Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường, tác giả bức tượng vua Lý Thái Tông. Ảnh: PLO
Lập luận bác bỏ việc đặt tượng vua Lý Thái Tông
tại TAND Tối cao như biểu tượng công lý
RFA
28.04.2020
Lấy ý kiến mẫu phác thảo vua Lý Thái Tông
Lấy ý kiến mẫu phác thảo vua Lý Thái Tông
Truyền thông quốc nội, trong những ngày hạ tuần tháng 4/2020 đăng tải thông tin Phó Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, ông Lê Hồng Quang vừa ký văn bản về việc lấy ý kiến của cán bộ ngành tư pháp đối với lựa chọn 3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông.
Trong văn bản được phổ biến, TAND Tối cao nêu rõ việc lựa chọn tượng Lý Thái Tông (1028-1054) là biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử trong lịch sử Việt Nam được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao quyết định hồi ngày 5/2. Việc lấy ý kiến mẫu tượng vua Lý Thái Tông được tiến hành từ ngày 23 đến ngày 28/4. TAND Tối cao cho biết dự kiến chất liệu tượng và khối phụ trợ được đúc bằng đồng đỏ nguyên khối. Và, tượng vua Lý Thái Tông sẽ được đặt tại trụ sở TAND Tối cao và các TAND, Toà án Quân sự các cấp.
Đài RFA ghi nhận sau khi thông tin được loan đi, dư luận trong nước đặc biệt quan tâm với thắc mắc vì sao vua Lý Thái Tông được ngành tư pháp Việt Nam chọn lựa như là biểu tượng công lý của Việt Nam.
Người phát ngôn của TAND Tối cao, ông Nguyễn Tiến Hùng, vào ngày 27/4, được báo giới dẫn lời cho biết việc lựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam đã được thực hiện từ 2 năm trước. TAND Tối cao đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức một Hội thảo khoa học với sự tham gia của các chuyên gia, nhà sử học, nhà khoa học và 75% đại biểu tham dự chọn vua Lý Thái Tông trong số 15 nhân vật lịch sử tiêu biểu là biểu tượng công lý. Bên cạnh đó, cán bộ viên chức trong hệ thống tòa án được nói là có đến 82% đồng ý lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam. Đồng thời, một số cơ quan ban ngành cho ý kiến đồng thuận cao như Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch…
Một dự án thầm lặng?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, vào ngày 28/4 lên tiếng với RFA rằng trước đây ông từng được nghe về Hội thảo khoa học mà ông Nguyễn Tiến Hùng đề cập đến. Tuy nhiên, những thông tin liên quan hội thảo này đã không được truyền thông phổ biến rộng rãi đến công chúng. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhấn mạnh:
“Việc này không ai biết hết. Hội thảo cũng chìm vào quên lãng. Thế nhưng, mọi người lại vỡ lẽ ra vào chiều ngày 24/4 vừa rồi qua Báo Sài Gòn Giải Phóng đăng tin dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở các tòa án. Khi này thì mọi người mới biết TAND Tối cao đã triển khai một dự án và làm mẫu phác thảo tượng Lý Thái Tông, nhân vật được chọn làm biểu tượng công lý và hoạt động xét xử trong lịch sử Việt Nam.”
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện lý giải một trong những nguyên nhân mà dư luận đặc biệt chú ý đến “dự án” dựng tượng vua Lý Thái Tông của TAND Tối cao, là vì:
“Việc dựng này không phải tại một trụ sở tòa án mà tất cả các trụ sở tòa án trên cả nước. Như vậy có khoảng 800 trụ sở như thế, cộng với tất cả trụ sở tòa án quân sự (tức là tòa án binh) thì khỏang độ 100-200 trụ sở nữa. Như vậy số tượng dựng có thể lên đến cả nghìn pho tượng. Và theo như thông báo trên trang mạng Cổng Thông tin của TAND Tối cao thì việc dựng này xin ý kiến dựng tượng có chiều cao 5,4 mét kể cả bệ tại các trụ sở lớn, trụ sở nhỏ thì dựng tượng có chiều cao 3,4 mét kể cả bệ. Như vậy, số lượng dựng và pho tượng dựng rất là lớn.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh, vào tối ngày 28/4 cũng cho RFA biết thông tin về việc dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở tòa án ở Việt Nam là hoàn toàn bất ngờ đối với giới luật sư:
“Thật ra, giới luật sư không hề biết đâu. Đến khi báo Sài Gòn Giải Phóng đăng tin thì mọi người mới biết đến chuyện này. Thứ hai là trong các nhóm nhỏ luật sư trao đổi với nhau, khi đề cập đến vấn đề này thì ai cũng đều cười cợt vì không ai nghĩ chuyện này nên làm cả. Nôm na là không ai ủng hộ chuyện này. Từ trước tới giờ nhân vật vua Lý Thanh Tông không mang biểu tượng gì liên quan vấn đề pháp lý, công lý cả. Cho nên lấy biểu tượng ông vua trong trường hợp này là không thuyết phục. Và trong 3 tượng mẫu có 1 mẫu tượng ông vua mặc đồ phẩm phục theo kiểu Á Đông, nhưng lại cầm cái cân cự ly theo kiểu của công lý Tây phương thì nhìn vừa khôi hài và vừa kệch cỡm. Cho nên thật ra hầu như không ai trong giới luật sư ủng hộ vấn đề này đâu.”
Vì sao phản đối?
“Việc này không ai biết hết. Hội thảo cũng chìm vào quên lãng. Thế nhưng, mọi người lại vỡ lẽ ra vào chiều ngày 24/4 vừa rồi qua Báo Sài Gòn Giải Phóng đăng tin dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở các tòa án. Khi này thì mọi người mới biết TAND Tối cao đã triển khai một dự án và làm mẫu phác thảo tượng Lý Thái Tông, nhân vật được chọn làm biểu tượng công lý và hoạt động xét xử trong lịch sử Việt Nam.”
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện lý giải một trong những nguyên nhân mà dư luận đặc biệt chú ý đến “dự án” dựng tượng vua Lý Thái Tông của TAND Tối cao, là vì:
“Việc dựng này không phải tại một trụ sở tòa án mà tất cả các trụ sở tòa án trên cả nước. Như vậy có khoảng 800 trụ sở như thế, cộng với tất cả trụ sở tòa án quân sự (tức là tòa án binh) thì khỏang độ 100-200 trụ sở nữa. Như vậy số tượng dựng có thể lên đến cả nghìn pho tượng. Và theo như thông báo trên trang mạng Cổng Thông tin của TAND Tối cao thì việc dựng này xin ý kiến dựng tượng có chiều cao 5,4 mét kể cả bệ tại các trụ sở lớn, trụ sở nhỏ thì dựng tượng có chiều cao 3,4 mét kể cả bệ. Như vậy, số lượng dựng và pho tượng dựng rất là lớn.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh, vào tối ngày 28/4 cũng cho RFA biết thông tin về việc dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở tòa án ở Việt Nam là hoàn toàn bất ngờ đối với giới luật sư:
“Thật ra, giới luật sư không hề biết đâu. Đến khi báo Sài Gòn Giải Phóng đăng tin thì mọi người mới biết đến chuyện này. Thứ hai là trong các nhóm nhỏ luật sư trao đổi với nhau, khi đề cập đến vấn đề này thì ai cũng đều cười cợt vì không ai nghĩ chuyện này nên làm cả. Nôm na là không ai ủng hộ chuyện này. Từ trước tới giờ nhân vật vua Lý Thanh Tông không mang biểu tượng gì liên quan vấn đề pháp lý, công lý cả. Cho nên lấy biểu tượng ông vua trong trường hợp này là không thuyết phục. Và trong 3 tượng mẫu có 1 mẫu tượng ông vua mặc đồ phẩm phục theo kiểu Á Đông, nhưng lại cầm cái cân cự ly theo kiểu của công lý Tây phương thì nhìn vừa khôi hài và vừa kệch cỡm. Cho nên thật ra hầu như không ai trong giới luật sư ủng hộ vấn đề này đâu.”
Vì sao phản đối?
Báo giới trong nước mấy ngày qua cũng trích dẫn ý kiến của các luật sư liên quan có thật sự cần thiết dựng tượng vua làm biểu tượng công lý hay không.
Báo Dân Việt Online, vào ngày 26/4 dẫn lời của luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng ý định dựng tượng vua Lý Thái Tông tại các trụ sở toà án các cấp là không cần thiết, chẳng có ý nghĩa và còn lãng phí.
Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Văn Quynh, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, nói với Báo Tuổi Trẻ Online rằng Hội đồng thẩm phán TAND tối cao không có thẩm quyền để lựa chọn biểu tượng công lý. Luật sư Nguyễn Văn Quynh còn khẳng định “Ngành tòa án xét xử phải dựa trên chứng cứ khoa học và nhân danh pháp luật. Việc đặt tượng trên toàn hệ thống tòa án khiến người ta liên tưởng đến thần quyền và yếu tố tâm linh, đây là điều tuyệt đối không nên có trong hệ thống tư pháp”.
Trao đổi với RFA vào tối ngày 28/4, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết ngay sau khi Báo Sài Gòn Giải Phóng loan tin vào ngày 24/4, bản thân ông đã đưa ra 6 lý do không thể dựng tượng vua Lý Thái Tông cũng như không triển khai đại trà. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trình bày lập luận của ông:
“Thứ nhất gọi là biểu tượng công lý thì không thể lấy một người cụ thể ra đại diện được. Ví dụ như tượng Nữ thần Công lý là một vị nữ thần trong thần thoại Hy Lạp và biểu tượng đó được cả thế giới chấp nhận và làm theo. Lấy biểu tượng về công lý thì phải có tính hàm xúc và có tính biểu trưng của nó cũng như vượt thời gian, vượt các triều đại và các thể chế chính trị. Bởi vì công lý thì muôn đời vẫn là giá trị mà mọi người cần phải theo đuổi và tôn thờ.
Thứ hai chọn biểu tượng công lý mà chọn một ông vua Lý Thái Tông thì hoàn toàn là một sai lầm. Bởi vì một con người cụ thể như thế thì không thể nào là biểu tượng chung cho công lý được, huống chi Lý Thái Tông là nột ông vua, mà ông vua là biểu trưng của nhà nước và ông vua có thể vượt qua mọi thứ pháp luật và ông là điển hình của việc trị nước bằng các đường lối chính trị do ông đưa ra, cũng như tổ chức, bộ máy và hệ thống pháp luật do ông quản lý, chứ nhà vua không phải là người đứng ra xử án. Cho nên, việc lấy một người làm biểu tượng công lý là không chấp nhận được và vì vậy việc dựng tượng ngài ở khắp nơi thì làm cho hình ảnh của nhà vua bị tầm thường vì là một vị hoàng đế lại bị chuyển xuống làm ‘cán bộ tòa án’. Như thế thì hình ảnh của nhà vua bị hạ thấp và mất thiêng.”
Bốn lý do còn lại, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đề cập đến 3 mẫu tượng do nhà Điêu khắc Nguyễn Phú Cường trưng ra có tượng một bên tay cầm quyển sổ (tức là hình thư) và một bên tay cầm cái cân là hình ảnh rất nhạo báng. Thêm vào đó, vua khi thiết triều thì ngồi chứ không đứng và vua đội mũ Bình thiên rất giống với tượng Lý Công Uẩn ở bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là kiểu mũ của Trung Quốc đã bị dư lận xã hội từng phản ánh gay gắt trước đây. Đồng thời, việc dựng tượng có thể sẽ phá vỡ không gian và làm xáo trộn cảnh quan các trụ sở tòa án, nhất là tòa án địa phương có phạm vi nhỏ hẹp, thậm chí sử dụng thêm đất bên ngoài tòa án. Đáng lưu tâm nhất là tượng đài ở Việt Nam kiểu gì cũng có bát hương và sẽ phát sinh nghi lễ, đặt hoa, thắp hương, khấn vái…vô hình trung làm cho cảnh quan ở tòa án không còn là nơi tôn nghiêm nữa.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, trong một cuộc phỏng vấn với Báo Dân Việt vào hôm 27/4 cho rằng việc TAND Tối cao chọn tượng vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý là một sự chắp vá và khiêng cưỡng. Vị Đại biể u Quốc hội này đưa ra nhiều lý lẽ phân tích cho nhận định của mình. Trong đó, ông nhìn nhận “hầu hết dư luận xã hội đều không tán thành” và còn nhấn mạnh việc xây dựng tượng đài tại khắp các trụ sở tòa án cần phải tính đến bài toán đầu tư công.
TAND Tối cao, vào chiều ngày 28/4, tổ chức cuộc họp Hội đồng nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Tông. Trong vai trò chủ trì cuộc họp, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tuyên bố sẽ chỉ dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở TAND Tối cao và cán bộ ngành tòa án sẽ góp tiền để dựng tượng.
Trao đổi với RFA vào tối ngày 28/4, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết ngay sau khi Báo Sài Gòn Giải Phóng loan tin vào ngày 24/4, bản thân ông đã đưa ra 6 lý do không thể dựng tượng vua Lý Thái Tông cũng như không triển khai đại trà. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trình bày lập luận của ông:
“Thứ nhất gọi là biểu tượng công lý thì không thể lấy một người cụ thể ra đại diện được. Ví dụ như tượng Nữ thần Công lý là một vị nữ thần trong thần thoại Hy Lạp và biểu tượng đó được cả thế giới chấp nhận và làm theo. Lấy biểu tượng về công lý thì phải có tính hàm xúc và có tính biểu trưng của nó cũng như vượt thời gian, vượt các triều đại và các thể chế chính trị. Bởi vì công lý thì muôn đời vẫn là giá trị mà mọi người cần phải theo đuổi và tôn thờ.
Thứ hai chọn biểu tượng công lý mà chọn một ông vua Lý Thái Tông thì hoàn toàn là một sai lầm. Bởi vì một con người cụ thể như thế thì không thể nào là biểu tượng chung cho công lý được, huống chi Lý Thái Tông là nột ông vua, mà ông vua là biểu trưng của nhà nước và ông vua có thể vượt qua mọi thứ pháp luật và ông là điển hình của việc trị nước bằng các đường lối chính trị do ông đưa ra, cũng như tổ chức, bộ máy và hệ thống pháp luật do ông quản lý, chứ nhà vua không phải là người đứng ra xử án. Cho nên, việc lấy một người làm biểu tượng công lý là không chấp nhận được và vì vậy việc dựng tượng ngài ở khắp nơi thì làm cho hình ảnh của nhà vua bị tầm thường vì là một vị hoàng đế lại bị chuyển xuống làm ‘cán bộ tòa án’. Như thế thì hình ảnh của nhà vua bị hạ thấp và mất thiêng.”
Bốn lý do còn lại, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đề cập đến 3 mẫu tượng do nhà Điêu khắc Nguyễn Phú Cường trưng ra có tượng một bên tay cầm quyển sổ (tức là hình thư) và một bên tay cầm cái cân là hình ảnh rất nhạo báng. Thêm vào đó, vua khi thiết triều thì ngồi chứ không đứng và vua đội mũ Bình thiên rất giống với tượng Lý Công Uẩn ở bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là kiểu mũ của Trung Quốc đã bị dư lận xã hội từng phản ánh gay gắt trước đây. Đồng thời, việc dựng tượng có thể sẽ phá vỡ không gian và làm xáo trộn cảnh quan các trụ sở tòa án, nhất là tòa án địa phương có phạm vi nhỏ hẹp, thậm chí sử dụng thêm đất bên ngoài tòa án. Đáng lưu tâm nhất là tượng đài ở Việt Nam kiểu gì cũng có bát hương và sẽ phát sinh nghi lễ, đặt hoa, thắp hương, khấn vái…vô hình trung làm cho cảnh quan ở tòa án không còn là nơi tôn nghiêm nữa.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, trong một cuộc phỏng vấn với Báo Dân Việt vào hôm 27/4 cho rằng việc TAND Tối cao chọn tượng vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý là một sự chắp vá và khiêng cưỡng. Vị Đại biể u Quốc hội này đưa ra nhiều lý lẽ phân tích cho nhận định của mình. Trong đó, ông nhìn nhận “hầu hết dư luận xã hội đều không tán thành” và còn nhấn mạnh việc xây dựng tượng đài tại khắp các trụ sở tòa án cần phải tính đến bài toán đầu tư công.
TAND Tối cao, vào chiều ngày 28/4, tổ chức cuộc họp Hội đồng nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Tông. Trong vai trò chủ trì cuộc họp, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tuyên bố sẽ chỉ dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở TAND Tối cao và cán bộ ngành tòa án sẽ góp tiền để dựng tượng.
Trước thông tin mới nhất này, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện vẫn khẳng định:
“Ông Nguyễn Hòa Bình nói làm sao phải thuyết phục được người dân. Thế thì, tôi trả lời luôn với ông rằng việc dựng pho tượng này và dù chỉ là dựng ở một nơi thì cũng không thuyết phục được ai hết. Vì vậy, việc dựng tượng hoàng đế Lý Thái Tông ở trụ sở TAND Tối cao là vừa sai, vừa hạ cấp nhà vua, đồng thời cũng chả khác gì là nhạo báng đối với một vị vua anh minh.”
Còn luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết ông cùng nhiều đồng sự trong giới luật sư mong muốn ngành tư pháp nên cần thiết chú trọng vào thực tiễn công lý trong các phiên tòa ở Việt Nam hiện nay hơn là quyết tâm dựng tượng công lý: “Cần tòa án ban phát công lý, chứ người dân không cần tòa án dựng lên một bức tượng công lý. Tại vì dựng bức tượng công lý thì công lý chưa hẳn là có. Như vậy, cứ ban phát công lý cho họ trước đi, rồi sau đó muốn dựng tượng thì chắc mọi người cũng ủng hộ thôi.”
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu có bài viết, được mạng báo Tiếng Dân đăng tải, bác bỏ quan điểm của Tòa án Nhân Dân Tối cao Việt Nam. Tác giả này đặt câu hỏi cho tựa bài viết “Dựng tượng Lý Thái Thông làm biểu tượng công lý trong xét xử, có làm giảm án oan sai?”
Nhớ phải đi kẻm Lư hương để nhắc dân phải cúng lễ Các Ngài sẽ phù hộ cho khi ra toà .
Trả lờiXóaTừ xa xưa tới nay chẳng có ai lấy hình tượng vua đại diện cho công lý cả. Vì vua là con trời ( Thiên tử) cho ai sống được sống, bắt ai chết phải chết. Nếu có công lý thì làm gì có chu di tam tộc, chu di cửu tộc. Cái này cũng do vua đặt ra. Vậy công lý ở đâu?
Trả lờiXóaHay chúng ta kiến nghị dựng hình tượng Đống Củi bên cạnh cái Lò Tôn trước sân các toà án ở VN?
Xóa