Nguyễn Xuân Diện
MỘT VỞ DIỄN MỚI, CA NGỢI NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC TRIỆU THỊ TRINH
TRUYỀN THUYẾT TRINH NƯƠNG là vở diễn mới. Tác giả Kịch bản: Nguyễn Toàn Thắng. Đạo diễn và Chuyển thể cải lương: NSND Hoàng Quỳnh Mai; Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú. Họa sĩ: NSUT Nguyễn Văn Trực; Biên đạo múa: NSUT Thanh Nam. Vở diễn do Đoàn Cải lương Hoa Mai danh tiếng trình diễn.
Tôi vừa đi xem vở cải lương này về. Đã lâu lắm mới đi xem một vở cải lương. Trước khi đi, là vì nể người bạn đã mang Vé Mời đến tận cơ quan cho tôi.
Đây là buổi tổng duyệt một vở cải lương trước sự hiện diện của Hội đồng Nghệ thuật TP, Sở Văn hóa và Hội đồng tư vấn nghệ thuật. Tôi thấy có sự hiện diện của các NSND Quốc Chiêm, Thanh Trầm, Mạnh Tưởng, Lê Chức ...
Vở Cải lương có bối cảnh là đất nước bị xâm lược, tàn sát nhân dân và cướp bóc của cải, nổ ra cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (Triệu Thị Trinh), vị nữ anh hùng của dân tộc. Các nút thắt của kịch được điều phối suốt vở diễn, tạo nên nhiều bất ngờ và giàu kịch tính. Câu chuyện xoay quanh chuyện nhà của Triệu Thị Trinh, có anh trai là Triệu Quốc Đạt và chị dâu là Ngân Liên. Ngân Liên trở thành nội gián của giặc, tư thông với tướng giặc. Ngân Liên bày đặt cuộc giao đấu giữa em trai là Giang Bình và Trinh Nương (Triệu Thị Trinh) và lén tẩm thuốc độc vào mũi giáo. Trinh Nương võ nghệ hơn người, nhường Giang Bình một mũi giáo (trước khi giao đấu, Ngân Liên nói rõ là mũi giáo đã bị cưa bằng và bọc vải, nhưng vẫn đưa cho em trai mũi giáo nhọn có tẩm thuốc độc, theo mưu kế tướng giặc bày cho). Trúng mũi giáo, nhưng Trinh Nương không chết, vì được Giang Bình vốn từ lâu đã đem lòng yêu dấu kịp tìm thuốc giải độc đưa đến cứu. Ngân Liên còn dùng thuốc kịch độc để giết chồng là Chủ tướng Triệu Quốc Đạt để đoạt lấy tấm bản đồ Đại Việt dâng cho giặc... Trinh Nương và các chư tướng kịp thời đến dinh Triệu Quốc Đạt và bắt quả tang Ngân Liên lần thắt lưng chồng lúc ấy đã bất tỉnh do ngấm độc để đoạt tấm bản đồ, bèn đem giết đi. ...
Trong hai giờ đồng hồ, hào khí dân tộc của một thời đại vẻ vang trong lịch sử đã được tái hiện. Dàn viễn viên không còn trẻ nhưng đang ở độ chín của tài năng. Thiết kế sân khấu đẹp, chắt lọc được những hoa văn của thời đại Bà Triệu và ẩn dụ nhiều dữ kiện lịch sử. Trang phục đẹp, phù hợp với giai đoạn lịch sử mà vở diễn tái hiện.
Những danh xưng tôn vinh Bà Triệu như: Nhụy Kiều tướng quân, Lệ Hải Bà Vương, Trinh Nương đều xuất hiện trong vở diễn cùng những câu thơ đã đi vào SGK và ở trong tiềm thức người dân Việt như: "Hoành qua đương hổ dị/Đối diện Bà Vương nan"; hoặc câu nói của Bà Triệu "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!".
Hoan nghênh Nhà hát Cải lương Hà Nội và Đoàn Cải lương Hoa Mai danh tiếng một thời đã cống hiến cho khán giả một vở cải lương về đề tài lịch sử, tôn vinh người nữ Anh hùng dân tộc.
Mong Nhà hát sẽ chỉnh sửa và tiếp thu các góp ý của Hội đồng duyệt vở, và sớm công diễn rộng rãi trong nhân dân.
_______
Tôi xem xong có góp ý không nên đặt tên vở diễn là "TRUYỀN THUYẾT", vì Bà Triệu là nhân vật lịch sử, không nên lại cho thành Truyền thuyết, nó sẽ giảm ý nghĩa chính trị của vở diễn. Hai chữ Trinh Nương, nếu có thể cũng nên sửa đi cho sát hơn.
MỘT VỞ DIỄN MỚI, CA NGỢI NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC TRIỆU THỊ TRINH
TRUYỀN THUYẾT TRINH NƯƠNG là vở diễn mới. Tác giả Kịch bản: Nguyễn Toàn Thắng. Đạo diễn và Chuyển thể cải lương: NSND Hoàng Quỳnh Mai; Âm nhạc: NSND Hoàng Anh Tú. Họa sĩ: NSUT Nguyễn Văn Trực; Biên đạo múa: NSUT Thanh Nam. Vở diễn do Đoàn Cải lương Hoa Mai danh tiếng trình diễn.
Tôi vừa đi xem vở cải lương này về. Đã lâu lắm mới đi xem một vở cải lương. Trước khi đi, là vì nể người bạn đã mang Vé Mời đến tận cơ quan cho tôi.
Đây là buổi tổng duyệt một vở cải lương trước sự hiện diện của Hội đồng Nghệ thuật TP, Sở Văn hóa và Hội đồng tư vấn nghệ thuật. Tôi thấy có sự hiện diện của các NSND Quốc Chiêm, Thanh Trầm, Mạnh Tưởng, Lê Chức ...
Vở Cải lương có bối cảnh là đất nước bị xâm lược, tàn sát nhân dân và cướp bóc của cải, nổ ra cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (Triệu Thị Trinh), vị nữ anh hùng của dân tộc. Các nút thắt của kịch được điều phối suốt vở diễn, tạo nên nhiều bất ngờ và giàu kịch tính. Câu chuyện xoay quanh chuyện nhà của Triệu Thị Trinh, có anh trai là Triệu Quốc Đạt và chị dâu là Ngân Liên. Ngân Liên trở thành nội gián của giặc, tư thông với tướng giặc. Ngân Liên bày đặt cuộc giao đấu giữa em trai là Giang Bình và Trinh Nương (Triệu Thị Trinh) và lén tẩm thuốc độc vào mũi giáo. Trinh Nương võ nghệ hơn người, nhường Giang Bình một mũi giáo (trước khi giao đấu, Ngân Liên nói rõ là mũi giáo đã bị cưa bằng và bọc vải, nhưng vẫn đưa cho em trai mũi giáo nhọn có tẩm thuốc độc, theo mưu kế tướng giặc bày cho). Trúng mũi giáo, nhưng Trinh Nương không chết, vì được Giang Bình vốn từ lâu đã đem lòng yêu dấu kịp tìm thuốc giải độc đưa đến cứu. Ngân Liên còn dùng thuốc kịch độc để giết chồng là Chủ tướng Triệu Quốc Đạt để đoạt lấy tấm bản đồ Đại Việt dâng cho giặc... Trinh Nương và các chư tướng kịp thời đến dinh Triệu Quốc Đạt và bắt quả tang Ngân Liên lần thắt lưng chồng lúc ấy đã bất tỉnh do ngấm độc để đoạt tấm bản đồ, bèn đem giết đi. ...
Trong hai giờ đồng hồ, hào khí dân tộc của một thời đại vẻ vang trong lịch sử đã được tái hiện. Dàn viễn viên không còn trẻ nhưng đang ở độ chín của tài năng. Thiết kế sân khấu đẹp, chắt lọc được những hoa văn của thời đại Bà Triệu và ẩn dụ nhiều dữ kiện lịch sử. Trang phục đẹp, phù hợp với giai đoạn lịch sử mà vở diễn tái hiện.
Những danh xưng tôn vinh Bà Triệu như: Nhụy Kiều tướng quân, Lệ Hải Bà Vương, Trinh Nương đều xuất hiện trong vở diễn cùng những câu thơ đã đi vào SGK và ở trong tiềm thức người dân Việt như: "Hoành qua đương hổ dị/Đối diện Bà Vương nan"; hoặc câu nói của Bà Triệu "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!".
Hoan nghênh Nhà hát Cải lương Hà Nội và Đoàn Cải lương Hoa Mai danh tiếng một thời đã cống hiến cho khán giả một vở cải lương về đề tài lịch sử, tôn vinh người nữ Anh hùng dân tộc.
Mong Nhà hát sẽ chỉnh sửa và tiếp thu các góp ý của Hội đồng duyệt vở, và sớm công diễn rộng rãi trong nhân dân.
_______
Tôi xem xong có góp ý không nên đặt tên vở diễn là "TRUYỀN THUYẾT", vì Bà Triệu là nhân vật lịch sử, không nên lại cho thành Truyền thuyết, nó sẽ giảm ý nghĩa chính trị của vở diễn. Hai chữ Trinh Nương, nếu có thể cũng nên sửa đi cho sát hơn.
Rất hoan nghênh vở diễn và tập thể các nghệ sĩ biên tập , tham gia vở diễn . Góp ý của NXD về nhan đề vở diễn là rất hay . Tôi cũng góp ý là cứ lấy đầu đề là " Triệu thị Trinh " , tên này của bà đã thấm vào lòng con dân nước Việt .
Trả lờiXóaTriệu Thị Trinh hay còn gọi là Bà Triệu , cũng có thể gọi là Triệu Ẩu . Có sách gọi là Triệu Quốc Trinh . Đây là nhân vật lịch sử của VN , bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh lại giặc phương Bắc (Đông Ngô) . Vì vậy không thể gọi là TRUYỀN THUYẾT được , bởi truyền thuyết là chuyện không có thật, không được ghi lại trong sách lịch sử mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác nên tính hư cấu cao.
Trả lờiXóatôi thì góp ý nên lấy tên vở diễn là vua bà xứ thanh thì hay và đẹp hơn.
Trả lờiXóa