Nhà Nghiên cứu Nguyễn Quốc Vinh điền dã tại chùa Trăm Gian (ngày 31/10/2018)
Hợp ảnh với pho tượng tương truyền là Đô đốc Đặng Tiến Đông/Giản.
THUYẾT TRÌNH KHOA HỌC VỀ NGUYỄN HUỆ
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM
- Chủ đề: "Từ tử thù triều đại đến anh hùng dân tộc: Việc khôi phục thanh danh cho Nguyễn Huệ trong sử chí Hán Nôm nửa đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam thời Pháp thuộc" (From dynastic nemesis to national hero: The rehabilitation of Nguyễn Hue in Hán-Nôm historiography in early twentieth-century colonial Vietnam)
- Diễn giả: Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vinh, Nghiên cứu sinh tại khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, Đại học Harvard (Hoa Kỳ)
- Thời gian: 14:00-16:00 (bao gồm thời gian thảo luận), thứ Hai, ngày 05 tháng 11, 2018
- Địa điểm: Hội trường Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội.
- Ngôn ngữ thuyết trình: Tiếng Việt.
- Vào cửa tự do, khuyến khích chia sẻ thông tin về buổi thuyết trình trên mạng xã hội.
Trích yếu nội dung thuyết trình:
Trong thế kỷ 19 Nguyễn Huệ đã bị lên án và bôi nhọ là kẻ tiếm ngụy và tử thù của nhà Nguyễn, nhưng sang đến thế kỷ 20 thì thời cơ đã chín muồi tại Việt Nam để xét lại nhân vật đầy thị phi này. Bỏ lại phía sau truyền thống biện minh cho đức trị trong lịch sử triều đại theo quan điểm Nho giáo, người ta đã manh nha cho xuất hiện một dạng thức sử chí mới để mường tượng đến các khả năng phản thực tế [counterfactuals] để đối phó với hiện trạng thực dân khi một đất nước Việt Nam bại vong đang đứng trước một cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt của chủ nghĩa Darwin xã hội. Quá trình này diễn ra song song với một sự biến chuyển môi trường ngữ văn khi ngày tàn của tri thức Hán Nôm đang nhường bước trước sự khởi sắc của chữ quốc ngữ của tiếng Việt hiện đại. Qua thư tịch sử chí Hán Nôm đầu thế kỷ 20, bài viết này muốn tìm hiểu xem các thay đổi về khái niệm và hệ qui chiếu, mục đích và phương thức thực hành lịch sử nói trên, đã góp phần thế nào vào việc khôi phục thanh danh cho Nguyễn Huệ như là một anh hùng dân tộc để hiệu triệu một đất nước Việt Nam thuộc địa đang mong mỏi thoát ách ngoại xâm.
During the nineteenth century Nguyễn Huệ had been reviled as a usurper and enemy of the reigning Nguyễn dynasty, but by the early twentieth century conditions were ripe in Vietnam for a reassessment of this controversial figure. Moving beyond the conventional post hoc justification for the moral authority to rule in Confucian dynastic history, a new kind of historiographical reimagination of alternative counterfactuals emerged in response to the colonial experience in which the vanquished Vietnamese nation found itself in a precarious Social Darwinist struggle for survival. This process took place alongside a transformation of the linguistic medium as the waning days of traditional classical Sinitic literacy were yielding ground to a new dawn of the romanized quốc ngữscript of modern Vietnamese vernacular. Through the Hán Nôm historiographical texts of the early twentieth-century, this paper therefore seeks to understand how such changes in conception and frame of reference, purpose, and modalities of historical praxis, have contributed to the rehabilitation of Nguyễn Huệ as an exhortatory national hero for a colonized Vietnam yearning to break free of foreign domination.
.
*Ảnh và chú thích ảnh: Tô Lan.
__________
.
Ghi chép tại chỗ buổi thuyết trình, chủ đề:
Từ tử thù triều đại đến anh hùng dân tộc: Việc khôi phục thanh danh cho Nguyễn Huệ trong sử chí Hán Nôm đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam thời Pháp thuộc.
Trong thế kỷ 19 Nguyễn Huệ được lên án và bôi nhọ. Đến thế kỷ XX, thời cơ chín muồi để chiêu tuyết. bài viết tìm hiểu thay đổi về khái niệm, hệ quy chiếu … để hiệu triệu cho một nước Việt Nam thuộc địa đang mong mỏi thoát ách ngoại xâm.
Từ tử thù triều đại đến anh hùng dân tộc: Việc khôi phục thanh danh cho Nguyễn Huệ trong sử chí Hán Nôm đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam thời Pháp thuộc.
Trong thế kỷ 19 Nguyễn Huệ được lên án và bôi nhọ. Đến thế kỷ XX, thời cơ chín muồi để chiêu tuyết. bài viết tìm hiểu thay đổi về khái niệm, hệ quy chiếu … để hiệu triệu cho một nước Việt Nam thuộc địa đang mong mỏi thoát ách ngoại xâm.
- Có nhiều câu chuyện nhìn từ nhiều góc độ- Lịch sử của lịch sử: lịch sử câu chuyện của các câu chuyện lịch sử
- Nhìn nhận khách quan các hiện tượng lịch sử qua các ghi chép thường đậm tính chủ quan
- Tìm hiểu các động thái và diễn ngôn lịch sử trong sự vận hành của ký ức tập thể (collective memory)
- Không nhất thiết khen chê cái gì đúng cái gì sai: tìm hiểu tại sao và như thế nào lại được cho là đúng/ sai: tìm hiểu lý lẽ của các tự sự lịch sử
Tổng quan: vận mệnh đảo ngược (reversals of fortunes)
- Hai nhân vật đối địch tương phản theo trục thời gian
- Nguyễn Huệ: từ tử thù triều đại đến anh hùng dân tộc
- Nguyễn Ánh: từ người sáng lập triều đại đến tội đồ dân tộc
- Từ sử chí Nho giáo tôn quân của triều đại đến sử chí mang tính quốc gia dân tộc
Từ Hán-Nôm đến chữ quốc ngữ latinh
- Bản lề đầu thế kỷ 20 của Việt Nam dưới thời thực dân
- Khôi phục thanh danh cho Nguyễn Huệ
Nguyễn Huệ (1752 - 1792)
- Khởi nghĩa Tây Sơn
- Diệt Nguyễn
- Phá Xiêm
- Diệt Trịnh
- Phá Thanh và nhà Lê diệt vong
- Quang Trung hoàng đế
- Nhà Tây Sơn diệt vong
- Khai sáng vương triều Nguyễn do địch thủ bền bỉ Nguyễn Ánh
Sử chí tôn quân triều đại của thế kỷ 19
- Thiên mệnh là sự biện minh ý thức hệ cho triều đại đương kim
- Chính thống là sự kế tục chính danh giữa hai triều đại khác biệt
- Diễn ngôn long hưng của nhà Nguyễn khẳng định tính liên tục với thời kỳ chúa Nguyễn
- Giai đoạn Tây Sơn là điểm cấm kỵ mang tính gián đoạn nhưng lại là cầu nối giữa nhà Lê và nhà Nguyễn
- Ngụy 偽 là người không chính danh, được gán cho Tây Sơn
- Đại Nam thực lục Đề cao sự long hưng của triều Nguyễn
- Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1884) bản cáo phó cho nhà Lê
Các điều chỉnh vào đầu thế kỷ 20
-Đặng Xuân Bảng
-Việt sử cương mục tiết yếu
-Phụ lục về Tam quốc: Nguyễn Huệ (Thuận Hóa),
Nguyễn Nhạc (Quy Nhơn), Nguyễn Ánh (Gia Định)
Hoài niệm từ quê hương Tây Sơn
-Nguyễn Bá Huân và Nguyễn Trọng Trì
-Đối kháng với danh hiệu “ngụy” từ Ngụy triều chư tướng truyện đến Tây Sơn lương tướng ngoại truyện
-Tây Sơn tiềm
long lục
Phong trào Đông du và Đông Kinh nghĩa thục
-Đông du (1905 - 1908) đến Nhật Bản
-Đông kinh nghĩa thục (1907) phỏng theo mô hình
Keio-Gijuku (Khánh ứng nghĩa thục) của Fukuzawa Yukichi
-Tân thư/tân học
-[Tân thư của đkngth
-Tân đính
luân lý giáo khoa thư
-Tân đính
quốc dân độc bản
-Cải lương
mông học quốc sử giáo khoa thư
-Lãnh thổ, dân cư, chủ quyền là ba yếu tố để tạo
thành một nước (lời hiệu triệu đầu thế kỷ 20)]
-Nation (quốc gia / dân tộc) và sovereignty (chủ
quyền):
-Đấu tranh sinh tồn của chủ nghĩa Darwin xã hội
Phan Bội Châu (1867 - 1940)
- Việt Nam vong quốc sử (1905)
- Hải ngoại huyết thư (1906) với bản diễn ca quốc
ngữ của Lê Đại
- Việt Nam quốc sử khảo (1909) [bắt đầu nêu ra
khái niệm gia sử đối lập với quốc sử: những kẻ để mất đất đai nước ta tức là giặc
của nước… làm sử một nước không phải làm sử một nhà, phải phân biệt quốc sử với
gia sử… nhà này mất thì nhà kia lên, đó gọi là nhà… sở dĩ gọi là nước vì có chủ
quyền, có nhân dân, có đất đai. Nếu ba thứ ấy còn thì nước còn là nước, ba thứ ấy
mất thì nước không phải là nước nữa. Lấy một trong ba thứ ấy dâng cho người
ngoài thì là giặc nước, lấy cả ba thứ ấy dâng cho người ngoài thì là đầu sỏ của
giặc nước…”
-Gia sử đối lập với quốc sử
Từ lịch sử mang tính đức trị đến hiện thực
- Lê Dư (Sở cuồng) (? - 1967)
- Tây sơn sử luận (1925) trong tạp chí Nam phong:
Nguyễn Hữu Tiến dịch
- Gia sử đối lập với quốc sử
- Giải ảo khái niệm chính ngụy: chỉ có thế 勢 là trên hết
- Trường hợp Lê Đại Hành + Nguyễn Huệ [Lê Dư cũng
nêu ra 2 trường hợp này giống cụ Phan Bội Châu – phê phán việc đề cao Lê Đại
Hành, LÝ Thái Tổ mà lại phê phán Nguyễn Huệ, mặc dù hành động của họ là như
nhau. Nhưng dù ít dù nhiều Lê Dư cũng hơi bị vướng mắc ở “đức trị”
- Hiện thực: được làm vua thua làm giặc
Các dòng chảy xéo và các khả năng phản thực tế (counterfacruals) “giả sử”
- Thiên Nam bảo lục diễn ca (1928) [ngọ nhật đương
thiên, phụ nguyên trì thống… nhất cử diệt trịnh… võ nhân đắc chí… ngụy tây nhị
thế, tải thập tứ niên (vừa ghi là Quang Trung, vừa ghi Ngụy tây) – mâu thuẫn]
- Tây sơn nằm trong sự kế tục tiếm ngụy
- Tây sơn thuật lược (1930) ‘[ghi về sự hoài nghi
về tham vọng lãnh thổ của Nguyễn Huệ, đi ngược với xu thế trên: có thực tế
không, có sáng suốt không: gọi Nguyễn Huệ là Huệ - miệt thị theo sử quan nhà
Nguyễn: Huệ không có học nên không có biết kinh sách … ]
- Hoài nghi các tham vọng lãnh thổ của Nguyễn Huệ
Ngô Giáp Đậu
- Hoàng Việt
long hưng chí (1904) [triều thần có người nói Quang trung tuy đắc tội với
triều ta nhưng cũng là bậc chúa anh hùng… xưng vương xưng đế chẳng biết sợ ai…
nếu như trời mà không ghét thì … - mâu thuẫn giữa anh hùng và đức trị]
- Trung học
Việt sử toát yếu (1911) [giả sử quân thiện chiến của Trần Bá Tiên có gặp
thì cũng không thể thoái lui,… bởi vậy nước Việt Nam ở Á đông mà là một nước độc
lập xưa kia không mấy khi được như vậy – không thoát li được ý thức hệ trung
quân của nho giáo, vẫn đưa khái niệm đức trị vào mặc dù vẫn khẳng định được làm
vua thua làm giặc; sự mâu thuẫn giữa đề cao Nguyễn Huệ và bêu diếu Nguyễn Huệ:
bởi vì chúa trịnh chuyên chính chứa chấp nhiều tệ hại… giữ gìn được đất nước …
tuy nhiên anh em lục đục không có đức độ để thu phục người tài …; Quang Trung
chết đi trước khi hoàn thành mộng lớn, giá như trời cao cho sống thêm mấy năm …
Một phần nêu cao võ công của Nguyễn Huệ, một phần gửi gắm hoài bão của dân tộc]
- Các khả năng phản thực tế (counterfactuals) đối
lập với các thời đại / nhân vật khác: “giả sử”
- Hiện thực: được làm vua, thua làm giặc
Các so sánh lịch sử
- So sánh với bọn tiếm ngụy và bạo chúa từ lịch sử
Trung Quốc: Vương Mãng, Hạng Vũ, Phù Sai, Hàn Trác
- Truyền thống anh hùng bảo vệ tổ quốc Việt Nam: Ngô
Quyền, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi
- Tiểu học
quốc sử lược biên của Phạm Huy Hổ
-
Á châu thất hùng: Tần thủy hoàng đế, Hán vũ đế,
Đường thái tông, Nguyên thế tông, Muahammad, Toyotomi Hideyoshi, Xerxes
Hình tượng anh hùng kiểu Napoléon
- Phần lớn trong các văn bản quốc ngữ
- So sánh với Napoleon và Washington (1928
Hình tượng anh hùng kiểu Napoleon trong thư tịch Hán Nôm
-Truyện vua Quang Trung (1953) của Nguyễn Nam Đán
(Nguyễn Văn Bình)
- Bản quốc ngữ + nôm Durand
-
Sự mập mờ/pha trộn các dạng thức diễn ngôn: triều
đại ngắn ngủi vì kém đức
- So sánh với nplo và Hitler!
- Võ công còn ð công nghiệp còn
Từ tử thù
triều đại đến anh hùng dân tộc
- Diễn
ngôn về chính thống nhường bước cho diễn ngôn về công tích
-
Từ
vận mệnh của triều đại đến tồn vong của quóc gia/dân tộc
- Cạnh
tranh sinh tồn của chủ nghĩa Darwin xã hội
- Thành
tố chủng tộc của quốc gia/dân tộc
- Các
khả năng phản thực tế mang tính anh hùng với thực tế thời thực dân
- Hoài
niệm về một quá khứ ánh hùng
- Khao
khát mang tính thách thức về một bậc anh hùng cứu quốc
Trao đổi:
- Trần
Trọng Dương: sử chí tương đối khác so với nghiên cứu sử học truyền thống trong
nước. sử chí học không chỉ dừng lại ở các sử thực mà nghiên cứu về nhận thức
trong lịch sử về một đối tượng nào đó. Muốn đọc được lịch sử theo cách này phải
hiểu đằng sau nó: sử quan, tư tưởng thời đại, mục đích viết sử … Khái niệm rát
quan trọng cho việc chuyển từ viết sử Hán Nôm sang quốc ngữ là lịch sử quốc gia
dân tộc. vậy tác giả nào là người bẻ ngoặt được điều này?
- Nguyễn
Quốc Vinh: Khó mà nói , nhưng phong trào đôg du là rất quant rọng, được thẩm thấu
qua các sách luân lý giáo khoa thư, quốc dân độc bản, Việt Nam vong quốc sử …
khái niệm quốc được hiểu rất khác với quốc mang nghĩa là lãnh thổ của một dòng
họ mà mang nghĩa một chủng tộc, dân tộc… Tạm ghi công cho cụ Phan Bội Châu
trong Việt Nam vong quốc sử: đặt quốc sử lên trên gia sử
- Trần
Trọng Dương: vậy thì khái niệm quốc gia
/ dân tộc đã được du nhập muộn nhất là 1905, vậy ai kiến tạo ý thức đó cho Phan
Bội Châu? Khả năng cao là các học giả Pháp. Thứ nữa là khái niệm quốc gia dân tộc
từ sau 1945 trở đi được sử dụng bởi khái niệm chủ nghĩa Mác lê nin có khác gì
sơ với thời Phan Bội Châu?
- Nguyễn
Quốc Vinh: có lẽ là Trung Quốc và Nhật Bản
là hai quốc gia rất quan trọng ảnh hưởng đến Phan Bội Châu.
- Nguyễn
Xuân Diện: cuối 19 đầu 20 quốc gia / dân tộc / chủng tộc rất được nhấn mạnh, mà
trước đó chưa được nhấn mạnh: máu đỏ da vàng, Lạc hồng, quốc hồn quốc túy…
trong thơ văn giáng bút những hình ảnh đó rất nhiều. một là do nội sinh trong
lòng giới sĩ phu Việt Nam. Trước đó không có máu đỏ da vàng vì chưa có Pháp.
Khi có tây sang mới tạo nên một sự quan sát về hình thức. các nước Trung Quốc
Nhật Bản cũng có kẻ thù đến từ phương tây nên hay nhắc đến chủng tộc – ngoại
sinh.
- Trần
Trọng Dương: cụ Quang Trung có giáng bút
không? – Không có
- Nguyễn Quốc Vinh: chủng tộc rất quan trọng vào thời đó, thậm chí đi vào tâm thức người Việt để phục dựng nên những giai thoại về lịch sử
-
Nguyễn
Tuấn Cường: tân đính luân lý giáo khoa thư theo Nguyễn Nam là biên lại từ một
quyển ở Trung Quốc bản Trung Quốc được biên lại từ Nhật Bản, bản Nhật Bản biên
lại từ bản tiếng Anh (1886, 2 năm sau đã rất phổ biến ở Nhật Bản và Nhật Bản
biên lại quyển đó vào 1890; 1903 dựa trên bản Nhật Bản biên lại; 1907 về Việt
Nam và cải biên cho phù hợp với Việt Nam, giữ một phần của Anh, bổ sung tri thức
ở bản Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam, tạo nên Tân đính quốc dân độc bản – cho
thấy sự truyền bá tri thức của tân thư. Trong bản Anh cả chương 2 là chủ nghĩa
ái quốc, Nhật Bản là chương 11, Trung Quốc là 2 chương; Việt Nam copi nguyên bản
của Trung Quốc. khái niệm này có 2 nguồn: từ châu âu, qua Nhật Bản, qua Trung
Quốc, đến Việt Nam )
- Diệp
Thiếu Phi (Trung Quốc): chưa nói đến Trần Trọng Kim: giới thiệu nhà Tây Sơn là
chính thống; anh Vinh chưa phân loại sử liệu.
- Nguyễn
Quốc Vinh: sách của Trần Trọng Kim là
năm 1920 nhưng nó thuộc phần sau của bài này. Những khái niệm chuyển tiếp sẽ được
khuyếch đại mạnh hơn rất nhiều trong các thư tịch quốc ngữ và đỉnh cao là khái
niệm anh hùng dân tộc được đóng khung trong tựa đề vào năm 1944 qua Quang Trung anh hùng dân tộc của Hoa Bằng.
tác phẩm của trtrk là bước trung chuyển quan trọng từ Hán Nôm sang quốc ngữ.
- Mai
Thu Quỳnh: khái niệm chủ nghĩa dân tộc / quốc gia được nhắc đến ở Việt Nam bao
giờ? ảnh hưởng từ đâu? Tôi thì nghĩ là các cuốn sách đông du đã xuất bản chỉ
dành cho tầng lớp bình dân còn trí thức tiếp xúc với khái niệm này từ sớm hơn rất
nhiều trừ Trung Quốc. tân thư phần lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc sang, nguồn
từ liệu tham khảo chính của Đông kinh nghĩa thục là từ Trung Quốc, Nhật Bản và
Pháp. Một câu hỏi: anh sử dụng văn bản nào, lấy từ nguồn nào? Hình như chưa
chia thành hệ thống văn bản? nguyên nhân từ đâu lại có diễn biến đó về hình tượng
Quang Trung? Hầu như 99% tác giả đều là trí thức nho học, vậy nền tảng nho học
có ảnh hưởng đến quan điểm chính trị và nhận thức của họ thế nào?
- Nguyễn
Quốc Vinh: phần lớn trí thức Việt Nam lúc đó nếu du nhập trực tiếp từ Pháp qua
thì họ lại tiếp cận theo một cách khác: dịch trực tiếp từ sách Pháp sang. Vì
các cụ nhà Nho mất sân chơi là khoa cử nên các cụ phải lấn sân sang báo chí.
Như chị nói, có thể người ta du nhập từ phương tây, nhưng sang đến Đông kinh
nghĩa thục thì phải chế lọc bớt đi để có thể thẩm thấu vào quần chúng, lời văn
mộc mạc, nhưng nhiều tác phẩm copi lại tiêu hóa lại đơn giản hóa lại một số
khái niệm mà các nhà nho như Phan Bội Châu thu nhập từ phương tây qua trung
gian là phương đông. Vấn đề thứ hai là vấn đề rất đáng sợ vì văn bản là vấn đề
cực kỳ quan trọng mà tôi lại là kẻ nghiệp dư. Tôi không thể cân đo đong đếm tất
cả các ví dụ mà mình thu thập, nhưng mỗi một ví dụ mà tôi đưa ra thể hiện một
điều lớn hơn: sự chuyển biến trong câu chuyện lịch sử.
- Nguyễn Xuân Diện: khi có một hình ảnh lật lại từ
một tử thù thành anh hùng dân tộc thì triều đình có quy kết là phản động không?
Khi dựng lên một hình ảnh mới thì có gây ra cuộc tranh cãi trong giới sĩ phu,
trí thức không?
- Andrew: Ý kiến của người Pháp trước sự ca ngợi
Quang Trung thế nào?
- Nguyễn
Quốc Vinh:: về ý kiến của anh diện và chị Quỳnh: dòng chảy xéo tuy có
nhưng xu hướng ca ngợi là chủ đạo. chính một cụ mà vẫn có mâu thuẫn chứng tỏ bị
chi phối rất nặng từ tư tưởng tôn quân. Trong tình hình ấy nhà Nguyễn vấn tồn tại
trong sự thỏa thuận với Pháp, sau này Nguyễn Ánh bị lên án là tội đồ. Nhà Nho một
phần vẫn trọng trung quân, nhưng vẫn muốn nhìn nhận khách quan hơn về Tây Sơn
(Đặng Xuân Bảng), còn Phan Bội Châu và Sở Cuồng thì mạnh mẽ hơn khi nêu ra sự đối
lập giữa gia sử và quốc sử. Về câu hỏi của anh Andru, vấn đề nằm trong khuôn khổ
của một phụ lưu khác. Nói đến chủ nghĩa thực dân mà không nói đến vấn đề thực
dân xây dựng sử chí thế nào là một thiếu sót, nhưng nó nằm trong một chương
khác của tôi: một mặt Pháp vẫn lên án Tây Sơn – nó nằm trong một mạch đại sự tự
lớn hơn của người Pháp – sang Việt Nam để khai hóa.
Đào Phương Chi ghi.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét