BÀI PHẢN BÁC VIỆC DỜI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VỀ VÙNG NÚI BA VÌ 11 NĂM TRƯỚC
Lời dẫn của Nguyễn Xuân Diện:
Vào năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Anh em ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Đình Toàn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho việc làm đề án rời Trung tâm hành chính quốc gia (Văn phòng CP và các trụ sở các bộ) về Ba Vì. [Trong lúc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, tưởng nhớ một triều đại võ công văn trị rực rỡ, và tầm nhìn viễn kiến cả thiên niên kỷ của Lý Công Uẩn về việc định đô, thì Chính phủ lại đi ...dời đô. Làm thế khác nào chửi tiền nhân, và bộc lộ sự vô văn hóa, vô giáo dục của mình?].
Bộ Xây dựng đã chọn Xã Yên Bài đặt làm nơi đặt Trung tâm Hành chính Quốc gia. Và để chạy xe cho gần, họ dùng bút chì vạch một nét giữa Yên Bài và Hồ Tây rồi sẽ mở một trục giao thông Ba Vì - Hồ Tây. Bị phản đối dữ dội, họ đổi tên thành Trục Tâm Linh Ba Vì - Hồ Tây.
Lúc đó, tôi đã gọi thẳng trung tâm hành chính quốc gia đó là Trung tâm Nghỉ dưỡng quốc gia và trục tâm linh đó là Trục Bất Động Sản.
Kỷ niệm 11 năm tỉnh Hà Tây bị cưỡng chế đưa về Hà Nội và xóa tên trên bản đồ quốc gia. Xin giới thiệu bài phỏng vấn của báo Tiền Phong (cả bản in giấy lẫn bản online).
______________
.
KHÔNG NÊN ĐẶT BỘ MÁY HÀNH CHÍNH VÀ VỊ TRÍ NGHỈ NGƠI
Báo Tiền Phong Online
15/06/2010 04:18
TP - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng, nếu đặt Trung tâm hành chính Quốc gia tại Ba Vì có nghĩa là đặt bộ máy hành chính của quốc gia vào vị trí nghỉ ngơi, kém năng động.
PV: Là người con xứ Đoài đáng lẽ ông phải mong muốn kéo Trung tâm hành chính Quốc gia lên Ba Vì để đổi thay bộ mặt quê hương mình?
NXD: Tôi rất mong muốn quê hương mình phát triển giàu mạnh. Thế nhưng là người nghiên cứu về văn hóa xứ Đoài, tôi hiểu rằng tinh hoa xứ Đoài vô cùng phong phú, từ đình chùa, miếu mạo đến kiến trúc nhà ở dân gian, quy hoạch nông thôn, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể..., nên theo tôi những nhà làm quy hoạch không được phép hy sinh những giá trị này.
Thay vào đó, mảnh đất xứ Đoài sẽ phát triển trên nền tảng văn hóa sẵn có của mình. Vì sao? Vì chính chúng ta lâu nay vẫn quan niệm rằng văn hóa là di sản mà chưa coi văn hóa là một tài sản. Vì vậy, xứ Đoài nên quy hoạch để trở thành vùng bảo tồn văn hóa phục vụ du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Xứ Đoài chỉ có thể phát triển theo hướng đó là tốt nhất.
.
PV: Dường như chỉ với lý lẽ muốn bảo tồn văn hóa xứ Đoài để không muốn đưa Trung tâm hành chính Quốc gia lên Ba Vì xem ra khó thuyết phục?
NXD: Chúng ta phải biết rằng, Sơn Tây là nơi mà Bộ Quốc phòng đặt các trường sĩ quan, các đơn vị quân đội; các nhà máy phục vụ quốc phòng cũng nằm ở vùng đất này. Vậy thì đưa Trung tâm hành chính lên đây liệu có gây xáo trộn? Đặc biệt, theo như những bản đồ địa chất thì khu vực định đặt trung tâm hành chính quốc gia là vùng đứt gãy về địa tầng, có thể không phù hợp để xây dựng những công trình lớn ở đây.
PV: Ông đã từng nói rằng xứ Đoài là vùng văn hóa khép kín, tĩnh tại. Vậy nếu đưa Trung tâm hành chính Quốc gia lên đó sẽ có điều gì bất lợi?
NXD: Xứ Đoài nằm giữa hai dãy núi Tam Đảo và Ba Vì cùng con sông Hồng. Đây là vùng đất tương đối biệt lập, khép kín vì thế ở đây hình thành những làng mạc khép kín có giá trị bảo lưu văn hóa cổ truyền. Nơi này ngày xưa nhà Lý nhốt tù binh, nơi ẩn cư của những kẻ sĩ lánh đời... Còn nay thì sao? Xứ Đoài hiện là nơi tập luyện của quân đội, nơi Nhà nước xây dựng những trung tâm giáo dưỡng phục hồi nhân phẩm, trung tâm cai nghiện. Hơn thế Ba Vì còn là nơi người ta xây dựng siêu nghĩa trang có thể giải quyết việc an táng của thành phố chục triệu dân.
Có thể thấy xứ Đoài từ xưa đến nay chưa bao giờ là khu đất năng động. Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu "Đoài Phương tĩnh nhất khu" tức xứ Đoài là khu đất yên tĩnh. Ngay Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã xây dựng 12 năm qua vẫn dường như giậm chân tại chỗ, hay Đại học Quốc gia cũng vậy. Vì thế nếu đưa Trung tâm hành chính Quốc gia về Ba Vì tức đặt bộ máy hành chính vào trạng thái nghỉ ngơi, khó năng động, linh hoạt.
Xin cảm ơn ông.
Phùng Sưởng (thực hiện)
Lời dẫn của Nguyễn Xuân Diện:
Vào năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Anh em ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Đình Toàn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho việc làm đề án rời Trung tâm hành chính quốc gia (Văn phòng CP và các trụ sở các bộ) về Ba Vì. [Trong lúc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, tưởng nhớ một triều đại võ công văn trị rực rỡ, và tầm nhìn viễn kiến cả thiên niên kỷ của Lý Công Uẩn về việc định đô, thì Chính phủ lại đi ...dời đô. Làm thế khác nào chửi tiền nhân, và bộc lộ sự vô văn hóa, vô giáo dục của mình?].
Bộ Xây dựng đã chọn Xã Yên Bài đặt làm nơi đặt Trung tâm Hành chính Quốc gia. Và để chạy xe cho gần, họ dùng bút chì vạch một nét giữa Yên Bài và Hồ Tây rồi sẽ mở một trục giao thông Ba Vì - Hồ Tây. Bị phản đối dữ dội, họ đổi tên thành Trục Tâm Linh Ba Vì - Hồ Tây.
Lúc đó, tôi đã gọi thẳng trung tâm hành chính quốc gia đó là Trung tâm Nghỉ dưỡng quốc gia và trục tâm linh đó là Trục Bất Động Sản.
Kỷ niệm 11 năm tỉnh Hà Tây bị cưỡng chế đưa về Hà Nội và xóa tên trên bản đồ quốc gia. Xin giới thiệu bài phỏng vấn của báo Tiền Phong (cả bản in giấy lẫn bản online).
______________
.
KHÔNG NÊN ĐẶT BỘ MÁY HÀNH CHÍNH VÀ VỊ TRÍ NGHỈ NGƠI
Báo Tiền Phong Online
15/06/2010 04:18
TP - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng, nếu đặt Trung tâm hành chính Quốc gia tại Ba Vì có nghĩa là đặt bộ máy hành chính của quốc gia vào vị trí nghỉ ngơi, kém năng động.
PV: Là người con xứ Đoài đáng lẽ ông phải mong muốn kéo Trung tâm hành chính Quốc gia lên Ba Vì để đổi thay bộ mặt quê hương mình?
NXD: Tôi rất mong muốn quê hương mình phát triển giàu mạnh. Thế nhưng là người nghiên cứu về văn hóa xứ Đoài, tôi hiểu rằng tinh hoa xứ Đoài vô cùng phong phú, từ đình chùa, miếu mạo đến kiến trúc nhà ở dân gian, quy hoạch nông thôn, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể..., nên theo tôi những nhà làm quy hoạch không được phép hy sinh những giá trị này.
Thay vào đó, mảnh đất xứ Đoài sẽ phát triển trên nền tảng văn hóa sẵn có của mình. Vì sao? Vì chính chúng ta lâu nay vẫn quan niệm rằng văn hóa là di sản mà chưa coi văn hóa là một tài sản. Vì vậy, xứ Đoài nên quy hoạch để trở thành vùng bảo tồn văn hóa phục vụ du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Xứ Đoài chỉ có thể phát triển theo hướng đó là tốt nhất.
.
Hồ Suối Hai dưới chân núi Ba Vì phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái.
PV: Dường như chỉ với lý lẽ muốn bảo tồn văn hóa xứ Đoài để không muốn đưa Trung tâm hành chính Quốc gia lên Ba Vì xem ra khó thuyết phục?
NXD: Chúng ta phải biết rằng, Sơn Tây là nơi mà Bộ Quốc phòng đặt các trường sĩ quan, các đơn vị quân đội; các nhà máy phục vụ quốc phòng cũng nằm ở vùng đất này. Vậy thì đưa Trung tâm hành chính lên đây liệu có gây xáo trộn? Đặc biệt, theo như những bản đồ địa chất thì khu vực định đặt trung tâm hành chính quốc gia là vùng đứt gãy về địa tầng, có thể không phù hợp để xây dựng những công trình lớn ở đây.
PV: Ông đã từng nói rằng xứ Đoài là vùng văn hóa khép kín, tĩnh tại. Vậy nếu đưa Trung tâm hành chính Quốc gia lên đó sẽ có điều gì bất lợi?
NXD: Xứ Đoài nằm giữa hai dãy núi Tam Đảo và Ba Vì cùng con sông Hồng. Đây là vùng đất tương đối biệt lập, khép kín vì thế ở đây hình thành những làng mạc khép kín có giá trị bảo lưu văn hóa cổ truyền. Nơi này ngày xưa nhà Lý nhốt tù binh, nơi ẩn cư của những kẻ sĩ lánh đời... Còn nay thì sao? Xứ Đoài hiện là nơi tập luyện của quân đội, nơi Nhà nước xây dựng những trung tâm giáo dưỡng phục hồi nhân phẩm, trung tâm cai nghiện. Hơn thế Ba Vì còn là nơi người ta xây dựng siêu nghĩa trang có thể giải quyết việc an táng của thành phố chục triệu dân.
Có thể thấy xứ Đoài từ xưa đến nay chưa bao giờ là khu đất năng động. Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu "Đoài Phương tĩnh nhất khu" tức xứ Đoài là khu đất yên tĩnh. Ngay Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã xây dựng 12 năm qua vẫn dường như giậm chân tại chỗ, hay Đại học Quốc gia cũng vậy. Vì thế nếu đưa Trung tâm hành chính Quốc gia về Ba Vì tức đặt bộ máy hành chính vào trạng thái nghỉ ngơi, khó năng động, linh hoạt.
Xin cảm ơn ông.
Phùng Sưởng (thực hiện)
Tôi là người trần mắt thịt. Không nhìn thấy được những giá trị tâm linh và cũng không nhìn xa trông rội như những nhà hiền triết.
Trả lờiXóaTôi chỉ thiển cận nhìn thấy Hà Nội thời kỳ năm 2010 Người TQ ồ ạt vào mua nhà mua đất, BĐS trở nên có giá trị. Vậy nên các quan ta muốn mở rộng Hà Nội Thủ đô lên Ba vì để có thêm nhiều đất Nông nghiệp Lâm nghiệp được quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở, rồi chia lô bán nền hoặc xây nhà trung cư để bán kiếm lời.
Rốt cuộc nhiều người "nhạy bén đi tắt đón đầu" mong hốt bạc trở nên trắng tay hụt hẫng.
Cái giá đắt cho những kẻ vừa tham vừa ngu.