Qua theo dõi công tác phòng chống dịch COVID-19 ở Hà Nội thời gian qua, mặc dù chính quyền và nhân dân thành phố đã có rất nhiều cố gắng, song trong công tác chỉ đạo và thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, cực đoan, chưa lường hết được các nguy cơ tiềm ẩn trong các quyết định của chính quyền. Tôi xin góp ý KHẤN CẤP mấy điểm sau:
1- Bỏ xét nghiệm toàn dân. Vì kết quả xét nghiệm sẽ chỉ là để biết con số nhiễm của thành phố, mà nếu không đi đồng bộ với các giải pháp khác thì vô tác dụng. Xét nghiệm sẽ tập trung đông người, lây nhiễm khó kiểm soát; dàn mỏng lực lượng nhân viên y tế làm mệt mỏi họ thì khi dịch bùng lên sẽ khó có đủ sức chịu đựng trong thời gian dài.
2- Bỏ Giấy đi đường. Đồng thời với việc chỉ thị cho các chốt hướng dẫn người đi đường thực hiện đầy đủ 5K. Xem ý kiến của cựu ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng.
3- Có ưu tiên để duy trì lực lượng Shipper – lực lượng này phải được coi trọng ngang hàng với lực lượng y tế, vì y tế thì chữa cho người bệnh, còn shipper thì giữ yên người chưa bị bệnh ở trong nhà. Shipper là lực lượng đảm bảo cho thành phố sống – duy trì sự sống cho thành phố. Tùy tình hình thực tế để ưu tiên cho shipper: Tiêm vắc xin, các siêu thị và doanh nghiệp cung ứng tạo điều kiện để họ ở lại kho xưởng tránh về nhà hàng ngày để không lây nhiễm cho cộng đồng nếu họ bị nhiễm, cấp phát giấy tờ thuận lợi, kiểm tra giấy tờ nhanh chóng khi qua chốt,…
4- Tổ chức các doanh nghiệp siêu thị thu mua và giải cứu tất cả các sản phẩm lương thực thực phẩm ở các vùng vành đai rau xanh và các trang trại chăn nuôi của thành phố (ngoại thành) để thịt cá, rau củ quả, sữa trứng,… được thu hoạch đúng thời vụ, qua đó người chăn nuôi, sản xuất thu hồi vốn để quay vòng tái đầu tư đúng thời vụ vụ mới, chuẩn bị hàng hóa cung ứng cho nhân dân có thực phẩm ăn Tết sắp tới.
5- Mời ngay đội ngũ chuyên gia y tế giỏi về dịch tễ học kể cả những người đã từng nghỉ hưu, người hoạt động khối tư nhân để tư vấn cho thành phố về công tác chuyên môn phòng chống dịch.
2- Bỏ Giấy đi đường. Đồng thời với việc chỉ thị cho các chốt hướng dẫn người đi đường thực hiện đầy đủ 5K. Xem ý kiến của cựu ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng.
3- Có ưu tiên để duy trì lực lượng Shipper – lực lượng này phải được coi trọng ngang hàng với lực lượng y tế, vì y tế thì chữa cho người bệnh, còn shipper thì giữ yên người chưa bị bệnh ở trong nhà. Shipper là lực lượng đảm bảo cho thành phố sống – duy trì sự sống cho thành phố. Tùy tình hình thực tế để ưu tiên cho shipper: Tiêm vắc xin, các siêu thị và doanh nghiệp cung ứng tạo điều kiện để họ ở lại kho xưởng tránh về nhà hàng ngày để không lây nhiễm cho cộng đồng nếu họ bị nhiễm, cấp phát giấy tờ thuận lợi, kiểm tra giấy tờ nhanh chóng khi qua chốt,…
4- Tổ chức các doanh nghiệp siêu thị thu mua và giải cứu tất cả các sản phẩm lương thực thực phẩm ở các vùng vành đai rau xanh và các trang trại chăn nuôi của thành phố (ngoại thành) để thịt cá, rau củ quả, sữa trứng,… được thu hoạch đúng thời vụ, qua đó người chăn nuôi, sản xuất thu hồi vốn để quay vòng tái đầu tư đúng thời vụ vụ mới, chuẩn bị hàng hóa cung ứng cho nhân dân có thực phẩm ăn Tết sắp tới.
5- Mời ngay đội ngũ chuyên gia y tế giỏi về dịch tễ học kể cả những người đã từng nghỉ hưu, người hoạt động khối tư nhân để tư vấn cho thành phố về công tác chuyên môn phòng chống dịch.
HN, 7.9.2021
Nguyễn Xuân Diện
Cùng 100% ý với TS Diện! Đúng nhưng khó thành vì mọi việc đã có bài?
Trả lờiXóa1. Xét nghiệm toàn dân để lấy con số đã được chăm lo!
2. Cấp giấy đi đường để diễn uy và cơ hội bắt nhốt đúng quy trình.
3. Shipper là thường dân, mao mạch an sinh. Nhưng không cho phép họ tự nhiên che lấp hào quang bộ đội Cụ Hồ, CAND.
4. Công chức, từ Trưởng thôn, xã, công nhân quốc doanh … hệ thống đã lo nghiêm. Doanh nghiệp nhỏ, (cả Nanogen?), siêu thị, dân nông nghiệp… là khu vực nuôi người, nhưng phi XHCN, tà tà, lo dần. Chờ thoi thóp, cứu, công ơn sẽ vĩ đại hơn…
Tôi thấy những đề xuất của bác Nguyễn Xuân Diện có phần hợp lý. Dịch Covid-19 là đại họa của cả thế giới, những nước tiên tiến còn trở tay không kịp huống chi Việt Nam. Khách quan mà nói thì Việt Nam đã "ngủ quên trên chiến thắng" trong đợt đầu của dịch, nên bây giờ có dư luận cho rằng đang đội sổ thế giới về chống dịch. Mong VN hãy lắng nghe dư luận và mới các chuyên gia đóng góp ý kiến, đừng dùng thứ "võ tự do", đụng đâu đỡ đó.
Trả lờiXóaHiện nay, Chính phủ cần phải điều chỉnh lại chiến lược chống dịch. Sau hơn 3 tháng chống dịch. Đội ngũ y tế, là chủ công chống dịch. Đã không được quan tâm đúng mức. Hàng chục ngàn nhân viên y tế từ mọi miền đất nước được điều về Sài gòn và các tỉnh phía Nam chống dịch. Họ đã xa nhà mấy tháng rồi. Ai cũng có gia đình. Nhiều nỗi lo khác nhau. Vì chống dịch xa nhà. Thu nhập bị giảm sút. Tại các bệnh viện dã chiến, mỗi nhán viên y tế mỗi ngày phải chăm sóc trên dưới 150 bệnh nhân. Họ nhận được hàng ngày là khẩu phần cơm hộp 3 bữa giá 120 ngàn/ ngày. Đau lòng hơn, khi chẳng may bị lây nhiễm. Họ trở thành bệnh nhán tại chính nơi họ phục vụ. Khẩu phần ăn còn 80 ngàn/ ngày ( khẩu phần cho bệnh nhân). Theo bái cái của bộ Y tế. Họ đã kiệt sức rồi! Nếu không cấp bách thay đổi chế độ đãi ngộ đối với các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. Thì dù có chỉ thị kỷ luật, hay thu hồi giấy phép hành nghề. Họ cũng sẽ buông tay thôi. Vì mình phải sống. Phải khoẻ mạnh. Thì mới cứu được người khác! Hãy thôi chống dịch bằng khẩu hiệu. Đưa hàng chục ngàn người vào nơi nguy hiểm, mà không quan tâm đến việc họ sống chết ra sao? Hãy thay đổi! Bằng cách quan tâm chăm lo cho đội ngũ y tế tuyến đầu. Các nước quanh ta, nghèo như Kampuchia, Philipines, Indonesia... Đều hỗ rất cao cho đỗi ngũ y tế chống dịch. Lẽ nào Việt Nam không làm được. Nếu ngân sách không đủ. Đề nghị kêu gọi đóng góp của xã hội. Đề xuất: hãy trả cho các bác sỹ trực tiếp chống dịch 30 triệu/ tháng. Y tá, điều dưỡng: 20 triệu/ tháng. Tình nguyện viên: 500 ngàn/ ngày. Nếu được đãi ngộ thoả đáng. Sẽ không lo thiếu hay đội ngũ y tế tuyến đầu bỏ việc. Cần có bệnh viện điều trị riêng cho các nhân viên y tế bị lây nhiễm covid khi cứu chữa người bệnh như bệnh viện bên công an.
Trả lờiXóaBỏ giấy đi đường mà vẫn để chốt à? Có cái gì sai sai
Trả lờiXóa