CÁC VỊ ĐÔ TRƯỞNG THĂNG LONG - HÀ NỘI
BỊ MẤT CHỨC TRONG LỊCH SỬ
PGS.TS Bùi Xuân Đính
Bài này được viết sau khi các báo, đài, mạng xã hội loan tin hôm qua: Chu Ngọc Anh (cùng với Nguyễn Thanh Long) bị cho ra khỏi Đảng. Hôm nay, HĐND thành phố Hà Nội sẽ nhóm họp để bãi miễn chức vụ Chủ tịch UBND thành phố của vị con cháu họ nhà Chu. Trước hết, xin có đôi câu đối tặng anh:
TỪ BA VÌ THÔN DÃ CẰN KHÔ, TÀI MỎNG, MƯU DÀY, NGỌC ANH CHÓI NGỜI NƠI ĐỈNH THƯỢNG,
ĐẾN THỦ ĐÔ PHỐ PHƯỜNG MÀU MỠ, ĐỨC HÈN, MẸO LẮM, CHU GIA XÁN LẠN CHỖ CỬA TOANG!
Trở lại với chủ đề được nêu. Lịch sử Thăng Long - Hà Nội kể từ khi Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra (năm Canh Tuất, 1010), đến năm Mậu Tý - 1888, năm thực dân Pháp thành lập thành phố Hà Nội với hệ thống chính quyền cai trị của họ, thống kê chưa đầy đủ có 145 vị đảm nhận cương vị người đứng đầu đơn vị hành chính đặc biệt này với các tên gọi khác nhau ở mỗi thời kỳ, vương triều. Có nhiều vấn đề nghiên cứu lý thú về việc cử người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội, hoạt động đóng góp của họ với sự phát triển của đô thị đặc biệt trọng yếu này. Ở đây chỉ đưa ra một con số để mọi người cùng ngẫm : trong hơn 8 thế kỷ được nghiên cứu, trong 145 vị đô trưởng TL - HN, chỉ có 4 vị bị mất chức, trong đó có 3 vị thời Lê và 1 vị thời Nguyễn.
Người đầu tiên bị mất chức thời Lê là Ngô Sách Dụ (1640 - ?), là Tiến sĩ, đảm nhiệm vai Phủ doãn Phụng Thiên khoảng trước năm 1673. Đến kỳ thi Hương tại trường thi Thăng Long năm Qúy Sửu - 1673, đã mắc tội “ngầm đem sách và văn cũ vào trường thi, cho người nhà viết thay quyển thi, trà trộn vào để lấy đỗ, chiểu theo giá định ra mà thu tiền”. Việc bị phát giác, vị Đô trưởng Thăng Long này bị tội đồ (đi làm lao dịch) và đương nhiên là mất chức. Cũng bị mất chức vì tiêu cực trường thi vào năm này như Ngô Sách Dụ còn có Phủ doãn Phụng Thiên, Tiến sĩ Vũ Vĩnh Hồi/ Vũ Cầu Hối (thời gian đảm nhiệm chức Đô trưởng Thăng Long của hai vị còn có chút nghi vấn).
Người thứ ba là Nguyễn Đăng Tuân (1649 - ?), Tiến sĩ, là Phủ doãn Phụng Thiên, vì thiếu trách nhiệm với công việc mà trong kỳ khảo công (đánh giá công trạng) tháng 11/1691, Tuân bị liệt vào hạng “hạ khảo”, bị mất chức Đô trưởng Thăng Long, giáng xuống làm Cấp sự trung (như Vụ trưởng hiện nay).
Người thứ tư bị mất chức Đô trưởng HN là Nguyễn Kim Bảng (? – 1836) là Tổng đốc Hà - Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) từ tháng 10/1832 đến tháng 4/1833. Do tuổi già, “không có mưu lược trong việc ổn định tình hình Hà Nội và Ninh Bình” nên đến tháng 10/ 1833, bị mất chức Đô trưởng Hà Nội kiêm quản Ninh Bình.
Như vậy, số Đô trưởng TL – HN bị mất chức là quá ít so với tổng số người nắm giữ cương vị và so với chiều dài hơn 8 thế kỷ.
Vây mà Hà Nội thời hiện đại, mới vài năm nay đã có 2 Đô trưởng, cũng hàm vị Tiến sĩ, Nguyễn Đức Chung là tướng, là Anh hùng LLVT; Chu Ngọc Anh từng là Thượng thư được bổ về làm Đô trưởng với hy vọng lớn từ Trung ương cho sự phát triển của HN). Vậy mà cũng rớt đài.
P/s : Các tư liệu trên được dẫn trong sách “Người đứng đầu Thăng Long – Hà Nội (1010 - 1945)” của mình, do Nxb. KHXH ấn hành 2020. Đây là đề tài nằm trong Tủ sách Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, được mình hoàn thành tháng 6/2009 và đã được nghiệm thu vào tháng 8 cùng năm. Hội đồng nghiệm thu do GS Phan Huy Lê làm chủ tịch, 11 vị trong Hội đồng đều là các nhà khoa học có uy tín đánh giá cao và đề nghị cho xuất bản bản thảo thành sách [VĂN BẢN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG, CÁC THÀNH VIÊN MÌNH CÒN GIỮ].
Thế nhưng, khi đưa vào kế hoạch xuất bản, có ba vị lại có ý kiến BẰNG MIỆNG là “cuốn sách này nhạy cảm lắm, không thể in được”. Ba vị đó, một vị (có hàm vị sư, sĩ) từng có một vai quan trọng ở Ban Khoa giáo Trung ương (và buồn cười là đã từng làm chủ tịch hội đồng xét duyệt đề cương đề tài này của mình!), một vị là Phó Đô trưởng Hà Nội, vốn là một nữ Bí thư đoàn phường, nghe bàn dân thiên hạ đồn thổi là đi lên nhờ được lãnh đạo cao cấp vỗ vai trước nhiều vị cán bộ lãnh đạo thành phố ”đây là mầm non đất nước, phải bồi dưỡng, cất nhắc”, ở thời điểm 2009 là lãnh đạo đầy quyền uy của thành phố; còn vị thứ ba (nghe nói) là Phó Ban Tuyên giáo của Hà Nội (tôi không biết mặt, biết tên). Chẳng biết họ đã đọc chưa và đã đọc đến đâu bản thảo đó mà tuyên bố "xanh vàng" như vậy. Bản thảo bị cái “án” bằng miệng của mấy vị quan vô cảm, nên nằm im suốt 11 năm trời.
Tôi đòi cơ quan hợp tác cho tôi văn bản ý kiến của mấy vị tai to mặt lớn kia thì được trả lời :”Chỉ đạo miệng thế thôi, chẳng có văn bản nào hết, anh không thể in được”. Mãi đến năm 2020, khi mấy “quan miệng” này không còn tại vị, bản thảo mới được đưa ra in.
Bây giờ, nhân Chu Ngọc Anh bị mất chức Đô trưởng, mình thấy đúng là một thời gian dài, mình “hận” mấy vị “quan miệng” kia, vì miệng họ không chỉ là “trôn trẻ” như các cụ ta đã đúc kết, mà còn có thể chôn cả một công trình khoa học có giá trị, chôn cả sự nghiệp của một nhà khoa học, khi công trình của họ nằm trong quyền phán xét của mấy vị quan vô cảm, ác độc đó, có khi lại khép vào tội chính trị. Nhưng ngẫm lại, mấy vị quan miệng trên cũng có lý: họ “bẩu” sách của mình “nhạy cảm”, vì “toàn ca ngợi các vị Đô trưởng TL - HN thời phong kiến toàn được đào tạo cơ bản, học hành tử tế; liêm chính, nếu so sánh với thời nay thì …." (!?).
Giờ mình còn thấy một điều khác: họ làm chính trị nên lo xa hơn, đã "dự" được vào một ngày đẹp trời nào đó, có nhiều vị Đô trưởng rớt đài, mà Nguyễn Đức Chung, Chu Ngọc Anh là gương.
Tôi cũng nghe, ả cán bộ đoàn sau này là PCT thành phố từng là bạn học sư phạm con gái ông cán bộ cấp cao đó. Tốt nghiệp sư phạm không nhận phân công công tác xa, ở nhà phấn đấu đoàn phường, tích cực đi lại với con ông to đó ...mà trưởng thành đến mức ngăn chặn được công trình đó. Còn ông to đó khỏe lắm, U90 vẫn còn ra cháu bé. Cụ Phạm Viết Đào khi bình luận về một văn bản có đoạn về chính sách ưu tiên cho học sinh phổ thông "con cán bộ lão thanh" đã khôi hài đoạn này chỉ dành cho cháu bé đó. Cán bộ lão thành, thời điểm ấy có ai có con còn học phổ thông nữa?
Trả lờiXóa