Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

HẢI PHÒNG: CHI 427,5 TỶ ĐỂ BẢO TỒN BÃI CỌC GỖ HOANG ĐƯỜNG

 
Thủ tướng thăm quan bãi cọc Cao Quỳ. Ảnh HP 

Hải Phòng xây khu bảo tồn bãi cọc liên quan đến chiến trận Bạch Đằng năm 1288

Thanh Niên
13:14 - 03/05/2020

Sáng 3.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường vào khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. 

Theo UBND thành phố Hải Phòng, Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ (lưu lại chiến tích trận Bạch Đằng lần thứ 3, năm 1288) có diện tích khoảng 30.680 m². Trong đó, cổng chính rộng 20 m xây trụ và mái cổng kiểu kiến trúc cổ lợp ngói mũi hài, cánh cổng là gang đúc chi tiết hoa văn; hệ thống tường bao có tổng chiều dài 724 m xây gạch, mái mũ tường ngói giả cổ; nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật có diện tích 360 m², 1 tầng theo kiến trúc giả cổ; khu bảo tồn bãi cọc xây dựng mái nhà che khung cột giả cổ diện tích 2.000 m². 

Ngoài ra, khu bảo tồn này còn có hệ thống sân vườn, thảm cỏ xây dựng diện tích 20.000 m² cùng các tiện ích khác như nhà vệ sinh, nhà bảo vệ… 

Riêng mặt bằng bãi cọc phát lộ được bảo tồn theo hướng lấp đất, xây dựng hình tượng cọc 3D lộ thiên cho khách tham quan. 

Tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ có chiều dài 3,488 km, nối quốc lộ 10 với khu vực bãi cọc thuộc các xã Lưu Kỳ, Liên Khê. Tuyến đường có mặt đường rộng 12 m, vỉa hè đoạn rẽ vào bãi cọc hè rộng 5 m, có bãi đỗ xe rộng 1 ha. Dọc tuyến đường bố trí hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh bóng mát là lim xanh, long não, xà cừ. 

Tổng mức đầu tư xây dựng tuyến đường và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ là 427,521 tỉ đồng từ ngân sách thành phố. Dự án sẽ được thi công trong 135 ngày.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng nhấn mạnh quần thể di tích khảo cổ học cánh đồng Cao Quỳ của Hải Phòng, cùng những di tích bãi cọc đời Trần đã phát hiện tại các khu vực lân cận thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương là những tư liệu, sử liệu vật chất vô giá, là hiện vật độc đáo bổ sung cho phần thiếu khuyết của sử liệu khi nghiên cứu về cuộc chiến chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc. 

Đồng thời, phát hiện này cũng mở ra hướng nghiên cứu mới tổng thể, toàn diện, bao quát hơn về quy mô không gian và các địa điểm diễn ra trận chiến của quân và dân nhà Trần năm 1288 trên địa bàn Hải Phòng

 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ phải
là một công trình văn hóa, lịch sử

Cọc gỗ cổ ở bãi cọc Cao Quỳ. Ảnh Lê Tân

Theo Thủ tướng, việc bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ đòi hỏi một kế hoạch lâu dài, triển khai thực hiện cẩn trọng theo từng giai đoạn, hướng tới mục tiêu bảo tồn nguyên trạng khu di tích, tuyên truyền giá trị của di tích tới công chúng, xây dựng công trình phát huy giá trị di tích; không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn có ý nghĩa giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống to lớn cả trước mắt và lâu dài. 

“Dự án Tuyến đường vào và Khu bảo tồn Bãi cọc Cao Quỳ không chỉ đơn thuần là một Dự án xây dựng cơ bản đơn thuần mà là một công trình văn hóa, lịch sử. Việc xây dựng các công trình là để làm nổi bật di sản. Do vậy trong toàn bộ quá trình thi công, đòi hỏi các đơn vị phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc về giá trị, yếu tố gốc và tính nguyên vẹn của di chỉ", Thủ tướng lưu ý. 

Cũng trong sáng 3.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cắt băng thông xe kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng nút giao Nam cầu Bính. Đây là điểm giao giữa đường dẫn bờ Nam cầu Bính với đường Hồng Bàng, đường Bạch Đằng, đường Hùng Vương, đường Hà Nội và tuyến đường quy hoạch qua sông Rế kết nối với đường Vành đai 2 của thành phố Hải Phòng. 

Sau hơn 20 tháng thi công, nút giao nam cầu Bính đã thông xe, góp phần cải thiện điều kiện giao thông, nâng cao năng lực khai thác cầu Bính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối trong khu vực với quốc lộ 5, quốc lộ 10 và khu đô thị Bắc sông Cấm. Đây cũng là dự án có hầm đường bộ đầu tiên ở Hải Phòng (hướng đường Bạch Đằng - Hồng Bàng). Tổng mức đầu tư của dự án là 1.411,190 tỉ đồng.

Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 1.10, trong quá trình đào vườn thuộc cánh đồng Cao Quỳ, ông Nguyễn Tuân Triệu (ngụ thôn 3, làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) phát hiện 2 cọc gỗ dài hơn 3 m, đường kính hơn 30 cm. 
Người dân địa phương cho rằng đây có thể là cọc gỗ liên quan đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng nên báo cơ quan chức năng. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch sau đó có quyết định cho khai quật, khảo cổ tại nơi phát hiện các cọc gỗ. 
 
Sau 2 tháng, đoàn khảo cổ đã khai quật được 27 cọc gỗ tại 3 hố. Viện Khảo cổ học nhận định, bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần thứ 3, năm 1288.
 
Đến ngày 21.12, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội nghị công bố kết quả khai quật bước đầu tại bãi cọc vừa phát lộ. Các nhà khoa học, giáo sư lịch sử tham dự hội nghị đều thống nhất rằng bãi cọc Cao Quỳ có liên quan đến chiến dịch Bạch Đằng năm 1288 của quân, dân nhà Trần với đế quốc Nguyên Mông. 
 
Theo các nhà khoa học, bãi cọc Cao Quỳ đã làm thay đổi nhận thức về chiến dịch Bạch Đằng năm 1288. Thành phố Hải Phòng cần tiếp tục có những nghiên cứu, khai quật mở rộng hơn. 
 
Chính vì vậy, UBND thành phố Hải Phòng đã triển khai xây dựng khu bảo tồn bãi cọc và tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ để để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị bãi cọc cũng như liên kết các di tích khác tại huyện Thủy Nguyên thành một quần thể thống nhất, có giá trị văn hóa - lịch sử cao.
Lê Tân

__________

Toàn cảnh vụ khai quật bãi cọc Cao Quỳ:

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

HẢI PHÒNG CHỮA THẸN: LẤP BÃI CỌC CAO QUỲ ĐỂ... BẢO QUẢN

Bãi cọc Cao Quỳ được phủ đất lên các đầu cọc để bảo quản. Ảnh: Giang Chinh Bãi cọc Cao Quỳ được lấp đất để bảo quản VNE Thứ tư, 8/1/2020, 12:08 (GMT+7) Hải Phòng: Sau 2 tháng phát lộ, 27 cọc gỗ ở bãi Cao Quỳ được lấp lại bằng các lớp đất nguyên thổ khi khai quật. Sáng 8/1, TS Nguyễn Gia Đối - Quyền viện trưởng Khảo cổ học cho biết,...
Đọc tiếp...

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

CẦN XEM LẠI NIÊN ĐẠI BÃI CỌC GỖ CAO QUỲ, HẢI PHÒNG?

CẦN XEM LẠI NIÊN ĐẠI BÃI CỌC GỖ CAO QUỲ,  THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG?   Ngọc Tô  5 - 1 - 2020 Vừa qua Hải Phòng đã khai quật BÃI CỌC GỖ CAO QUỲ tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và có hội thảo rùm beng với nhiều nhà khoa học đầu ngành khảng định BÃI CỌC GỖ CAO QUỲ thuộc trận đánh năm 1288 của quân...
Đọc tiếp...

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Di tích Bạch Đằng: CẦN NHẬN DIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC

Di tích lịch sử Bạch Đằng:  Cần nhận diện những giá trị đích thực Báo Quảng Ninh Một hai năm trở lại đây, nói đến di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, nhiều người nghĩ đó là “khu di tích chiến thắng Bạch Đằng Giang" ở thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Thậm chí, check in “khu di tích chiến thắng Bạch Đằng”...
Đọc tiếp...

XIN HỎI ÔNG NGUYỄN GIA ĐỐI, VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHẢO CỔ HỌC

Lê Văn Sinh CÓ THẬT NHỮNG CÂY GỖ Ở BÃI CAO QUỲ LÀ CỌC  - CHIẾN CỤ TRONG TRẬN ĐÁNH 1288? Trong bài báo 'Kết Luận Về Bãi Cọc Cao Quỳ: Cần Cẩn Trọng' (Thiên Điểu) đăng trên Tuổi Trẻ Online, ngày 24/12/2019, Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam TS Nguyễn Gia Đối vẫn khẳng định đó là những cọc gỗ liên quan chặt...
Đọc tiếp...

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHẢO CỔ HỌC ĐÃ CHÍNH THỨC LÊN TIẾNG

TS Nguyễn Gia Đối - quyền viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam. Ảnh: Báo Tiền Phong. Kết luận về bãi cọc Cao Quỳ: Cần cẩn trọng Tuổi trẻ24/12/2019 09:20 GMT+7 TTO - Sau thông tin phát lộ bãi cọc dự đoán liên quan đến cuộc chiến trên sông Bạch Đằng của nhà Trần năm 1288 (Tuổi Trẻ 22-12), một số nhà nghiên cứu lên tiếng cho rằng...
Đọc tiếp...

Lí Học: CHẾT ĐUỐI VỚ PHẢI CỌC !

Chết đuối vớ phải cọc Lí Học Nhiều năm qua, việc Hải Phòng làm PR, truyền thông rất tốt để cố ý nhận di tích Bạch Đằng Giang, nơi trận chiến thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của quân và dân nhà Trần là bên đất Hải Phòng là có thật. Việc li kì đến nỗi báo chí Quảng Ninh phải lên tiếng và ngành thông tin Quảng Ninh cũng phải lên tiếng...
Đọc tiếp...

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

VỤ BÃI CỌC: CHUYỆN TRANH GIÀNH ĐỂ LÀM DU LỊCH LÀ CÓ THẬT

Chung NguyenMấy hôm nay, báo đài đưa tin về việc cuối tháng 11, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật bãi cọc cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. 27 chiếc cọc được phát hiện qua việc khai quật ở 3 hố với diện tích 950 m2.  Trong quá trình thực hiện, các chuyên gia tiếp tục khảo...
Đọc tiếp...

LIỆU CHÚNG TA CÓ VẼ TRẬN ĐỒ CHO NGƯỜI XƯA ĐÁNH GIẶC

BÃI CỌC…LIỆU CHÚNG TA CÓ VẼ TRẬN ĐỒ  CHO NGƯỜI XƯA ĐÁNH GIẶC Nguyễn Khắc Thái . Chuyện nhờ khảo cổ mà phát hiện cả những nền văn minh thời xa xưa không hiếm. Nhiều thành phố cổ đã được khảo cổ phát lộ nguyên vẹn, nhiều công trình kiến trúc dân dụng quân sự cũng đã được khảo cổ phát lộ như thành phố cổ Tenea phía tây Athens,...
Đọc tiếp...

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

ĐẰNG SAU BÃI CỌC HẢI PHÒNG LÀ CHUYỆN GÌ?

Kiên Gốc Sậy VẦNG, NGAY TỪ KHI BẮT ĐẦU KHAI QUẬT, NHÀ CHÁU ĐÃ cảnh báo CÁC ĐỒNG NGHIỆP VỀ CHUYỆN Hải Phòng đòi/tranh phần VỚI QUẢNG NINH !!!  NHÀ CHÁU CHẢ TIN ĐÓ LÀ TRẬN ĐỊA CỌC !  NHẤT LÀ KHI SAU KHI KHAI QUẬT 950m2 phát hiện 27 cọc (xem ảnh) !!! TUY NHIÊN XIN CHỚ nhà báo NÀO DẪN STT NÀY LÊN BÁO NHÁ ! KHÔNG THAM...
Đọc tiếp...

VŨ MINH GIANG ĐỔI GIỌNG, SỬ NÔ PHẠM HỒNG TUNG VÀO CUỘC

'Không vội vàng khẳng định về bãi cọc ở Hải Phòng'  Minh Nhật Zing14:17 24/12/2019GS Vũ Minh Giang và GS Phạm Hồng Tung cho rằng nhận định ban đầu về bãi cọc được phát hiện ở Hải Phòng liên quan trận chiến của nhà Trần năm 1288 cần cẩn trọng, không thể vội vàng. Việc phát hiện bãi cọc ở Hải Phòng nhận được sự quan tâm của rất...
Đọc tiếp...

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

CHƯA NGHIÊN CỨU KỸ ĐÃ BÀN MƯU TÍNH KẾ ... THỔI DI TÍCH

Bàn 'kế' nâng tầm bãi cọc gỗ Bạch Đằng  do nông dân Hải Phòng phát hiệnVietNamnet21/12/2019 18:24 GMT+7 Nông dân Hải Phòng đã phát hiện bãi cọc gỗ lịch sử liên quan đến trận đánh trên sông Bạch Đằng năm xưa.TP Hải Phòng đã mời ngay các nhà khoa học vào cuộc để kịp thời bảo tồn và ghi nhận giá trị lịch sử đặc biệt của những...
Đọc tiếp...

LỜI PHÁN CỦA ÔNG VŨ MINH GIANG VỀ BÃI CỌC Ở HẢI PHÒNG

Bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ có thể làm đảo lộn nhận thức trận thủy chiến Bạch Đằng VTCThứ Hai, 23/12/2019 08:00:58 +07:00 Các nhà sử học cho rằng việc phát hiện bãi cọc Bạch Đằng ở Hải Phòng có thể làm đảo lộn nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân, dân nhà Trần.  Đảo lộn nhận thức trận chiến Bạch...
Đọc tiếp...

CÁC ÔNG LỚN ĐÃ PHÁN NHƯ THẾ NÀO VỀ BÃI CỌC VỪA KHAI QUẬT

GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Bãi cọc gần nghìn năm ở Hải Phòng liên hệ thế nào với trận thuỷ chiến Bạch Đằng?   VTC Chủ Nhật, 22/12/2019  Theo các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, phát hiện về bãi...
Đọc tiếp...

PHẢI NGHIÊN CỨU KỸ ĐÃ & PHẢI THẬN TRỌNG KHI PHÁT NGÔN!

Hình của Báo Thanh Niên. Khắc TháiĐặt vấn đề "thận trọng" là cần thiết bởi lẽ, nhà sử học không nên mặc định có các cái cọc là có trận chiến mà phải giải mã điều đó không chỉ từ niên đại mà còn cả quy trình thực hiện nó.  Với những chiếc cọc gỗ lim có đường kính 20-30cm, cao trên 4 mét (vì đóng xuống lòng sông đã 1,5 đến 2 mét,...
Đọc tiếp...

9 nhận xét :

  1. Thực ra họ chuyển kinh phí từ ấm chén sang cọc gỗ thôi. Thừa một cục thì phải xử lý thôi, dù sao còn an toàn hơn mua máy xét nghiệm virus

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. biết thế để nguyên cho cán bộ xơi ấm chén còn đỡ hơn vụ đánh bóng cọc gỗ

      Xóa
  2. Bọn này quyết bịa đặt về lịch sử triều Trần mang tầm thời đại đây. Đã cúng oan gia trái chủ chưa mà liều thế?

    Trả lờiXóa
  3. Không bày ra thì lấy gì mà ăn.

    Trả lờiXóa
  4. Di tích bãi cọc đời Trần đã phát hiện tại các khu vực lân cận thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương là những tư liệu, sử liệu vật chất vô giá, do không có giá "vô giá" nên họ hét lên mấy trăm tỷ mà không ai giám ngăn cản thắc mắc... Không ai có đủ năng lực thẩm định giá.
    Vụ này là phiên bản Vinashin - Vinalin 2.0...
    Chắc chắn rồi đây sẽ có hàng loạt "sâu bự, mối chúa" trở thành "củi" cho vào lò thiêu tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  5. Hết vụ gs.ts. nguyễn đức tồn viện trưởng ngôn ngữ đạo văn ê chề không có hồi kết, vụ gs.ts phạm văn đức phó chủ tịch viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam tơi tả vì bài báo quốc tế dởm, lại đến vụ gs.ts vũ minh giang phó chủ tịch hội lịch sử và bộ sậu quyết tâm bịa đặt lịch sử về bãi cọc bạch đằng càng khiến cho mọi người kinh ngạc về sự ngu dốt và bất lương của đám quan khoa học hiện nay. Những ai có chút lương tâm và trí khôn chắc chả dại gì dính vào vụ này. Chúng nó tưởng có thể bịa đặt lịch sử dân tộc giống như bịa đặt lịch sử đảng. Chúng nó tưởng lê văn tám, nguyễn văn bé và vô số bóng ma có thể tiếp tục diễn tuồng mãi ở đất này. Ôi đám giặc già khoa bảng đần độn và bất lương kia, nếu không nghĩ cho mình thì cũng phải nghĩ cho đám con cháu chứ? Bọn chúng đáng bị chửi. Còn đám quan chức tham làm ngu tối kia, không chấp!

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ cần nhìn cái bụng là biết được cái đầu của Vũ Minh Giang. Tiếc không được nghe ông thủ tướng Phúc phán về cái cọc gỗ Cao Quỳ cho ông Giang nó như thế nào, những chắc chắn phải là một "mũi nhọn", ông giáo ạ.

    Trả lờiXóa
  7. Riêng số tiền trên 400 tỷ đã nói lên rằng: Bọn chúng là một lũ thối tha và một lũ ngu xuẩn hùa nhau bày trò đặt chuyện để lấy tiền chia chác ăn bẩn.

    Trả lờiXóa
  8. GS. Hà Văn Tấn có nghiên cứu kỹ về 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên trong một cuốn sách cùng với Phạm Thị Tâm, nghe nói được cụ Hồ sinh thời đánh giá cao. Hi vọng học trò Vũ Minh Giang sẽ làm “đảo lộn lịch sử” so với nhận thức của ông thày, chứ không phải “hậu sinh khả ố”.

    Trả lờiXóa