"Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm của phía Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế", bà Nga nói.

Việt Nam cũng đòi bồi thường thiệt hại mà tàu Trung Quốc đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 

Bà Nga cho biết thêm các cơ quan chức năng và các lực lượng của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ để bảo đảm các hoạt động kinh tế trong khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam diễn ra bình thường. 
.
Tàu ngư chính 311 là một trong những tàu tuần ngư lớn nhất của Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
Tàu ngư chính 311 là một trong những tàu tuần ngư lớn nhất của Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

Phép thử

Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trước đó hôm 26/5, ba tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. 

Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và thế giới. Tại hội nghị an ninh châu Á Thái bình dương diễn ra cuối tuần qua, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông trở thành một đề tài nóng. Các bên có tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông đều có các phát biểu đáng chú ý. 

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã đưa vụ tàu Bình Minh 02 ra trước diễn đàn an ninh, và yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc thực hiện những cam kết đã đưa ra vì hòa bình và ổn định trển Biển Đông.

Philippines tố cáo tàu của Trung Quốc liên tục quấy rối trên vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa. Trong khi đó đại diện Trung Quốc trấn an các nước láng giềng rằng họ không đe dọa ai và ủng hộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông. 

Đại diện ngoại giao Việt Nam hôm nay, đồng quan điểm với lãnh đạo quốc phòng trong diễn đàn an ninh nói trên, nói Việt Nam mong muốn Trung Quốc sẽ thực hiện các cam kết mà Trung Quốc đã tuyên bố trên các diễn đàn quốc tế.

Giới phân tích Việt Nam cũng như quốc tế nhận định rằng các hành động quấy rối liên tục này là phép thử của Trung Quốc nhằm đo đếm phản ứng của các bên tranh chấp, nhằm tiến tới hiện thực hóa yêu sách đường 9 khúc hay "đường lưỡi bò" vô lý của họ. 

Phan Lê

Đọc tiếp...

BẢN TIN TRÊN BÁO TUỔI TRẺ ONLINE

Thứ Năm, 09/06/2011, 17:23 (GMT+7)
Tàu Trung Quốc lại phá cáp tàu Việt Nam

TTO - Vào lúc 6g ngày 9-6-2011, tàu cá Trung Quốc được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã lại vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam và cố tình phá cáp của tàu Viking 2 thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Tại cuộc họp báo chiều 9-6, bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: Vào lúc 6g ngày 9-6-2011, trong khi tàu Viking 2 do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D tại lô 136.03, tọa độ 6o47’5”N, 109o17’5”E khu vực thềm lục địa của Việt Nam thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking 2, sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ. 

Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh cáo, nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking 2 và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking 2 làm cho tàu Viking 2 không thể hoạt động bình thường. 

Tiếp đó hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với một vài tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226. 
.
Tàu Viking 2 của Việt Nam - Ảnh: tư liệu
Cận cảnh tàu ngư chính 311 của Trung Quốc - Ảnh: tư liệu
Tàu ngư chính 311 của Trung Quốc - Ảnh: tư liệu
Tàu ngư chính 303 của Trung Quốc - Ảnh: tư liệu

Theo bà Nguyễn Phương Nga, hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vì phạm Công ước Liên hợp Quốc về luật biển năm 1982 và tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông, đi ngược lại nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định tại biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.

Bà Nguyễn Phương Nga nói: Đáng chú ý là vụ việc nói trên xảy ra ngay sau vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại lô 148 thuộc thềm lục địa của Việt Nam ngày 26-5 vừa qua, làm cho tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng. 

Các hành động có tính hệ thống này của Trung Quốc làm nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, thực hiện mục tiêu biến yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc thành hiện thực. Đây là điều Việt Nam không thể chấp nhận. 

Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt-Trung chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. 

Chiều 9-6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rõ lập trường của Việt Nam.

Một số hình ảnh tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam, cố tình cắt cáp tàu Viking II sáng 9-6 (Nguồn: petrotimes.vn)
.
V.V.THÀNH
Đọc tiếp...

BBC ĐƯA TIN VỀ VỤ NGANG NHIÊN VÀ TRẮNG TRỢN CỦA TÀU TQ

Tàu TQ lại 'phá cáp' của tàu Việt Nam thuê

Tàu Viking 2
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị, hai tuần sau vụ tàu Bình Minh 02. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, xác nhận trong buổi họp báo tại Hà Nội rằng sự kiện mới nhất xảy ra vào thứ Năm 09/06 lúc khoảng 6 giờ sáng giờ Việt Nam ở ngoài khơi Vũng Tàu.

Vị trí xảy ra sự việc là ở lô 136.03 mà bà Nga nói là "hoàn toàn nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam".

Tàu Việt Nam bị phá hoại có tên là Viking 2, là tàu khảo sát địa chấn 3D do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê.

Cũng chính tàu này, theo một số nguồn tin, đã bị tàu Trung Quốc quấy rối hôm 31/05 khi đang khảo sát trong khu vực gần mỏ Đại Hùng, cách Vũng Tàu khoảng 270km.

Sự việc hôm 31/05 không được nhắc tới nhiều vì không có thiệt hại về vật chất.

Tuy nhiên, trong vụ mới nhất, được biết tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 6226 đã chạy với tốc độ cao ngang qua và phá hoại dây cáp thăm dò của Viking 2 "bằng thiết bị chuyên dụng", gây rối cáp khiến tàu này phải ngừng hoạt động.

Sau đó, theo người phát ngôn Việt Nam, hai tàu ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 311 và 303 đã tiến vào giải cứu cho tàu này rút lui.

Tàu Viking 2 treo cờ Na Uy, đang thực hiện thu nổ và khảo sát địa chấn cho tập đoàn Idemitsu (Nhật Bản). Idemitsu đã ký hợp đồng khai thác dầu khí với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) tại lô 05-1D.

'Ngang nhiên và trắng trợn'

Đây là lần thứ hai trong vòng hai tuần tàu Trung Quốc bị cáo buộc phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn dầu khí Việt Nam.

Trước đó, năm 2010, khi Việt Nam khảo sát để lập hồ sơ trình Liên Hiệp Quốc về thềm lục địa mở rộng, thì cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Tuy nhiên vụ năm 2010 không được Việt Nam tuyên truyền rộng lúc đó vì nhiều lý do, mà một trong những lý do là không muốn ảnh hưởng quan hệ với Trung Quốc.
Trong vụ hôm 26/05/2011, tàu địa chấn Bình Minh 02 của PetroVietnam đang tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực các lô 125, 126, 148, 149 trên thềm lục địa miền Trung của Việt Nam thì bị ba tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp.

Sự việc xảy ra tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý, mà PetroVietnam nói hoàn toàn trong thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

PetroVietnam đã có cuộc họp gấp với báo chí về sự việc mà hãng này gọi là "hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam".

Vụ tàu Bình Minh 02 đã gây chấn động dư luận, và vụ việc này cũng với một loạt các vụ tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn hay truy đuổi trong thời gian gần đây đã dẫn tới hai cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật 05/06.

 Nguồn: BBC Việt ngữ.


Đọc tiếp...

BẢN TIN CỦA VIETNAMNET

Trung Quốc lại cắt cáp tàu Việt Nam


VNN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận việc tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn Việt Nam xảy ra sáng nay (9/6).

Bà Nguyễn Phương Nga trong buổi họp báo chiều nay đã xác nhận: vào lúc 6h sáng ngày 9/6, tàu Viking 02 của PetroVietnam đang tiến hành hoạt động thăm dò thì bị tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 6226, cùng hai tàu ngư chính yểm trợ mang số hiệu 311 và 303 tiến đến với tốc độ nhanh.


Người phát ngôn Phương Nga: Những điều này “đối với Việt Nam là không thể chấp nhận được”.

Tàu Viking 02 đã phát pháo hiệu cảnh cáo song các tàu này vẫn lao vào, thiết bị cắt cáp chuyên dụng của tàu cá 6226 mắc vào cáp của Viking 02 khiến tàu thăm dò của Việt Nam không thể hoạt động bình thường. Hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng một số tàu cá khác sau đó đã tiến vào để giải cứu tàu 6226.

Cho biết khu vực xảy ra sự việc (lô 136/03 nằm ở 6o47,5 Bắc, 109o17,5 Đông) nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, bà Nga nhận định hành động này của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là có chủ ý, có tính toán và được chuẩn bị kỹ lưỡng. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây thiệt hại lớn cho PetroVietnam.

"Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước", bà Nga nói.


Đoạn cáp bị cắt của tàu Bình Minh 02.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhận định các sự việc trên cho thấy rõ ý đồ của Trung Quốc muốn biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, hiện thực hóa chính sách đường 9 đoạn – đường lưỡi bò. 


Bà Nga nhấn mạnh những điều này “đối với Việt Nam là không thể chấp nhận được”.

Người phát ngôn Việt Nam cũng cho biết ngay chiều 9/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc để bày tỏ thái độ và làm rõ lập trường của phía Việt Nam về sự việc trên.

Đáng nói là sự việc diễn sau chỉ một thời gian ngắn sau vụ việc các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn Bình Minh 02 cũng của PetroVietnam sáng 26/5. Khi bình luận về việc cắt cáp tàu Bình Minh 02, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại nói đó là việc làm "bình thường và hợp lý ở khu vực biển thuộc thẩm quyển và quyền tài phán của Trung Quốc". Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam "tránh tạo ra những sự cố mới".

Trong khi đó, chưa đầy 4 tháng qua, Philippines đã có các văn bản ghi nhận 7 sự cố liên quan tới việc tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực tranh chấp và tấn công các tàu của Philippines.

Website của nhiều cơ quan ngoại giao Việt Nam bị tấn công

Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Phương Nga cũng xác nhận việc website của một số cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao bị hacker tấn công. Website của Trung tâm biên phiên dịch đã bị tấn công và để lại một số nội dung bằng tiếng Trung kèm hình ảnh cờ Trung Quốc. Trang Thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao chiều qua cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến website này rất khó truy cập.

 Thủy Chung - VNN

Đọc tiếp...

TIN KHẨN CẤP SỐ 2

Trang Anh Ba Sam và các E-mail đã bị đánh sập vào cuối giờ chiều nay.

Nay, mời anh em qua đọc Blog mới của Anh Ba Sàm tại đây:

http://basam1.wordpress.com/

hoặc basam.us ; basam.info  

Hộp thư mới: basamvietnam@gmail.com 


Đọc tiếp...

TIN KHẨN CẤP SỐ 1

VNExpress.net đưa tin:

Tàu thăm dò Việt Nam lại bị Trung Quốc cắt cáp

Sáng nay, một tàu thăm dò của Việt Nam hoạt động trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc lao vào cắt cáp.

> Toàn cảnh vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam

Diễn biến sự việc


Sự việc xảy ra lúc 6h sáng nay tại lô 136.03, vị trí hoàn toàn nằm trong vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết. Theo đó tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê trong đang thu nổ địa chấn thì đã bị một tàu cá Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu (barovane tow rope) và gây rối 04 đường cáp thu phía bên trái tàu.

Tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 6226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào khu vực cáp của Viking II.

Bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không thể hoạt động bình thường.

Sau đó hai tàu ngư chính của Trung Quốc cùng một số tàu khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ.

Hiện tàu Viking II phối hợp với các tàu bảo vệ khẩn trương gỡ và thu lại phần cáp bị rối nói trên, đồng thời kiểm tra, xác định thiệt hại của sự cố này và sẽ cố gắng khắc phục kỹ thuật để sớm đưa hoạt động của tàu Viking II trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất.

"Khu vực tàu Viking II đang thu nổ nói trên thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước về luật biển quốc tế năm 1982", bà Phương Nga khẳng định.

Không thể chấp nhận được
Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trước đó hôm 26/5, nhóm 3 tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

* Tiếp tục cập nhật
Phan Lê

Bản tin đã bị gỡ khỏi VNExpress.net
Đọc tiếp...

GĐ HÃNG TRƯỜNG THÀNH: PHIM RẤT TỐT, CA NGỢI TỔ TIÊN

Đường tới thành Thăng Long-không bị Hán hóa?: Làm khác lịch sử là để nâng tầm (!?)

(PL)- Nhà sản xuất - Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành cho rằng việc hợp tác làm phim này còn là việc chuyển giao công nghệ, đạo diễn Việt tham gia làm phim là để học nghề; những chi tiết sai lệch về phục trang, bối cảnh là để nâng tầm lịch sử (!). 

Phim Đường tới thành Thăng Long: Không tôn trọng tinh thần lịch sử

    Ông Sơn tỏ ý bức xúc khi “dư luận không thông cảm”, “đại đa số chưa xem phim, chỉ mới xem trailer (đoạn giới thiệu), đã lên án dữ dội”. Ông cho rằng về nội dung tư tưởng, đây là một bộ phim rất tốt, ca ngợi tổ tiên, thể hiện lòng tự hào về cha ông ta.

    Ba lần sửa, chất Trung Hoa vẫn đậm

    Theo ông Sơn, cách quay, cách dựng Đường tới thành Thăng Long có những nét khác với các phim cổ trang khác của Việt Nam, thể hiện ở góc máy đa dạng hơn, tiết tấu nhanh hơn. Phim sử dụng nhiều đại toàn cảnh, hình ảnh động (thay vì đặt máy “chết” và ghi hình tĩnh, dễ gây cảm giác nhàm chán cho khán giả).

    Xem phim, khoảng 70% cảnh quay được ghi hình tại Trung Quốc. Phim tràn ngập những ngôi chùa cao vòi vọi ba tầng mái, những sân đá rộng, thềm đá cao và trải dài dưới bóng thông. Các nhân vật mặc những trang phục nhiều lớp vải ấm áp, những mũ trụ, áo giáp đồng đồ sộ, tạo cảm giác câu chuyện diễn ra ở một xứ sở thuộc khí hậu… hàn đới.

    Trang phục này, bộ đơn giản do phía Việt Nam may, còn mũ mãng giáp trụ, áo xống (bằng đồng và da thuộc, có dập lỗ, tán đinh) thì theo ông Sơn, “khó quá mình không may được nên đặt bên Trung Quốc”. Ông cho biết vì lý do đó, “nhiều bộ muốn sửa cũng không được vì ở Việt Nam có chỗ nào sửa đâu, muốn thay đổi gì lại phải mang sang Trung Quốc”.

    Khi được hỏi: “Như trình độ thợ bây giờ mà Việt Nam còn không sản xuất nổi, làm sao cha ông ta ngày xưa may được các trang phục “khủng” như thế?”, ông Sơn đáp: “Thì đó là điện ảnh mà”.
    .
    Một cảnh trong phim Đường tới thành Thăng Long, từ phục trang, màu sắc cảnh trí đều đậm chất Trung Hoa. Ảnh: TL
    Điện ảnh phải cao hơn lịch sử?

    Ông Sơn bộc bạch: “Theo tôi, người xem nên nhìn nhận theo cách này: tác phẩm điện ảnh là tác phẩm điện ảnh. Có ý kiến cho rằng phim lịch sử thì phải thể hiện đúng như lịch sử. Nhưng tôi muốn cao hơn thế. Mình hội nhập quốc tế rồi. Điện ảnh là phương tiện để chúng ta giao lưu, hội nhập thì đây là vấn đề thương hiệu quốc gia. Bộ phim này nếu phát sóng ở nước ngoài thì phải để người ta thấy cha ông mình như thế nào chứ không thể để bối cảnh lụp xụp được. Phải nâng tầm lên chứ”.

    Theo ông Trịnh Văn Sơn, các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật khi làm phim cổ trang đều nâng phim lên so với thực tế như thế. Đó cũng là lý do để nhà làm phim giải thích cho tạo hình nhân vật thái hậu Dương Vân Nga với cặp lông mày tỉa, môi hồng, răng trắng, trang điểm hiện đại. “Vấn đề răng đen được tranh cãi rất nhiều trên trường quay nhưng diễn viên đâu có chịu cho nhuộm”.

    Về lời thoại, chất “kiếm hiệp Tàu” cũng rất đậm đà. Khi Lý Công Uẩn lên đài đấu kiếm trong một kỳ tuyển binh, người cầm trịch nói: “Đao kiếm vô tình, lỡ sát thương người có dám ký giấy cam kết không?”. Vua Đinh Toàn lúc bé được gọi là Toàn nhi. Thái hậu Dương Vân Nga nói với Lê Hoàn: “Ta thay mặt Toàn nhi tạ ơn bệ hạ”. Những câu thoại với ngôn từ ảnh hưởng nặng từ phim cổ trang Trung Quốc như thế tràn ngập trong phim… 

    Tuy nhiên, Giám đốc Trịnh Văn Sơn khẳng định đối tác Trung Quốc không bỏ tiền đầu tư vào phim này cho nên việc đối tác Trung Quốc chủ ý đầu tư vào một dự án nhằm “Hán hóa” phim Việt Nam như dư luận nghi ngờ là không có. 

    Dư luận sẽ bất bình 

    Trao đổi với chúng tôi, GS sử họcLê Văn Lan cho rằng bộ phim nếu được trình chiếu sẽ rất đáng lo ngại vì sẽ làm cho lịch sử bị sai lệch.

    Ông Lan nói: “Khi bộ phim được chỉnh sửa lần cuối và chiếu thử, tôi đã có ý kiến phản bác vì những yếu tố mang dấu ấn Trung Quốc vẫn còn. Quần áo của các ông vua thì không thể sửa được. Hình ảnh chùa trong phim rõ là chùa của Tàu vì chùa Việt thì viết chữ Phật, mà trong phim chùa lại viết chữ Thuyền. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên ngồi cạnh tôi có nêu ý kiến: “Phim này không sửa được đâu anh ơi, chỉ có chiếu hoặc là vứt đi thôi”. Tình tiết đưa Lê Hoàn lên ngôi hoàn toàn khác với lịch sử. Trong lịch sử, ông ấy do quân sĩ tôn lên lúc ra trận nhưng họ cắt cái việc ấy đi. Họ đưa ông ấy lên ngôi ở một trường đoạn khác, cảnh ngộ khác. Ở đây có cái ý đồ tôi thấy rất rõ là làm sai lịch sử, không những thế còn làm sai theo hướng nào đó có lợi cho Trung Quốc”.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bức xúc: “Đường tới thành Thăng Long là một bộ phim phản dân tộc, phản văn hóa. Nếu bộ phim này được chiếu trên sóng đài truyền hình quốc gia sẽ gây bất bình lớn trong dư luận nhân dân”.
    .

    Đường tới thành Thăng Long- không bị Hán hóa?
    .
    Một làn sóng dư luận lại nổi lên sau khi có tin Hội đồng Duyệt phim quốc gia đã nhất trí “phê chuẩn” chất lượng của bộ phim truyền hình 19 tập Đường tới thành Thăng Longvà phim sẽ bắt đầu lên sóng giờ vàng của VTV vào cuối tháng 6. Trong ý kiến phản đối, có những lời bình luận cho rằng nhà sản xuất phim đã “Hán hóa” một giai thoại lịch sử của Việt Nam. Đến nay, cả Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành lẫn Hội đồng Duyệt phim đều xác nhận là phim đã được sửa, hội đồng đã duyệt tới ba lần, có thể đem phát sóng được. Buổi duyệt cuối cùng, theo ông Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty Trường Thành, diễn ra căng thẳng với sự tham gia của cả đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương lẫn Bộ Công an. Hôm qua, Pháp Luật TP.HCMđã cùng xem phim và trao đổi với ông Sơn cùng một số chuyên gia về một số vấn đề liên quan đến bộ phim này.
    .
    Học “công nghệ phim cổ trang” của Trung Quốc
    .
    Nói về sự tham gia của đối tác Trung Quốc, ông Trịnh Văn Sơn cho biết dự án làm phim hoàn toàn xuất phát từ ý tưởng của Trường Thành. 
    .
    Năm 2006, một công ty Trung Quốc tên là Đông Minh Vệ Thị (ĐMVT - dịch sang tiếng Việt là Truyền hình ASEAN, Đông Minh tức là Liên minh Đông Nam Á, tức ASEAN) sang Việt Nam đặt vấn đề với VTV để hợp tác làm chương trình kỷ niệm đại lễ. 
    .
    Kết quả của việc này là ĐMVT đã trở thành đối tác của Trường Thành trong dự án phim Đường tới thành Thăng Long. Kinh phí sản xuất phim là 109 tỉ đồng, trong đó TVAD (Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình, trực thuộc VTV) đầu tư khoảng 10% (theo thông tin từ Trường Thành). Đạo diễn được chọn là ông Cận Đức Mậu. Đạo diễn phía Việt Nam là Tạ Huy Cường (chuyên ngành kỹ thuật âm thanh). 
    .
    Kịch bản do ông Sơn viết, đứng tên cùng biên kịch Kha Chương Hòa của Trung Quốc. Quay phim là người Trung Quốc. Đạo diễn hình là người Đài Loan. 
    .
    Ông Sơn cho biết đối tác làm phim phía Trung Quốc còn “chuyển giao công nghệ làm phim cổ trang” cho đoàn, tức là hướng dẫn để làm sao cho phim được hấp dẫn, thu hút khán giả. Ví dụ cứ 3 phút là một cao trào nhỏ, 5 phút là một cao trào trung bình, 10 phút là một cao trào lớn.
    .
    ĐOAN TRANG - VIẾT THỊNH


    Đọc tiếp...

    GIÁO SƯ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN ĐÃ CÓ SỰ NHẦM LẪN?

    GS sử học Lê Văn Lan đã có sự nhầm lẫn? 

    (CL)- Tin VTV dự định phát sóng bộ phim dài tập Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long - từ 30/6 đang gây xôn xao dư luận trong đó có đăng ý kiến khá dữ dội của nhà sử học Lê Văn Lan...



    Phim “Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng long”.

    Ông Lê Văn Lan thì cho rằng một số góp ý của mình không được làm đúng yêu cầu. PV báo NB&CL đã tìm gặp nhà sản xuất bộ phim để tìm hiểu rõ hơn quá trình thực hiện bộ phim cũng như sự hợp tác của GS sử học Lê Văn Lan với nhà sản xuất.

    Ông Trịnh Văn Sơn- Giám đốc công ty Trường Thành- đơn vị sản xuất bộ phim, đồng thời là tác giả kịch bản cho biết: Trên thực tế, khi bắt tay vào xây dựng kịch bản phim “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long”, phía nhà sản xuất đã liên hệ và thoả thuận ký hợp đồng với nhà sử học Lê Văn Lan với vai trò là người thẩm định và tu chỉnh kịch bản. Theo những ý kiến đã được nhà sử học góp ý chỉnh sửa, nhà sản xuất đã tiếp thu các ý kiến phù hợp để đưa vào phim, tuy nhiên bên cạnh đó có một số ý kiến không phù hợp với nghệ thuật điện ảnh hoặc tư tưởng của bộ phim, nhà sản xuất đã không đưa những nội dung này vào trong kịch bản. 

    Anh nói gì về việc GS Lê Văn Lan vạch ra những điều sai trong phim như: “Cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (980 – 981) là niềm tự hào của tất cả những người VN chân chính. Nhưng phim này lại chỉ nói về cuộc kháng chiến này dưới dạng một trận đánh ở một ngọn núi ất ơ nào đó tên là núi Chu Tước. Ở lần xem phim thứ nhất, thì tại trận (núi Chu Tước ất ơ này – lời GS Lan) diễn rõ cảnh Thiền sư Vạn Hạnh khuyên và trao cẩm nang cho Anh hùng dân tộc Lê Hoàn, nói rằng: Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan. Và trên thực tế của phim, vai diễn Lê Hoàn còn ra lệnh: Kẻ nào bàn đánh. Chém!

    Đến lần xem phim thứ hai và thứ ba (tức là lần duyệt cuối), sau ý kiến phản kháng kịch liệt của tôi, họ đã sửa lại nhưng vẫn kéo toàn bộ cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc ta thời đó vẫn vào trận núi Chu Tước ất ơ ấy.” 

    Trận chiến tranh chống Tống của Lê Hoàn (980 - 981) đúng là một trận chiến thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Nhưng trong điều kiện cũng như mục đích phản ánh, bộ phim không đi sâu khai thác sự kiện này mà chỉ gợi nhắc để làm rõ những mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử với ý nghĩa là bối cảnh thời đại và xã hội (cảnh đại chiến 12 sứ quân trước đó). Ngoài cảnh Lê Hoàn chống Tống được nhắc đến ở Ải Chi Lăng, để cụ thể hơn quy mô cuộc chiến, nhà sản xuất đã có lời bình dẫn chuyện tổng kết về cuộc chiến cả ở trên trận tuyến Tây Kết và Bạch Đằng như tư liệu lịch sử đã chép lại. Hơn nữa, bộ phim không có tham vọng khai thác và mô tả chi tiết mọi sự kiện lịch sử mà chủ yếu làm nổi bật chủ đề tư tưởng cũng như hình tượng nhân vật chính Thái tổ Lý Công Uẩn, cuộc đời và sự nghiệp của Ngài từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, lên ngôi và quyết định dời đô. 

    “Nhà sử học Lê Văn Lan đã nhầm cơ bản chi tiết lịch sử…?” 

    + Những câu phân tích khá chi tiết và cụ thể của GS về phim sau đây thì sao: “Nói chung, tinh thần và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta oanh liệt là thế, nhưng phim này thể hiện rất mờ nhạt, chủ yếu là đấu đá nội bộ, chém giết, sát phạt nội bộ và được tô đậm bằng những trường đoạn rất rùng rợn, thậm chí có nhân vật Hạng Lang sau khi đánh nhau với anh ruột là Long Đĩnh, thì đã chết với những mũi chông cắm xuyên từ gáy sang bên mặt, rất rùng rợn.” 

    - Về chi tiết lịch sử này thì nhà sử học Lê Văn Lan đã nhầm cơ bản vì theo những tư liệu lịch sử cũng như nội dung phản ánh trong bộ phim thì Hạng Lang là nhân vật thời nhà Đinh (con trai của vua Đinh Bộ Lĩnh) còn Lê Long Đĩnh thì là vị vua nhà Tiền Lê, 2 nhân vật lịch sử này thuộc 2 triều đại lịch sử khác nhau, không thể là anh em ruột với nhau và họ cũng không hề sống cùng thời, làm sao lại chém giết nhau được. Chắc nhà sử học Lê Văn Lan đã lẫn lộn điều này với thông tin lịch sử nào khác chăng?
    Nguyễn Xuân Diện giải thích: Khi GS Lê Văn Lan trả lời PV mà NXD-Blog phát trực tiếp thì ghi là Long Đĩnh. Như thế là SAI. Nhưng khi đưa lên Báo Tiền Phong (cả bản GIẤY và bản ĐIỆN TỬ) thì đã sửa lại là ĐINH LIỄN. Như vậy, Giáo sư Lan và tôi đã đưa đến cho bạn đọc rộng rãi trên báo chính thức thông tin đúng, không sai.
    + Nhân vật Lê Hoàn cũng bị GS Lê Văn Lan phản đối vì “Lê Hoàn còn hiện ra như một ông vua nhu nhược, đi kinh lý thì lại để cho giặc cỏ nó bắt được, sa thải các trung thần”. Với điều này, anh có cái nhìn thế nào?

    - Nhân vật vua Lê Hoàn được bộ phim làm nổi bật ở những công trạng khác như ông là một vị vua có tấm lòng nhân nghĩa biết chăm cho thiên hạ, đi thị sát trong dân chúng để hiểu thực tế tình hình đất nước, tiến hành lễ cày tịch điền để thúc đẩy nông nghiệp, yên ổn lòng dân quay lại với ruộng đồng… Còn những chi tiết như xây vườn Vạn Hoa hay nuông chiều Hoàng hậu Dương Vân Nga hay chi tiết nhà vua đi vi hành gặp nạn… thì chỉ là những chi tiết hư cấu trong điện ảnh góp phần làm cho nội dung phim thêm phần hấp dẫn, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến thanh danh của Ngài. 

    Điện ảnh cho phép lấp đầy những khoảng trống của lịch sử một cách hợp lý

    Nhân vật lịch sử Thái hậu Dương Vân Nga cũng khiến GS không hài lòng, phân tích: “hình tượng một Dương Vân Nga ủy mị, sướt mướt, thậm chí đã treo cổ tự tử khi được Lê Hoàn tỏ tình. Trong khi chính sử chép rõ bà là người thông tuệ, sắc sảo và quyết đoán...” 

    Đứng trước vận mệnh của đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc, các con chém giết lẫn nhau… nên việc trao gửi vận mệnh của giang sơn, xã tắc cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn vì sự an nguy của nước nhà với Dương Hoàng hậu lúc bấy giờ là hành động sáng suốt và đáng khâm phục, thể hiện sự mạnh mẽ và quyết đoán của bậc mẫu nghi thiên hạ. Bên cạnh đó, bà sống chuẩn mực và tiết hạnh nên mặc dù rất ngưỡng mộ tài năng của vua Lê Hoàn, Dương Vân Nga vẫn phải hi sinh tình cảm đó để giữ phẩm giá của mình với tư cách là Thái hậu một nước. Nên việc Dương Vân Nga có ý định tự vẫn khi vua Lê Hoàn tỏ tình cũng là điều phù hợp với đạo lý thời bấy giờ. Điện ảnh cho phép lấp đầy những khoảng trống của lịch sử một cách hợp lý trong điều kiện có thể. Điều đó tôi nghĩ rằng không làm tính cách bà ủy mị mà hoàn toàn thể hiện sự quyết đoán và mạnh mẽ. 

    Thế còn việc GS có nhắc đến: “Một sự kiện quan trọng bậc nhất là việc Thái tổ Lý Công Uẩn lên ngôi. Rành rành lịch sử viết Lý Công Uẩn lên ngôi ở Hoa Lư, được triều đình đồng thuận, nhưng trên phim thì Lý Công Uẩn lại lên ngôi ở… một ngôi chùa…Trung Quốc”? 

    Thứ nhất: Trong phim có cảnh người dân quỳ lạy thỉnh cầu Lý Công Uẩn lên ngôi tại Chùa Lục Tổ (lúc này do không thể ở lại triều đình phục vụ cho vị hôn quân Lê Long Đĩnh nên Lý Công Uẩn đã bỏ về chùa Lục Tổ. Lúc đó, người dân vốn biết và cảm phục tài đức của Lý Công Uẩn, đã kéo nhau đến chùa Lục Tổ để đồng lòng thỉnh cầu Lý Công Uẩn lên làm vua. Sự kiện này là cơ sở để Lý Công Uẩn lên ngôi sau này. Còn cảnh lên ngôi được nhà sản xuất dàn dựng công phu, trang trọng tại Kinh đô Hoa Lư trước sự đồng lòng, nhất trí của văn võ bá quan trong triều đình. Trong sự kiện này, nhà sử học Lê văn Lan đã nhầm lẫn. 

    Trước kết luận gay gắt của GS, anh nói gì: “Tóm lại, những nhân vật lịch sử trong phim đều bị bóp méo làm cho sai lệch đi. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ vì nó là một sự xuyên tạc lịch sử trong một tác phẩm nghệ thuật mà hơn thế qua đây thì việc giáo dục về truyền thống anh hùng của dân tộc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng”? 

    Về vấn đề này, chúng tôi cũng có trao đổi với một thành viên của Hội đồng duyệt phim Quốc gia duyệt phim “Lý Công Uẩn- đường tới thành Thăng Long” và được biết rằng Nhà sử học Lê Văn Lan không là thành viên trong hội đồng duyệt phim quốc gia trong lần duyệt cuối cùng Bộ VH-TT &DL tổ chức. Ông không đủ căn cứ để nói như vậy. Việc nhà sử học Lê Văn Lan không hề xem bản chỉnh sửa lần cuối bộ phim nhưng khẳng định về việc “đấy là cảnh trên phim, ở lần duyệt cuối cùng và những cảnh đó sẽ được chiếu trên Đài truyền hình quốc gia” liệu có phải là sự thật và là khách quan về bộ phim hay không?

    Hơn nữa, chính nhà sử học Lê Văn Lan đã từng nhầm lẫn về những chi tiết hoàn toàn không có thật trong phim: nhân vật Hạng Lang với Long Đĩnh và cả việc Vua Lý Thái Tổ lên ngôi diễn ra ở một ngôi chùa… Liệu rằng các thông tin mà nhà sử học Lê Văn Lan đưa ra liệu có đáng tin cậy, hay đây đều là sự “nhầm lẫn”.


    Hằng Nga
    Nguyễn Xuân Diện: 

    Giáo sư Lê Văn Lan hiện đang đi công tác tỉnh ngoài (dự kiến tối nay NXD-Blog sẽ cập nhật hình ảnh "ăn chơi nhảy múa" của ông). Các thông tin xung quanh các phản hồi của ông Trịnh Văn Sơn - GĐ hãng Trường Thành đều đã được thư ký tập hợp và chuyển đến ông ngay trên đường công tác. 

    Vào chiều tối thứ Hai tuần tới, Giáo sư Lê Văn Lan về đến Hà Nội và làm rõ một số vấn đề xung quanh câu chuyện này. NXD-Blog sẽ thông tin kịp thời đến chư vị!

    Đọc tiếp...

    THÔNG BÁO NGẮN

    Thưa chư vị,

    Từ trưa nay, ngày 9 tháng 6 năm 2011, một trang blog có tên http://www.xuandien.com/ đã được online trên mạng, lưu trữ các tin bài từ Nguyễn Xuân Diện-Blog, tức là Blog mà chư vị đang xem đây.
    Tôi - Nguyễn Xuân Diện xin thông báo:

    1. Tôi không phải là người quản trị trang http://www.xuandien.com/ nói trên.

    2. Tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm gì về trang nói trên.

    3. Việc có những người tự lưu trữ (nguyên văn tin bài và các comments) từ trang http://xuandienhannom.blogspot.com là nằm ngoài ý muốn của chủ Blog.
    Tôi sẽ tiếp tục thông tin về câu chuyện này đến chư vị, và vẫn duy trì bài vở cho blog.
    Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện kính báo!


    Đọc tiếp...

    CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM: QUYẾT TÂM BẢO VỆ VÙNG BIỂN, ĐẢO!

    "Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định, nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển, đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày hôm nay. Vì vậy chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển, đảo,” Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu như vậy khi ra thăm quân và dân huyện đảo Cô Tô nhân dịp chuyến công tác tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 7/6.

    Nhấn mạnh người dân Cô Tô và lực lượng vũ trang ở huyện đảo thay mặt nhân dân cả nước bảo vệ vùng trời, biển, đảo của Tổ quốc trên địa bàn Quảng Ninh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết biểu dương quân và dân huyện đảo Cô Tô đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường vượt khó, nhờ vậy đời sống mọi mặt của người dân trên đảo ngày càng được cải thiện, nhất là về y tế và giáo dục.


    Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh, là huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, Cô Tô cần chăm lo giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo, tạo thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế-xã hội.


    Chia sẻ với những khó khăn của quân và dân huyện đảo xa, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam sớm triển khai dự án nhà máy nhiệt điện trên đảo Cô Tô. Điện là vấn đề ưu tiên hàng đầu hiện nay ở đảo Cô Tô nhằm đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ sản xuất, sinh hoạt.


    Huyện đảo Cô Tô gồm hơn 40 đảo lớn, nhỏ, tổng diện tích hơn 4.600ha, cách thành phố Hạ Long chừng 150km, dân số hiện hơn 5.000 người, có vị trí chiến lược là huyện đảo tiền tiên ở vùng Đông Bắc.


    Dịp này, quân và dân huyện đảo Cô Tô vừa kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ ra thăm (ngày 9/5/1961). Tuy bận trăm công, nghìn việc, nhưng Bác Hồ lúc sinh thời vẫn hết sức quan tâm tới đời sống của bộ đội và nhân dân nơi hải đảo xa xôi. Người nói “... Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết cố gắng và tiến bộ.”


    Bí thư Huyện ủy Cô Tô Nguyễn Đức Thành cho biết thực hiện lời dạy của Bác Hồ khi về thăm cách đây 50 năm, Cô Tô khai thác thế mạnh về biển và du lịch, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.


    Năm tháng đầu năm nay, Cô Tô đã đánh bắt được 16.000 tấn hải sản, đón trên 3.000 lượt du khách. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 830 USD.


    Bí thư Huyện ủy Cô Tô kiến nghị sớm triển khai kéo điện lưới quốc gia, xây dựng sân bay trực thăng trên đảo và mở rộng Khu di tích Bác Hồ.


    Chiều 8/6, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm Làng công nhân của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long, tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.


    Tại đây có 690 căn hộ 1 tầng được Viglacera Hạ Long đầu tư xây dựng và bán cho các gia đình công nhân dưới hình thức trả góp. Người lao động ở làng công nhân được hưởng mọi chế độ phúc lợi công cộng do công ty đầu tư.


    Được chứng kiến sự ưu đãi về nhà ở, bữa ăn ca, sinh hoạt văn hóa-xã hội mà công ty dành cho cán bộ, nhân viên và người lao động, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh Viglacera Hạ Long đang đem lại niềm vui cho mỗi người lao động, tạo cho họ niềm tin để gắn bó lâu dài với công ty. Các chế độ, chính sách của công ty giúp cho người lao động giảm đáng kể những gánh nặng về nhà ở, chi phí sinh hoạt, nhất là trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, giá cả leo thang gây tác động đáng kể đến đời sống của người dân.


    Chủ tịch nước đã đi thăm thực tế điều kiện ăn ở của công nhân; đến thăm trang trại rau sạch, thực phẩm sạch của Xí nghiệp dịch vụ đời sống thuộc Viglacera Hạ Long, nơi cung cấp rau, thực phẩm cho các bữa ăn ca của toàn bộ công ty.


    Khi được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm gia đình, anh Trần Trung Duyên, 38 tuổi, quê Bắc Ninh, xúc động bày tỏ, có sự quan tâm của công ty thì gia đình anh mới có được căn hộ 2 phòng ở khép kín như hiện nay. Nhờ đó, anh và vợ (cũng là công nhân của Viglacera Hạ Long) hoàn toàn yên tâm, gắn bó lâu dài với công ty.


    Theo chính sách của Viglacera Hạ Long, tiêu chuẩn đối với một gia đình cùng làm việc tại công ty là được mua phân phối 1 căn hộ (mỗi căn từ 1-2 phòng ở, với giá 45 triệu đồng/phòng). Người được hưởng chế độ này chỉ phải trả trước 30% giá trị gian nhà, phần còn lại được trừ dần vào lương hàng tháng. Đối với những công nhân chưa có gia đình, công ty bố trí 4 người/căn hộ 1 phòng khép kín, chỉ phải đóng chi phí điện, nước sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, toàn bộ người lao động đang làm việc cho Viglacera Hạ Long đều được bố trí chỗ ở.


    Cùng với đó, công ty có chính sách giữ thợ giỏi, thưởng tiết kiệm (khi nghỉ hưu sẽ được lĩnh toàn bộ, tính cả lãi suất tiết kiệm). Viglacera Hạ Long cũng đang hướng tới mục tiêu xây chung cư cao tầng bình dân để bán cho người lao động của mình, với giá tối đa 6-7 triệu đồng/m2./.

    Dương Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)

    Đọc tiếp...