Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

PHẢI NGHIÊN CỨU KỸ ĐÃ & PHẢI THẬN TRỌNG KHI PHÁT NGÔN!

Hình của Báo Thanh Niên.
Khắc Thái

Đặt vấn đề "thận trọng" là cần thiết bởi lẽ, nhà sử học không nên mặc định có các cái cọc là có trận chiến mà phải giải mã điều đó không chỉ từ niên đại mà còn cả quy trình thực hiện nó. 

Với những chiếc cọc gỗ lim có đường kính 20-30cm, cao trên 4 mét (vì đóng xuống lòng sông đã 1,5 đến 2 mét, phần nhô lên theo độ sâu của nước sống ít nhất 2 mét thì tổng chiều cao cọc phải khoảng gần 5 mét thì bãi cọc đã được xây dựng bằng cách nào? 

Thử đưa ra 2 phương án: đóng và đào chôn.

- Phương án đóng trên sông (thời đó chưa có búa điện thì hệ thống thuyền và giàn giá đỡ thế nào để dựng cọc và thiết kế búa đóng cùng với trọng lượng búa và thiết bị nâng búa để có thể đóng được gỗ lim vào đáy sông đảm bảo đứng vững để chống được thuyền với độ sâu như vậy? 

Đặc biệt, với các cọc không phải thẳng đứng mà có độ xiên 30 đến 45 độ thì thiết kế búa đóng kiểu gì khi phương đóng không thẳng đứng. 

- Phương án đào chôn: Có thể có phương án đào lỗ chôn lấp chân cọc. Phương án này đòi hỏi đắp 2 con đập chắn khúc sông, hút hết nước và đào hố chôn chân cọc, sau khi hoàn thành thì phá đập cho nước vào như cũ. Sau phá mặt trên của đập xuống ngang trình nước thì phần dưới nước của đập (rất chắc chắn mới giữ nước) sẽ phá đi bằng cách nào?. Các nhà sử học đã đào để xác định trầm tích của hai chân đập này chưa. 

Thấy cọc là nói ngay trận đánh, e chưa thuyết phục.

Thử nghiên cứu xem, cùng với niên đại C14, thử tìm xem thời đó ở đây có rừng lim không?

________________________

Trần Xuân Thái

Tôi vẫn theo dõi từ đầu đến nay, sự kiện phát hiện 27 cọc gỗ ở cánh đồng thuộc làng Cao Quỳ, xã Liên Khuê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.

Việc phát hiện bãi cọc này, đã dấy lên những đồn đoán, giả thuyết từ đó liên tưởng đến trận đại chiến Bạch Đằng ở cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII, cụ thể là năm 1288. Nếu đúng là vậy, lịch sử nước nhà, đặc biệt là lịch sử oanh liệt giữ nước qua các nguồn sử liệu còn lưu truyền lại đến nay, là vô cùng quý giá bởi nguồn cứ liệu đặc biệt quan trọng này. Hơn mười năm về trước, trong lúc khởi công xây dựng tòa nhà quốc hội mới ở Hà Nội, người ta cũng đã phát hiện thành cổ Thăng Long dưới lòng đất. Một quyết định đã được ban ra: Đình chỉ thi công, tiến hành khai quật di tích lịch sử này.



Tuy nhiên, với thái độ nghiêm túc khoa học, cẩn trọng lịch sử, tôi đề nghị các cơ quan thẩm quyền, chức năng từ trung ương là các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Viện Khảo cổ học Việt Nam, chính quyền TP. Hải Phòng cũng như các nhà chuyên môn địa phương, hãy hết sức thận trọng khi đưa ra các phát ngôn chính thức về vấn đề hệ trọng lịch này. Không nên công bố bất cứ điều gì về sự liên hệ giữa bãi cọc 27 cọc nhọn vừa phát hiện này với bãi cọc sử liệu trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 và đại thắng quân Mông - Nguyên năm 1288, khi chưa có bất kỳ một chứng lý khảo cổ học thật nghiêm túc. Xác định niên đại vật chất hữu cơ (ở đây là gỗ lim) phương pháp đồng vị carbon, tức carbon phóng xạ C14 là vô cùng quan trọng, chúng ta đã tiến hành rất nghiêm túc và khách quan chưa?

Việc Bảo tàng Hải Phòng đã xuống hiện trường khảo sát, kiểm tra và lấy mẫu cọc gửi Viện Khảo cổ học Việt Nam giám định niên đại. Kết quả giám định bằng C14 cho niên đại vào những năm 1270 - 1430. Bao nhiêu đây thiết nghĩ vẫn chưa đủ, chưa thật sự thuyết phục, dù phương pháp C14 đến nay, như đã nói là tối ưu. Hãy mời các nhà khảo cổ học nước ngoài đến hiện trường tham vấn và gửi mẫu nhờ họ phân tích, xác định, như vậy sẽ khách quan và vô tư hơn. Tôi nhớ không lầm thì vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XX, chúng ta đã từng gửi mẫu gỗ bãi cọc cho các nhà khoa học khảo cổ bên nước Đức để nhờ họ giúp xác định niên đại. Kết quả cho ra không trùng khớp với niên đại được chúng ta dự đoán theo sử liệu. Sự việc sau đó cũng rơi vào im lặng... 


Với khoa học, hãy hết sức nghiêm túc và thận trọng. Với lịch sử, càng phải vô cùng cẩn trọng bởi không thể để ý chí xen vào hay tác động đến một khách quan lịch sử.



Nguyễn Xuân Diện: Việc khai quật do chính Viện Khảo cổ học thực hiện. Vậy mà không hiểu sao, việc phát ngôn tùm lum trên báo chí lại do các ông Vũ Minh Giang, Lê Văn Lan, Nguyễn Quang Ngọc, Dương Trung Quốc thực hiện. Các ông ấy cứ phán như Thánh. Mặc dù các ông này không trực tiếp đào, chỉ được mời xuống xem rồi vào hội nghị.

Viện Khảo cổ sao không tự phát ngôn về kết quả khai quật!
 

Thuan Duong Tôi nghi là rừng cây bị chôn vùi lâu ngày hơn là cọc to như vậy. Chắc chắn là rừng vì xung quanh Thuỷ Nguyên nhiều núi đá, mà núi đá chỉ có nghiến và các loại gỗ cứng... Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xưa viết ở vùng Hải Dương, Hải Phòng cò hổ báo trong rừng rậm mà. Đã gọi là cọc thì không thể là cổ thụ như vậy....

Chu Mộng Long Ơ đánh giặc xong rồi không kéo cọc lên, để đâm thuyền dân à? 


Nguyễn Văn Hà Em cũng đang có thắc mắc khi mà di tích ,và các công trình phụ trợ hoành tráng của khu Tràng kênh mà bt Thành rất tâm huyết đang trong giải đoạn hoàn thiện để đón du khách thập phương trong đầu năm nay thì có sự kiện này,hình như chúng có liên quan đến nhau thì phải

Phạm Ngọc Cư Xong trận rồi thì phải nhổ đi chứ? Ngoài vịnh hạ long còn hang đầu gỗ( dấu gỗ) cơ mà ? Chắc là dấu tích đền chùa hay dinh thự xa xưa nào đó thôi !

Nguyễn Cảnh Thuỵ Mình cũng thấy hoài nghi khi bãi cọc lại ở trên cánh đồng. Chưa rõ cách sông bao xa để tin rằng đó là bãi cọc chiến hay công trình gì. Còn trận chiến bãi cọc ở sông thì trước đó đã có hiện vật rồi, ở dưới sông chứ không phải trên cạn!

Đào Vũ Kiệt Cọc cho một trận chiến có cần to đến thế không nhể ? Ngày xưa dụng cụ thô xơ kéo cây gỗ đường kính 50 cm đóng xuống lòng sông là cả một vấn đề !

Thanh Nguyen Sao bãi cọc lại giữa cánh đồng ,mặt băng khá cao so với xung quanh . Khá nghi ngờ ,không loại trừ một̀ thuyết âm mưu .Biết đâu lại là di tích còn lại của một ngôi đình cổ đã đổi nát?

Huan Do Tôi không làm sử nhưng có đọc bài của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường nói về tuổi của các cọc đã phát hiện và trưng bày trước đây sớm hơn thời Trần chống Nguyên hàng trăm năm, rằng các cột này có từ trước đó và được phỏng đoán để chống lài giặc Trà Và từ biển Indo vào rằng có thể nhà Trần đã sử dụng lại hoặc gia cố thêm. Nếu đúng vậy thì cũng đã vẻ vang lắm rồi. Mong các bác thạo sử trên này khai sáng thêm.

4 nhận xét :

  1. Tác giả Khắc Thái là ai? Bạn đọc không quen biết nhưng đánh giá cao những lời góp ý giá trị; cám ơn chủ nhân của bài viết; tuy nhiên, với lũ bằng cấp dởm, đạo đức dởm, triết lí dởm có nhìn ra được không mới là điều đáng quan tâm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã xây dựng được anh hùng Lê Văn Tám thì tại sao lại không xây dựng được cọc gỗ Bạch Đằng nhỉ? Vấn đề là nó phục vụ "dự án của chúng ta" như thế nào thôi

      Xóa
  2. Sao đến nay chỉ thấy nói về cọc (giả định) , mà không hề phát hiện di vật nào của trận chiến như xác tàu, binh khí, mũ giáp...? Đâu thể trôi ra biển hết được? Tàu Titanic giữa biển sâu người ta còn trục vớt được, thì khó khăn gì mà không hợp tác với giới khảo cổ Âu Mỹ, Nhật, Mông cổ...để thử lặn tìm dưới đáy sông và cửa biển?
    Mấy "sử gia" quốc doanh trời ơi đất hỡi nên làm thinh để người lớn làm việc!

    Trả lờiXóa
  3. Cứ đào một cái lên xem có rễ cây không ?

    Trả lờiXóa