GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành
Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa
quốc gia.
thế nào với trận thuỷ chiến Bạch Đằng?
VTC
Chủ Nhật, 22/12/2019
Theo các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, phát hiện về bãi cọc cổ ở cánh đồng Cao Quỳ cho thấy các nghiên cứu trước đây về thủy chiến Bạch Đằng năm 1288 là có cơ sở.
Chứng tích đầy đủ nhất về trận Bạch Đằng
Tại hội nghị Báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ trong quần thể di tích Bạch Đằng Giang (xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng) do TP Hải Phòng tổ chức sáng 21/12 , ông Lê Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng, khẳng định, việc khai quật bãi cọc Bạch Đằng được đánh giá là lớn nhất từ trước tới nay là phát hiện rất quan trọng của ngành khảo cổ học Việt Nam.
Những
chiếc cọc gỗ được đóng sâu dưới lòng đất thuộc cánh đồng làng Cao Quý, xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng) vừa được phát lộ, với niên đại gần
1.000 năm tuổi.
.
.
Cũng
tại hội nghị này, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa
đều khẳng định giá trị quan trọng cần được bảo tồn của di tích.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh: “Buổi
báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học này đặc biệt có ý nghĩa, để cho
chúng ta nhận thức rõ hơn, đúng đắn hơn, đầy đủ, chính xác hơn về trận
Bạch Đằng năm 1288. Đây không chỉ là chiến công vĩ đại bậc nhất của dân
tộc Việt Nam chúng ta mà còn là chiến công mang tầm thời đại, có ý nghĩa
quốc tế vô cùng to lớn”.
Theo
GS Ngọc, bãi cọc Cao Quỳ là phát hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, từ
đó chúng ta có thể xác định rõ hơn tất cả những nghiên cứu từ trước đến
nay là đúng và có cơ sở.
Ông cho
rằng kết quả này cung cấp đủ cơ sở để đề nghị công nhận di tích cấp quốc
gia đặc biệt cho bãi cọc, đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu để phát huy
giá trị di tích.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
.
.
Cũng
có cùng quan điểm này, GS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di
sản văn hóa quốc gia, nhấn mạnh, việc phát hiện bãi cọc Bạch Đằng sẽ
giúp các nghiên cứu, nhìn nhận về chiến thắng Bạch Đằng trở nên sâu sắc
và hoàn thiện hơn, góp phần chứng minh lịch sử quân sự và nghệ thuật
quân sự của cha ông ta.
“Các cụ của chúng ta đã tận dụng được thế hiểm trở của núi sông để bày binh bố trận”
- GS.TS Đặng Văn Bài nói. Ông cho rằng các hoạt động xung quanh trận
chiến thắng Bạch Đằng góp phần làm cho mạch ngầm của hào khí Đông A tuôn
chảy mãi mãi trong huyết quản người Việt Nam. GS Bài mong muốn Hải
Phòng có đề án bảo vệ di tích để triển khai sau khi khai quật nhằm giữ
gìn các hiện vật.
Còn nhà sử học
Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử
Việt Nam, gợi ý, Hải Phòng nên mở rộng phạm vi khảo sát. Có thể khai
thác bãi cọc thành khu công viên, di tích, nơi có chứng tích đầy đủ nhất
về trận chiến Bạch Đằng; xây dựng rừng lim để tạo cảnh quan xung quanh.
Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội KH Lịch sử VN.
.
Theo
ông, nên coi đây là cách triển khai lâu dài, bền vững, có kế hoạch để
bảo vệ di tích một cách khoa học, từ đó phát huy giá trị của di tích làm
nơi sinh hoạt văn hóa cho nhân dân. Nhà sử học Dương Trung Quốc mong
muốn lãnh đạo thành phố tiếp tục tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên
môn mở rộng khai quật quanh khu vực bãi cọc.
Cần xếp hạng di tích các cấp
Ông
Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch cho rằng, đây là lần đầu tiên phát hiện khảo cổ học được
tổ chức rất nhanh dưới góc độ quản lý nhà nước.
Theo
ông, chiến trận Bạch Đằng dù được nói nhiều trong sử sách nhưng phát
hiện vật chất chưa nhiều. Phát hiện lần này cho thấy cần có nghiên cứu
tổng thể toàn bộ mối liên kết đối với trận đánh Bạch Đằng, nên ý nghĩa
của bãi cọc này rất quan trọng. Về cơ bản, ông thống nhất với các nhà
nghiên cứu rằng việc bãi cọc này gắn với trận thủy chiến Bạch Đằng là
khá rõ ràng.
Ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và DL
.
Ông
Thành đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng sớm kiến nghị UBND TP.
đưa bãi cọc này vào danh mục kiểm kê di tích để có đầy đủ cơ sở pháp lý
bảo vệ. Bước tiếp theo, cần triển khai các thủ tục công nhận di tích
lịch sử cấp thành phố, cấp quốc gia; đề nghị cho phép chuyển đổi quyền
sử dụng đất tại khu vực này để dành đất cho di sản, không tổ chức các
hoạt động khác tại đây để bảo tồn di sản.
PGS.TS
Bùi Văn Liêm, Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, nguyên Phó Viện trưởng
Viện Khảo cổ học, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cũng cho
rằng, việc phát hiện 27 cọc gỗ cổ và 21 hố đất đen là những mốc chứng
quan trọng để nói lên mối quan hệ với trận chiến Bạch Đằng năm 1288.
Khi
khai quật tại cánh đồng Cao Quỳ, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều
hiện vật bằng sắt có thể liên quan đến công cụ, vũ khí; các hiện vật
bằng gốm. Đó là những tư liệu cực kỳ quý giá, sẽ được bổ sung vào kho
tàng lịch sử Việt Nam.
GS.TSKH Vũ Minh Giang.
Cũng
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ để bãi cọc không bị xâm phạm,
hư hại, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên
ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn
hóa quốc gia đề nghị Hải Phòng đưa ra khung pháp lý như hoàn thiện các
thủ tục để đưa bãi cọc vào di tích cấp thành phố. Bên cạnh đó, phải có
cách làm tái hiện trận chiến thắng Bạch Đằng trên đất Hải Phòng để giáo
dục lịch sử cho các thế hệ.
Minh Khang - Nguyễn Huệ
Cơ hội kiếm ăn đúng là "ngàn năm có một", các đ/c! Thần tốc hơn nữa! Táo bạo hơn nữa! Cho Toa Đô, Ô Mã Nhi thêm một phen ngực đập chân run! Trận địa phải kéo từ Thủy Nguyên qua Tràng Kênh lên...Vinfast mới hoành tráng! Sướng!
Trả lờiXóa