Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

VIỆT NAM KHÔNG NÊN CHỌN BIỂU TƯỢNG CÔNG LÝ RIÊNG

VIỆT NAM KHÔNG NÊN CHỌN BIỂU TƯỢNG CÔNG LÝ RIÊNG
LS Nguyễn Anh Đức
26 tháng 4 lúc 19:39 · 


Công lý là khái niệm chỉ sự công bằng, chính nghĩa, đúng đắn, lẽ phải. Công lý luôn luôn là mục đích hướng tới, dù ở bất cứ đâu trên thế giới. Đã từ lâu, Nữ thần công lý với cái tên Lady Justice vẫn được xem là một biểu tượng thiêng liêng của công lý ở hệ thống tư pháp nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nhân vật Nữ thần công lý không có thực. Nữ thần Lady Justice chỉ là hiện thân của công lý trong thần thoại La Mã được các họa sỹ khắc họa lại từ thế kỷ XVI. Biểu tượng Nữ thần công lý nổi tiếng với một tay cầm cân tượng trưng cho sự suy xét cẩn trọng và công bằng, không thiên vị. Một tay cầm kiếm tượng trưng cho sức mạnh quyền uy. Một dải băng bịt kín đôi mắt tượng trưng cho sự vô tư, không bị tác động bởi những áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài.

Nay, TANDTC chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý thì rõ là công lý của VN khác với công lý của TG. Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử, là vị vua đứng đầu nhà nước phong kiến, nắm toàn quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, có quyền tối thượng, độc đoán, độc tài thì không thể đại diện cho công lý. Nhất là đối với quần thần, Lý Thái Tông thường tỏ ra nhân từ, không xử tội các Vương làm loạn trong Loạn tam vương, cho tha tội mà còn phục chức (theo Wikipedia).

Thiết nghĩ, Việt Nam không nên chọn cho mình một biểu tượng công lý riêng, khác biệt với thế giới. Nếu đặt biểu tượng công lý tại trụ sở các Tòa án trên cả nước sao không dựng ngay tượng Nữ thần công lý Lady Justice. Nhưng trên hết, muốn đạt được công lý, việc dựng biểu tượng không phải là cách giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là làm sao để công lý phải hiện hữu trong lòng nhân dân.

11 nhận xét :

  1. Tổng tư lệnh, lãnh đạo một ngành mà hạn chế về tầm nhìn, về trình độ thì gây tốn kém cho dân, cho nước vô cùng

    Trả lờiXóa
  2. Không nên so sánh với biểu tượng công lý của các nước tư bản. Vì họ chỉ biết bịt mắt xét xử. Còn công lý ở ta rõ ràng minh bạch. Các vụ án đều xét xét xử theo định hướng. Nên xét cho cùng, đừng nên nhập khẩu biểu tượng công lý vào nước ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe XÀM XÀM mà HAY ! Vừa rồi để lọt ông NỘI AVG đua hối lộ !

      Xóa
  3. Ta về vỗ bụng bia bành bạch
    Khề khà công lý với thầy LAN!

    Trả lờiXóa
  4. LẠI THÊM NHỮNG BỨC TƯỢNG Ở TANDTC:
    Theo thông tin từ Văn phòng TAND Tối cao, ngoài việc dự kiến xây dựng 1 bức tượng vua Lý Thái Tông cao 5,3m đặt tại Quảng trường Công lý - Trụ sở mới của TAND Tối cao, số 43 Hai Bà Trưng (Hà Nội), còn xây dựng nhiều bức tượng bán thân các cố Chánh án TAND Tối cao.
    Dự kiến tượng các cố Chánh án TAND Tối cao được đúc bằng chất liệu đồng đỏ (nguyên khối), chân đế tượng được làm bằng đá tự nhiên. Kích thước tượng dự kiến cao 2,2m!
    Xem: https://dantri.com.vn/xa-hoi/tand-toi-cao-muon-dung-tuong-cac-co-chanh-an-trong-khuon-vien-tru-so-moi-20200429144638420.htm

    Trả lờiXóa
  5. Thời phong kiến, vua là biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối, một thứ quyền lực không được giám sát. Vua là người nên có vua đúng, có vua sai, có vua minh quân và có vua quỉ dữ ngồi xổm trên pháp luật.
    Nếu để cho lịch sử phán xét một cách công bằng thì khó có vị vua nào trong quá khứ được chọn làm biểu tượng cho công lý trong thế kỷ 21.
    Nhân loại qua bao đời đã thừa nhận một logo Nữ thần Công lý (tiếng Latin: Justitia). Đây là một nhân vật nữ được cách điệu hóa để trở thành một biểu tượng của hệ thống Tư pháp:
    1. Cầm một thanh gươm biểu tượng cho quyền lực cưỡng chế, quyền uy của toà án;
    2. Một chiếc cân để phân định cái thiện và cái ác, biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị;
    3. Một chiếc khăn bịt mắt tượng trưng cho ý tưởng công lý “mù loà”, đề kháng, đối lập lại những áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài.
    Nữ thần Công lý được nhiều quốc gia chọn làm logo cho ngành Tư pháp với những cách điệu khác nhau. Trong thể chế “Tam quyền phân lập – Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp” thì tòa án phải luôn độc lập, và công bằng.
    Chưa thấy quốc gia nào chọn vua cầm cán cân công lý, lại còn bịt mắt, dù vua Lý Thái Tông được cho rằng, đã ban hành Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam, là minh quân đặt chuông ở Long Trì cho phép người dân kêu oan. Nhưng đó là dã sử kể cả về vị vua này. Bộ Hình thư hiện ở đâu, chuông Long Trì còn không?

    Trả lờiXóa
  6. quá hài hước, cái áo không làm nên thày tu

    Trả lờiXóa
  7. “nếu linh thiêng chắc hẳn người quá rõ
    dự án tranh đua núp dưới danh người
    tưởng niệm phụng thờ bao nhà hoành tráng
    tượng đá tượng đồng bao chốn bon chen 1

    “thanh bạch” răng xa xỉ rứa người ơi 2
    một chốn ngốn một phết tư ngàn tỷ 3
    thừa tám năm nuôi mọi người thiếu đói 4
    đủ cả năm nuôi gần hết người nghèo 5

    đừng để gian thần nấp bóng người ơi
    đừng để tôn thờ vẫy cờ tham nhũng
    đừng để quan yêu mà dân oán hận
    đừng để triệu người quá khổ khổ thêm
    in hãy hiển linh nếu quả anh linh
    chặn đám hại dân nếu quả thương dân
    bỏ “tượng đồng phơi” tỏ “hồn muôn trượng” 6
    tỏ gấp đi người muộn lắm người ơi” H. X. P.

    Trả lờiXóa
  8. CÁC NGÀNH XÂY TƯỢNG
    - Ngành Công an chọn ông Trần Đại Quang làm biểu tượng
    - Ngành Đảng chọn Nông Đức Mạnh làm biểu tượng
    - Ngành truyền thông chọn ông Nguyễn Bắc Son làm biểu tượng
    - Ngành công thương chọn ông Vũ Huy Hoàng làm biểu tượng


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ngành Đảng chọn Nông Đức Mạnh làm biểu tượng"
      He he...là Mạnh mượt? Hay!

      Xóa
    2. Ngành dầu khí chọn ông Đinh La Thăng

      Xóa