Toàn văn trên báo Tiền Phong, số 159 ra ngày thứ Tư 8-6-2011, trang 8:
Phát sóng phim Đường tới thành Thăng Long, GS Lê Văn Lan:
Tôi phản đối kịch liệt
Tin VTV dự định phát sóng bộ phim dài tập Lý Công Uẩn – đường tới thành Thăng Long từ 30-6 đang gây xôn xao dư luận. Cũng có ý kiến cho rằng cần chiếu rộng rãi, mới biết hay dở, để có cơ sở khen chê. Rộng đường dư luận, Tiền Phong đưa ý kiến của GS Sử học Lê Văn Lan (ảnh) người đã có dịp xem phim này.
Thưa GS Lê Văn Lan, vì sao ông phản đối việc VTV định phát bộ phim “Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long” thời điểm này?
Không chỉ thời điểm này. Nhưng càng trong thời điểm này, thì càng rõ một vấn đề cơ bản qua các thời điểm là: Không như công văn của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch gửi Đài TH Việt Nam ngày 15-3-2011, phim này chuyển tải cho người xem biết và tự hào về một giai đoạn lịch sử của nước ta.
Qua tất cả các thời điểm, tôi đều không thể tự hào về cách người ta đưa giai đoạn lịch sử của nước ta lên phim như thế này.
Được biết tên của ông có trong danh sách những người cố vấn cho bộ phim mà chưa được phép của ông?
Ở lần xem phim thứ nhất, khi thấy tên tôi trên giê-nê-ríc, đề là cố vấn lịch sử, tôi đã trực tiếp phản đối với ông Trịnh Thanh Sơn, Giám đốc hãng Trường Thành đơn vị sản xuất phim này. Đồng thời tôi viết hai bài báo để nói rõ chuyện đó, rằng tôi có được biết phim làm lúc nào và làm ở đâu để mà nhận việc cố vấn.
Thưa, vậy đến nay, tên của giáo sư có còn trên giê-nê-ric?
Họ vẫn đề tên tôi với danh hiệu là Người tu chỉnh kịch bản. Nhưng đáng tiếc là những điều tôi đề nghị tu chỉnh thì họ không tiếp thu.
.
Thứ nhất, không như công văn của Bộ VHTTDL đã nói: "Về cơ bản, tinh thần lịch sử trong phim được tôn trọng". Xin nêu một ví dụ: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (980 - 981) là niềm tự hào của tất cả những người Việt chân chính. Nhưng phim lại chỉ nói về cuộc kháng chiến này dưới dạng một trận đánh ở một ngọn núi ất ơ nào đó tên là núi Chu Tước. Ở lần xem phim thứ nhất, tôi xem thấy trận đánh này diễn ra cảnh Thiền sư Vạn Hạnh khuyên và trao cẩm nang cho anh hùng dân tộc Lê Hoàn, nói rằng: “Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan”. Và trên phim, vai Lê Hoàn còn ra lệnh: “Kẻ nào bàn đánh, chém!”
Đến lần xem phim thứ hai và thứ ba (tức là lần duyệt cuối), sau ý kiến phản kháng kịch liệt của tôi, họ đã sửa lại nhưng vẫn kéo toàn bộ cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc thời đó vẫn vào trận núi Chu Tước ất ơ ấy. Và lại còn cho ông Vạn Hạnh đón đường hành quân ra trận của ông Lê Hoàn và khuyên: "Chớ sát sinh nhiều". Vai diễn Lê Hoàn thì thể hiện sự băn khoăn về lời khuyên trận mạc này.
Nói chung, tinh thần và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta oanh liệt là thế, nhưng Đường tới thành Thăng Long thể hiện rất mờ nhạt, còn chủ yếu là đấu đá, sát phạt nội bộ, thậm chí chém giết, và được tô đậm bằng những trường đoạn rất rùng rợn. Có nhân vật Hạng Lang sau khi đánh nhau với anh ruột là Đinh Liễn, thì đã chết với những mũi chông cắm xuyên từ gáy sang bên mặt, rất rùng rợn.
Lê Hoàn- nhân vật lịch sử chính của giai đoạn này thể hiện như thế nào trong phim, thưa giáo sư?
Mọi người Việt Nam chân chính đều hiểu và tôn vinh Lê Hoàn là anh hùng dân tộc. Hơn nữa, đây là nhà thủy lợi đầu tiên với việc đào kênh Nhà Lê, bây giờ còn sử dụng. Nhưng trong phim này, Lê Hoàn hiện ra như một ông vua có lối sống xa xỉ, chỉ biết bắt dân xây dựng cái gọi là "vườn ngự uyển", không cần biết đến những lời can gián, thậm chí còn trừng phạt Lý Công Uẩn vì đã dám ngăn vua xây dựng những công trình phục vụ cho việc ăn chơi xa hoa.
Lê Hoàn còn hiện ra như một ông vua nhu nhược, đi kinh lý thì lại để cho giặc cỏ nó bắt được. Rồi sa thải các trung thần. Tóm lại là một ông vua không đúng như lịch sử đã ghi chép và các nhà sử học xưa nay đã nhận định và tôn vinh.
Còn những nhân vật lịch sử khác?Thái hậu Dương Vân Nga chẳng hạn?
Tôi và một số nhà nghiên cứu đang được dòng tộc họ Dương mời làm hội thảo khoa học về các nhân vật họ Dương trong lịch sử. Tôi sợ rằng dòng tộc họ Dương sẽ có thái độ phản kháng dữ dội khi phim này được chiếu trên sóng truyền hình quốc gia với hình tượng một Dương Vân Nga ủy mị, sướt mướt, treo cổ tự tử khi được Lê Hoàn tỏ tình. Trong khi chính sử chép bà là người thông tuệ sắc sảo và quyết đoán trong những tình huống cam go.
Chi hậu Đào Cam Mộc hiện lên trong phim, từ đầu chí cuối là một ông tướng võ biền, cha của một ông tướng trẻ khác, cũng chỉ suốt ngày đòi thách đấu với Lý Công Uẩn. Khi được giao việc hộ vệ Lê Đại Hành tuần du thì lại ngơ ngẩn, sơ xuất, để cho vua của mình bị giặc cỏ bắt sống. Trong khi đó, mọi người đều biết Đào Cam Mộc là quan Chi hậu, tức là người quản mọi việc trong nội cung, và là quan văn.
Tóm lại, những nhân vật lịch sử trong phim đều bị bóp méo làm cho sai lệch đi. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ vì nó là xuyên tạc lịch sử trong một tác phẩm nghệ thuật mà hơn thế qua đây, việc giáo dục truyền thống anh hùng của dân tộc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn này thì sao?
Một sự kiện quan trọng bậc nhất là Thái tổ Lý Công Uẩn lên ngôi. Phim này không chỉ gọi "lên ngôi" là "đăng cơ" (từ Hán hoàn toàn). Rành rành lịch sử viết Lý Công Uẩn lên ngôi ở Hoa Lư, được triều đình đồng thuận, nhưng trên phim thì Lý Công Uẩn lên ngôi ở một ngôi chùa Trung Quốc!
Trang phục của phim là đề tài được bàn luận nhiều. Cụ thể tranh phục của Lý Công Uẩn ra sao?
Không chỉ trang phục của nhà vua, mà của văn võ bá quan và trăm họ đều rất Trung Quốc. Rồi thì cảnh chùa chiền, cung điện, nhà cửa, ngựa xe, binh khí cũng đều rất Trung Quốc.
Tóm lại đó là những cảnh trên phim, ở lần duyệt cuối cùng phải không ạ? Và khán giả sẽ được xem đúng như thế?
Vâng! Đúng thế. Chính vì thế tôi mới kiên quyết phản đối việc chiếu bộ phim này ở các rạp và trên sóng truyền hình quốc gia cũng như các đài địa phương. Tôi tin chắc rằng đồng bào tôi cũng như tôi, không thể "tự hào" về mình, và tổ tiên của mình, ở một giai đoạn lịch sử quan trọng mà lại được làm “rất Trung Quốc” như thế này.
Nguyễn Xuân Diện (thực hiện)
Hôm qua lang thang trên mạng với mục đích tìm hiểu thêm về phim này, tôi thấy có một số trang web chiếu online phim "Về đất Thăng long", tôi tò mò xem thử thấy phim đã được HTV9 chiếu trên truyền hình và trang phục các nhân vật trong phim khá giống với miêu tả của GS Lan. Vậy không biết "Về đất Thăng long" có phải là một tên khác của Lý Công Uẩn-Đường tới thành Thăng long không? Quý vị có ai biết trả lời giùm tôi với.
Trả lờiXóaNgười Việt phản đối quá chắc VTV khó xử đây.Anh Tổng Minh nên xui các nhà làm phim bán lại cho các đồng chí Trung quốc.Được đồng nào hay đồng ấy,còn hơn vứt đi.(Theo những mô tả của Nhà sử học LÊ VĂN LAN,thì phim này hợp với người Trung quốc,chắc họ khoái).
Trả lờiXóaHoan hô báo Tiền Phong, hy vọng ý kiến sẽ được Đài THVN tiếp thu.
Trả lờiXóahttp://vtc.vn/394-288910/phong-su-kham-pha/cuoc-tan-pha-tham-khoc-lang-mo-tran-minh-tong.htm
Trả lờiXóaỐi bác Diện ơi, bác Diện ơi . Có cụ nào về vặt cổ bọn phi đạo đức này không ?
Vì không biết gửi nguyên bài bằng cách nào nên tôi la làng và nhờ bác la tiếp .
Cuộc tàn phá thảm khốc lăng mộ Trần Minh Tông
08/06/2011 06:14
(VTC News) - Đại công trường đắp đập thủy lợi Trại Lốc đã tàn phá nhẫn tâm toàn bộ lăng mộ khổng lồ của vua Trần Minh Tông.
Sau khi rời núi Bãi Bắn, nơi có lăng Tư Phúc (An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh), tôi vòng về thôn Trại Lốc. Ngay đầu thôn, có tấm biển chỉ đường lên đền Thái.
Đền Thái là một gian nhà cấp bốn nhỏ xíu, xây hình chữ Đinh nằm giữa quả đồi, lẩn khuất sau những tán vải um tùm.
Ông Tâm chỉ tay về các hướng và tả cho tôi dấu vết công trình đền Thái khi xưa. Thì ra, di tích đền Thái mới được các nhà khoa học khai quật năm ngoái.
Cổ vật khai quật ở di tích Thái Miếu.
Đền Thái vốn là một công trình được coi như Thái Miếu của Vương triều Trần khi xưa. Các nhà khoa học đã đào bới, làm phát lộ nền móng rộng tới 2 héc-ta, choán hết cả quả đồi. Theo lời ông Yên, các nhà khoa học đã thu gom được cả chục xe tải gạch ngói, đá tảng, là các di vật quý chở đi. Còn cả đống di vật vẫn xếp ngổn ngang sau đền.
Sau khi làm phát lộ di tích, các nhà khoa học ghi chép rồi lại thuê dân lấp lại như cũ.
Rất nhiều gạch thời Trần nằm dưới lòng đất ở nơi từng là Thái Miếu.
Đứng trên con đập hùng vĩ, ông Tâm chỉ tay xuống phía chân đập và bảo: “Ngay dưới chân đập, chỗ bãi bằng kia là lăng mộ vua Trần Minh Tông đấy! Chỉ vài người lớn tuổi chúng tôi là còn biết đến lăng mộ của ông Minh Tông thôi.
Tôi và ông Tâm tụt xuống chân đập và định vị lăng mộ khổng lồ của một vị vua Trần nổi tiếng thế kỷ 14.
Quang cảnh khu vực có lăng mộ Trần Minh Tông khi xưa.
Ông Tâm chỉ nơi từng có lăng mộ Minh Tông.
khu lăng mộ này. Khi đó, lăng mộ đã đổ nát, nhưng di vật vẫn còn rất nhiều, nằm la liệt trên mặt đất. Theo ông Tâm, lăng mộ vua Trần Minh Tông ở chân đồi Khe Gạch là lăng mộ lớn nhất, đẹp nhất và còn nguyên vẹn nhất khi đó.
Cách đây hơn 30 năm, tại lăng mộ Minh Tông vẫn còn 18 con sấu đá như thế này.
Mưa nắng mài mòn mấy trăm năm, khiến những phiến đá lớn lộ ra. Cả những súc gỗ lớn, là cũi của mộ cũng lộ ra ngoài, nhưng đã mục nát.Thế nhưng, đại công trường đắp đập thủy lợi Trại Lốc, đã tàn phá nhẫn tâm toàn bộ lăng mộ khổng lồ của vua Trần Minh Tông.
Theo lời ông Tâm,
Việc xây dựng đập Trại Lốc đã phá hủy toàn bộ lăng vua Trần Minh Tông.
Để đắp được con đập này, hàng chục máy xúc, máy ủi, cả ngàn nhân công được huy động đào bới rầm rập ngày đêm.
Ông Tâm tiếc nuối: “Tôi nhìn cảnh người ta phá tung lăng mộ lấy đất đắp đập mà đau lòng lắm. Đập làm xong, thì lăng mộ biến mất hoàn toàn”.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
( tôi đành cắt bớt để bác cho vào nhà . Bác vào link sẽ thấy đâu khổ thế nào
"Cũng có ý kiến cho rằng cần chiếu rộng rãi, mới biết hay dở, để có cơ sở khen chê. "
Trả lờiXóaBác Diện ơi, dư luận quan tâm bộ phim không phải để khen chê hay dở mà để biết đúng hay sai , có phản lịch sử , bôi nhọ lịch sử dân tộc hay không mà thôi .
Ý kiến của tui về bộ phim “ Đường tới thành Thăng Long “ bộ phim phản dân tộc ! ( Còm bên trang ABS , nay nói thêm , bác Diện xem được thì để , thấy chướng mắt thì del nhé . hu hu...)
Đương nhiên tui cũng chưa xem bộ phim . Cần gì phải xem nhỉ ? Dựa theo bài phỏng vấn nhà sử học Lê Văn Lan , người có liên quan trực tiếp đến bộ phim thì đã rõ . Người ta có thể hư cấu lịch sử khi viết tiểu thuyết hay kịch bản phim để tình tiết thêm hấp dẫn , lôi cuốn . Hư cấu để mở rộng thêm sự kiện , tình tiết có thật của lịch sử chứ hư cấu không phải là bịa đặt , xuyên tạc , phản bội lịch sử… . Đó là sự hư cấu đầy tính toán , có ý đồ sẵn với lịch sử dân tộc .
Không hạ thấp lịch sử dân tộc mà lại “ hư cấu “, nhét vào mồm Thiền sư Vạn Hạnh, người góp phần đắc lực trong cuộc chống giặc giữ nước những câu này “Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan.” Giặc nào tự tan??? Trước vó ngựa hung tàn của giặc Tống (Trung Quốc) , dù là Thiền sư , TS Vạn Hạnh cũng không bao giờ có những câu nói bạc nhược , ngớ ngẩn vô nghĩa như thế nếu muốn đất nước thanh bình , no ấm . Chỉ những cái đầu hiện nay mới nhét vào mồm ông những câu ngớ ngẩn có chủ ý vậy thôi.
Và theo nhà sử học Lê Văn Lan , bọn làm phim đã vẽ lên hình ảnh " một Dương Vân Nga ủy mị, sướt mướt, treo cổ tự tử khi được Lê Hoàn tỏ tình. Trong khi chính sử chép bà là người thông tuệ sắc sảo và quyết đoán trong những tình huống cam go."
Theo sử sách ,dù là "hoàng hậu hai vua " nhưng thái hậu Dương Vân Nga là người biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi gia đình dòng họ , khác hẳn loại nữ nhi tầm thường ( kể cả loại thất phu tầm thường ) cớ sao bọn làm phim lại dám đem cái "hư cấu" tầm thường của mình gán ghép cho người phụ nữ vĩ đại như vậy ???
Và bọn người làm phim còn nhét vào mồm Lê Hoàn câu “ chém gió” : Kẻ nào bàn đánh. Chém!.” . Đường đường là một anh hùng dân tộc , một đại tướng quân ( Thập Đạo Tướng Quân) như Lê Hoàn , đánh đông dẹp bắc , không bao giờ ông lại đi chém vào những người lính đã cùng ông xông pha trận mạc để cứu nước như vậy. Là một đại tướng quân , ông ra trận để giết giặc xâm lược đem thanh bình cho đất nước chứ không phải ông ra trận để thụt thò bảo “ Chúng tớ có cơ sở … “ “ Chúng tớ có cơ sở… “ , “trên tình hữu nghị , hữu hảo …” tình bạn tốt tốt …” để quyết tâm giữ yên cho ngôi vị của mình , để rồi giặc tự tan cho đâu ! .
Lưỡi gươm của Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn không phải để thái rau, thái thịt ,nó dùng để chém bay đầu bọn xâm lược Phương Bắc , chém ngang lưng bọn phản quốc hại dân , chém rụng đầu bọn quyền cao chức trọng nhưng hèn nhát , cản bước tiến , bàn lùi ,trước vó ngựa của quân xâm lăng phương Bắc .
Thế đấy , hình ảnh anh hùng dân tộc Lê Hoàn là như vậy, sao bọn làm phim “Đường tới thành Thăng Long “ lại dám “hư cấu” bôi nhọ lịch sử như vậy ???? Ai đã cho phép ??? Ai đã bỏ qua ?????
Tôi nghĩ nên cấm chiếu bộ phim này trên truyền hình, bởi lẽ không phải ai cũng có hiểu biết cặn kẽ về lịch sử. Chính vì vậy khi hình tượng các nhân vật bị xây dựng méo mó sẽ là một vết hằn sâu trong tâm trí người xem và như vậy lịch sử đã bị xuyên tạc. Tôi lấy ví dụ, khi xem phim Bao Công thì Kim Siêu Quần là người không thể thay thế khi đóng nhân vật Bao Công. Vì vậy với trách nhiệm trước lịch sử dân tộc đài THVN nên dừng chiếu phim này
Trả lờiXóaThực tình tôi không quan tâm đến trang phục hay nhà cửa, cung điện... trong phim. Bởi vì nếu dùng những gì mà chúng ta hiện có thì khó mà có cảnh đẹp được. Những gì mà thời Lý để lại bằng hiện vật hầu hết là là phế tích. Hơn nữa, khả năng của nhà làm phim cũng có hạn.
Trả lờiXóaTuy nhiên điều quan trọng nhất là những trang sử về thời Lý thì không thể không tôn trọng khi làm phim. Nếu có hư cấu thêm thì cũng không được xuyên tạc, bóp méo. Nếu là phim "bịa" ra nhân vật, sự kiện để giải trí thông thương như chưởng TQ thì lại là chuyện khác. Nhưng trong phim này có tên những nhân vật, sự kiện lịch sử của dân tộc, không thể xuyên tạc, bóp méo bôi nhọ gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức về lịch sử của dân tộc.
Chúng ta cần phải đặt câu hỏi cho người làm phim: hư cấu như vậy voweis mục đich gì?
và với những nhà duyệt phim: trách nhiệm đối với lịch sử dân tộc, lòng tự tôn dân tộc họ để đâu mất rồi? Họ đã duyệt, cho chiếu bộ phim này vì động cơ gì?
Nguy-nan thế nước tạo Anh-hùng,
Trả lờiXóaBài học Kết-lòng chống Bạo-hung !
Tầu diễn thành hề,trò nhảm-nhí ?
Xóa-nhòa Lịch-sử ?...TẤT KHÔNG XONG !
Đồng ý là dừng phim này, mấy ông làm phim về lịch sử mà ko rành lịch sử thế này thì....
Trả lờiXóachắc VTV đang cố đâm ăn xôi đây, chán thật.
Tôi rất kính trọng GS Lê Văn Lan từ rất lâu rồi,tuy chưa bao giờ được gặp mặt.Mong GS kiên quyết với họ để họ không ghi tên GS trong bộ phim này,họ đã bán buôn lịch sử chưa đủ sao mà còn mượn tên của GS để làm điều vô liêm sỉ.Tên tuổi của GS Lê Văn Lan không thể để phường hại nước này mang ra bôi nhọ được.
Trả lờiXóaVụ Cô lượm CĐ Blog-gơ thắng lớn, vụ DLNV cũng coi như là thắng lợi. Khồng biết vụ lùm xùm này ra sao. Đề nghị Anh Diện cho lập dự đoán như sau:
Trả lờiXóa1. Không chiếu
2. Cho chiếu rạp, không lên TV
3. Cho chiếu TV sau một 2 tập thì ngưng vì bị phản đối
4. Tuột ... chiếu tất tần tật bị bà con phản đối
5. Tuột ... chiếu tất tần tật được bà con khen hay
6. Dự đoán khác
7. Có bao nhiêu người dự đoán như bạn
Trên blogspot có sẵn mẫu thăm dò này bác D ạ.
Làm một cái cho vui.
Anh em trúng giải sẽ có thưởng. Giải thưởng sẽ bàn sau.
Nếu tôi là LĐ tôi sẽ chon phương án 3: một công đôi ba việc, ven cả muôn đường.
Lời kể của GS Lê Văn Lan:
Trả lờiXóa"... tôi xem thấy trận đánh này diễn ra cảnh Thiền sư Vạn Hạnh khuyên và trao cẩm nang cho anh hùng dân tộc Lê Hoàn, nói rằng: “Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan”. Và trên phim, vai Lê Hoàn còn ra lệnh: “Kẻ nào bàn đánh, chém!”
Chỉ cần một chi tiết đó thôi đã biết lịch sử VN bị họ (đạo diễn TQ) xuyên tạc như thế nào và xuyên tạc thế để làm gì rồi. Vụ gây hấn hôm 26.5 vừa rồi và những gì diễn ra sau đó là bằng chứng quá rõ ràng. Cục điện ảnh mù sao mà không thấy?
Qua bao nhiêu năm đánh nhau chống giặc ngoại xâm, sâu trong tim người Việt là dòng máu nóng, sẵn sàng đánh bất cứ kẻ nào xâm lược. Vua Lê Hoàn mà nói câu `Ke nào bàn đánh, chems`, thì đúng là động chạm tự ái của toàn dân Việt nam rồi.
Trả lờiXóaBiết đâu người ta chiếu phim này để răn đe những ai dám chống lại ThTr thì sao?
Trả lờiXóa