Trần Đình Thu
ĐÀM PHÁN MỸ TRUNG CHẬM CHẠP TRONG TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG RỐI REN VÀ SUY THOÁI
Một cuộc đàm phán nữa lại kết thúc trong im lặng và tình hình chưa thấy gì rõ ràng.
Trước đây tôi từng nhiều lần nói rằng rằng đàm phán Mỹ Trung bắt đầu quá sớm, mới 3 tháng sau áp thuế mà đã đàm phán là một điều rất vô lý. Vì thế tôi đã đưa ra một giả định là có thể ông Tập chủ động xoay chiều nên mới có việc đàm phán non như thế. Tôi cũng từng đoán rằng nội bộ Trung quốc sẽ có lực cản đàm phán. Một số người khác cho rằng không có chuyện ông Tập xoay chiều mà là Trung quốc câu giờ. Hai cách giải thích khác nhau cho một vấn đề và rất khó chứng minh ai đúng ai sai, tuy nhiên dù là cách giải thích nào thì cũng dẫn đến chỗ, cuộc đàm phán sẽ rất khó thành công.
Lý do khó đàm phán có 2 nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, đây không phải là đàm phán giữa 2 quốc gia có nhu cầu làm ăn với nhau mà là đàm phán giữa 2 nước đang chiến tranh với nhau, trong đó Mỹ là nước gây chiến.
Thứ hai, Mỹ không chỉ đòi hỏi các vấn đề về kinh tế mà còn có các yêu sách về chính trị, trong đó Mỹ muốn Trung quốc phải thay đổi thể chế.
Chính 2 lý do đó làm cho đàm phán vô cùng khó thành công.
Về phía Mỹ, càng ngày giới tinh hoa càng nhận thấy không thể chấp nhận một nước Trung quốc theo chủ thuyết Marx-Lenin, dù là không còn nguyên vẹn sắc màu của chủ thuyết ấy. Hay nói cách khác, cuộc chiến ý thức hệ đã trở lại với nước Mỹ sau nhiều năm quên lãng. Theo New York Time, hiện nay một tinh thần chống Trung quốc đã lan ra rất rộng trong nước Mỹ.
Về phía Trung quốc, theo tôi ông Tập Cận Bình đã không thuyết phục được các phe phái trong nội bộ chấp nhận một bản hòa ước mà trong đó Trung quốc phải thay đổi quá lớn về mặt chính trị. Vì vậy các cuộc đàm phán giằng co chưa đi đến đâu.
Trong tình hình như vậy, cuộc chiến này có thể sẽ phải tiếp tục, Mỹ phải vừa đàm phán vừa phải mở rộng áp lực lên Trung quốc.
Một điều bất lợi cho Trung quốc là cuộc chiến càng kéo dài, danh sách các nước đứng về phe chống Trung quốc càng dài ra.
Các thông tin cho thấy nền kinh tế Trung quốc ngày càng kiệt quệ, sức chống đỡ yếu dần và không có giải pháp khả thi để chống đỡ. Lần thứ 2 Bộ chính trị Trung quốc phải công khai xác nhận Trung quốc đang hết sức khó khăn và kêu gọi cùng nhau vượt khó.
Áp lực các nước ngoài Mỹ cũng đè nặng lên Trung quốc về mọi mặt, từ không chấp nhận cho Trung quốc đổ bộ hàng hóa vào thay cho thị trường Mỹ cho đến việc trừng phạt các công ty công nghệ, việc phản kháng mạnh mẽ ở Biển Đông cho đến những áp lực ở Đài Loan, Hong Kong…
Cứ như vậy Trung quốc càng ngày càng khó khăn hơn và nội bộ Trung quốc cũng ngày càng phân hóa hơn, cho tới khi Trung quốc phải rất bi kịch thì đàm phán mới có thể tới hồi kết.
ĐÀM PHÁN MỸ TRUNG CHẬM CHẠP TRONG TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG RỐI REN VÀ SUY THOÁI
Một cuộc đàm phán nữa lại kết thúc trong im lặng và tình hình chưa thấy gì rõ ràng.
Trước đây tôi từng nhiều lần nói rằng rằng đàm phán Mỹ Trung bắt đầu quá sớm, mới 3 tháng sau áp thuế mà đã đàm phán là một điều rất vô lý. Vì thế tôi đã đưa ra một giả định là có thể ông Tập chủ động xoay chiều nên mới có việc đàm phán non như thế. Tôi cũng từng đoán rằng nội bộ Trung quốc sẽ có lực cản đàm phán. Một số người khác cho rằng không có chuyện ông Tập xoay chiều mà là Trung quốc câu giờ. Hai cách giải thích khác nhau cho một vấn đề và rất khó chứng minh ai đúng ai sai, tuy nhiên dù là cách giải thích nào thì cũng dẫn đến chỗ, cuộc đàm phán sẽ rất khó thành công.
Lý do khó đàm phán có 2 nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, đây không phải là đàm phán giữa 2 quốc gia có nhu cầu làm ăn với nhau mà là đàm phán giữa 2 nước đang chiến tranh với nhau, trong đó Mỹ là nước gây chiến.
Thứ hai, Mỹ không chỉ đòi hỏi các vấn đề về kinh tế mà còn có các yêu sách về chính trị, trong đó Mỹ muốn Trung quốc phải thay đổi thể chế.
Chính 2 lý do đó làm cho đàm phán vô cùng khó thành công.
Về phía Mỹ, càng ngày giới tinh hoa càng nhận thấy không thể chấp nhận một nước Trung quốc theo chủ thuyết Marx-Lenin, dù là không còn nguyên vẹn sắc màu của chủ thuyết ấy. Hay nói cách khác, cuộc chiến ý thức hệ đã trở lại với nước Mỹ sau nhiều năm quên lãng. Theo New York Time, hiện nay một tinh thần chống Trung quốc đã lan ra rất rộng trong nước Mỹ.
Về phía Trung quốc, theo tôi ông Tập Cận Bình đã không thuyết phục được các phe phái trong nội bộ chấp nhận một bản hòa ước mà trong đó Trung quốc phải thay đổi quá lớn về mặt chính trị. Vì vậy các cuộc đàm phán giằng co chưa đi đến đâu.
Trong tình hình như vậy, cuộc chiến này có thể sẽ phải tiếp tục, Mỹ phải vừa đàm phán vừa phải mở rộng áp lực lên Trung quốc.
Một điều bất lợi cho Trung quốc là cuộc chiến càng kéo dài, danh sách các nước đứng về phe chống Trung quốc càng dài ra.
Các thông tin cho thấy nền kinh tế Trung quốc ngày càng kiệt quệ, sức chống đỡ yếu dần và không có giải pháp khả thi để chống đỡ. Lần thứ 2 Bộ chính trị Trung quốc phải công khai xác nhận Trung quốc đang hết sức khó khăn và kêu gọi cùng nhau vượt khó.
Áp lực các nước ngoài Mỹ cũng đè nặng lên Trung quốc về mọi mặt, từ không chấp nhận cho Trung quốc đổ bộ hàng hóa vào thay cho thị trường Mỹ cho đến việc trừng phạt các công ty công nghệ, việc phản kháng mạnh mẽ ở Biển Đông cho đến những áp lực ở Đài Loan, Hong Kong…
Cứ như vậy Trung quốc càng ngày càng khó khăn hơn và nội bộ Trung quốc cũng ngày càng phân hóa hơn, cho tới khi Trung quốc phải rất bi kịch thì đàm phán mới có thể tới hồi kết.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét