Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

GIỚI VĂN NGHỆ SĨ TIẾP TỤC LÊN TIẾNG VỀ VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG


Nhà văn Nguyễn Văn Thọ

Việt Phủ Thành Chương xử lí cần thận trọng

Mảnh đất 1 ha (10.000 m2) trên khu đất sát rừng phòng hộ Sóc Sơn, nay là Việt Phủ Thành Chương, nguyên xưa vốn là vùng đất biên giáp rừng cằn cỗi, chứ không phải đất rừng, nơi này không cây cối nào mọc được, nhà nước giao cho nông dân bản địa canh tác, nhưng không thành công.

Năm 1999 khi tôi lên đó chỉ trơ trọi vài cây cằn cỗi và đá và sỏi. Một con suối ở giữa khu, các mùa mưa xối nước đã cuốn hết đất màu để mặt đất trơ toàn đá sỏi.


Từ nơi hoang tàn đấy, họa sỹ Thành Chương với tài năng và tâm trí của mình đã com cóp tiền tài từ bán tranh, làm báo... lùng mua nhiều nhà cũ, vật liệu cũ trên khắp nơi miền Bắc, miền Trung mà bền bỉ suốt hơn chục năm để xây dựng lên khu biệt phủ, tạo ra một khu vực kiến trúc cả hình thức và nội dung chứa đầy phong vị và ăm ắp hồn quê xứ Việt

Nó là nơi chứa đựng, có lẽ thành công nhất trên toàn cõi VN, gần như toàn bộ di sản kiến trúc Bắc Bộ, cả miền xuôi và miền ngược, lại một số điểm đặc biệt của văn hóa người Chàm. Các kiến trúc cổ và giả cổ đều được sắp xếp hết sức mỹ thuật, hợp lí, mà không chỉ là xác nhà, trong nó đầy ắp các hiện vật văn hóa nông nghiệp, dụng cụ sinh hoạt canh tác lúa nước và nhiều tác phẩm thuộc lĩnh vực điêu khắc, gốm sứ cổ và giả cổ. Thong qua những mô hình này người ta dễ hình dung ra tâm hồn Việt qua nhiều thập kỉ xưa

Hàng ngàn linh vật kì thú thuần Việt cũng được gom góp về đây, trở thành nơi quần tụ kì thú nhất sinh động nhất về điêu khắc dân gian linh vật thuần Việt v.v...

Sự lao động khủng khiếp qua nhiều năm, chăm sóc từng viên gạch, từng loài cây và hàng đi lối lại cho khuôn viên, với tài năng của nghệ sĩ có một không có hai, qua gần 20 năm của người họa sỹ tài hoa và công sức của hàng ngàn lao động thủ công làng nghề ở Miền Bắc, dưới sự chỉ đạo của "Tổng kiến trúc sư" Thành Chương đã tạo nên: Môt Khụ Bảo Tàng Văn Hóa mà báo chí thế giới khắt khe nổi tiếng như CNN, The New York Times, Herald Tribune v.v...đã phải tới quay phim, viết bài giới thiệu cho du khách văn hóa quốc tế trên toàn địa cầu.

Chính vì giá trị thẩm mỹ văn hóa của nó mang lại nhìn thấy cảm thấy, thành phố Hà Nội ta, đã lấy VPTC làm 1 trong các điểm đến Lễ trong Lễ hội 1000 năm Thăng Long.

Suốt hơn 10 năm qua, hàng ngàn các nhân vật chính khách cấp cao nhất của thế giới, ở hầu khắp các nước lớn, đã đến Hà Nội đều tới tham quan địa chỉ này. Và, họ đều nhận ra đây là một Công trình văn hóa lớn của Việt Nam do nghệ sĩ đương đại Việt Nam tạo nên. Sự thành công mang lại những giá trị văn hóa cao cấp phù hợp với các thông điệp về văn hóa của thế giới nên được ví von như Công trình bảo tàng văn hóa cổ, New York Times: “Nó gợi nhớ đến bảo tàng The Cloisters ở New York, nơi tập hợp các tinh hoa kiến trúc từ thời Trung cổ của châu Âu“

Xây dựng từ 2011 VPTC ban đầu Thành Chương không có chủ trương kinh doanh, chỉ là nơi Thành Chương yêu quý muốn lưu giữ những giá trị văn hóa Bắc Bộ đang dần mất đi, mở cửa tự do gần chục năm, rồi gần đây, để lấy quản lí và thu bù chi chi bảo quản sửa chữa đã thu vé vào cửa.

Bấy nay đây chính là nơi thăm quan của hàng chục ngàn người yêu qúy tôn trọng văn hóa Việt lấy làm nơi thăm quan, thưởng thức, nghỉ ngơi, phục vụ cả cho công tác nghiên cứu và giáo dục cho trẻ em, sinh viên nhiều trường lớp.

Nhà nước ta đã chi phí hàng ngàn ngàn tỉ cho các khụ bảo tàng văn hóa, nhưng không có bất cứ một nơi nào mà công năng phuc vụ, giá trị văn hóa, mỹ thuật lại thu hút sự chú ý của thế giới và nhân dân Việt hơn VPTC. lại với chi phí tư nhân thấp nhất và quản lí bảo quản nó tốt nhất.

Tôi không rõ sự thanh tra của chính phủ trước đây kết luận ra sao về VPTC, nhưng một điều rõ ràng thấy là VPTC đã làm nên một điều phi thường hy sinh tiền bạc cá nhân để tạo ra Một Vùng Lưu Giữ Văn Hóa Việt Có giá trị lớn về văn hóa. Nó không phải là nơi hưởng thụ, ăn chơi hương lạc cá nhân như nhiều khu nhà khác mà nó Thuộc về nhân dân khi lưu giữ những điều thuộc về dân tộc Việt Nam.

Đây là một Công trình văn hóa đặc biệt nằm ngoài sự vi phạm nếu, có đòi hỏi Hà Nội cần phân biệt với các công trình khác.


Không thể phá bỏ một Công Trình Văn Hóa có giá trị lớn mang lại niềm tự hào cho Hà Nội cho cả nước và cho cả riêng Sóc Sơn đã trở thành nổi tiếng vì có VPTC. Nhất là vấn đề bảo tồn văn hóa Việt vốn là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta mà nghệ sĩ Thành Chương là người chiến sĩ đi đầu thực hiện nghiêm túc và đúng đắn nhất cho bốn từ Hiện đại và dân tộc.

Trong nước ta bấy nay nhiều công trình vẫn có xử lí phạt cho tồn tại dù nó không có giá trị văn hóa nào. Cho nên ý kiến muốn đập phá VPTC tôi cho rằng nó không thuận lòng tình lý. 

Nghiêm cẩn xoát xét, tôi mong chờ Thành Phố Hà Nội xét theo chiều cho cái được lớn nhất cho Văn Hóa, nghệ thuật của riêng Hà Nội và cho chung cả nước do VPTC mang lại, tìm ra một sự xử lí hợp lí nhất. Giữ gìn Việt Phủ Thành Chương là để mãi mãi cho con cháu Việt sạu này, còn nhự phũ phàng đập bỏ nó là một việc làm thiếu cân nhắc và suy nghĩ cho điều lậu dài cho dân tộc, đất nước. 


---------------------

Họa sĩ Nguyễn Tiến Dũng
VIẾT LẠI VỀ VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG

Hôm nay tôi đã gặp được họa sỹ Thành Chương và được ông cho biết: 
"Chuyện Việt Phủ nằm trong số các công trình bị chính quyền huyện Sóc Sơn xử lý là không đúng đâu. Thông tin này được đồn thổi trên mạng xã hội là do một số người có ác ý đưa lên đã làm mọi người hiểu lầm. Khu đất mà ông mua không phải đất rừng mà là đất hoang hoá, khác hoàn toàn với các công trình xây trên đất rừng kia. Cho tới nay, chính quyền chưa hề có ý kiến gì về Việt Phủ"
Như vậy, tôi và các bạn yêu quý Việt Phủ Thành Chương hoàn toàn yên tâm về sự tồn tại của công trình này. Vì thế tôi xin được xoá stt trước, bởi đã viết khi chưa tìm hiểu kỹ và xin đưa lại một số hình ảnh về Việt Phủ. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chia sẻ.

Xin lỗi các bạn.

8 nhận xét :

  1. Việt phủ Thành Chương vừa có ý nghĩa văn hóa, vừa không nằm trong khu vực rừng phòng hộ, còn biệt phủ Anh Quân-Mỹ Linh thì chẳng hề có ý nghĩa gì ngoài việc là nơi tá túc, lại có sai phạm nên cần dẹp bỏ.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đã vào phủ Thành Chương rất nhiều lần vì nghề nghiệp của tôi. Đến nay, tôi có thể nói rằng: Không còn gì nữa đâu, ngoài cái không gian đó. Cổ vật quý giá "đi ở" hết rồi. Khá tiếc! Khá tiếc!.

    Trả lờiXóa
  3. Thưa NV NVT,ông có viết:"...nơi này không cây cối nào mọc được",ông thử nhìn bức ảnh minh họa về VPTC,có bao nhiêu cây cối mọc xanh tươi quyanh VPTC đấy sao? Thật là Ngụy biện...Pháp luật phải nghiêm minh thì mới giữ được kỷ cương phép nước,thử hỏi trước khi xây dựng HS TC có biết đây là khu rừng phòng hộ,nếu xậy dưng ở đây là vi phạm pháp luật không?Khi người ta muốn giữ lại thì có đủ trăm ngàn lý do đưa ra để biện hộ...và còn bao nhiêu công trình trái phép khác người ta cũng cố tìm ra lý do xác đáng khác thì sao đây?Theo tôi là phải phá hết,nếu vi phạm pháp luật và khi môi trường bị hủy hoại bão lũ cuốn trôi đi hết thảy thì thử hỏi con người cùng Công trình văn hóa dù giá trị đến mức nào...liệu có còn không???

    Trả lờiXóa
  4. Nếu như rứa thì được, không có chi phải "lăn tăn". Mình đọc được 2/3 bài GIỚI VĂN NGHỆ SĨ TIẾP TỤC LÊN TIẾNG VỀ VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG đã muốn nổi xung thiên, nổi tam bành. May, may !

    Trả lờiXóa
  5. Mấy ông sĩ này đi ra đường có biết đèn xanh đèn đỏ là gì không , nhà nước sinh ra luật bảo vệ rừng , bảo vệ đê điều , luật giao thông ...đều nhằm bảo vệ mạng sống của con người . Vì quyền lợi riêng tư , các ông đang muốn bẻ cong pháp luật à ?

    Trả lờiXóa
  6. Dù là đất đai cằn cỗi,hoang hóa thì đó cũng là tài nguyên thiên nhiên mà Trời đã ban tặng cho toàn dân Đại Việt chứ không phải Trời cho không bất cứ 1 cá nhân nào. vì vậy dù nằm trong hay ngoài phạm vi đất rừng phòng hộ thì xây biệt phủ cho 1 cá nhân mà KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP là hoàn toàn sai với luật pháp và không có văn hóa . Thật nực cười khi người có văn hóa lại đi chiếm dụng đất sai luật để xây dựng lên 1 công trình văn hóa.
    Nếu nói là vùng đất khô cằn cây cối không mọc được thì sao bây giờ vào tay ông Chương lại trở nên xanh tốt? Vì vậy con người là yếu tố quyết định thay đổi mọi tài nguyên trong đó có tài nguyên đất.Cũng giống như dân tộc Do Thái đã biến đất nước Israel toàn cát sỏi thành đất nước có cây trái 4 mùa.Vì vậy ông Chương không xây biệt phủ hôm nay thì một ngày nào đó sẽ có một nhà nước văn minh hơn hiện nay sẽ làm, miễn là đừng có ai chiếm dụng ĐẤT trái phép .
    Tuy nhiên nhìn nhận sự việc này 1 cách khách quan như sau : Lỗi của ông Chương xây biệt phủ trái phép chỉ 1 phần , còn chính quyền ở HN phải chịu 1 phần lớn, bởi họ biết mà vẫn không ngăn chặn từ đầu , để đến nay đã hơn 10 năm mới cho phá dỡ, như vậy ông Chương cùng mất mát lớn mà nhà nước ( thực tế là của nhân dân) cũng tốn kém , đó là chưa kể dư luận xấu về chính quyền. Vì vậy HN có thể THU & GIỮ LẠI công trình này ( nếu nó đẹp và có giá trị văn hóa ,... )để làm điểm tham quan du lịch và giao cho chính ông Chương trông giữ nhưng phải đền bù thích đáng cho ông Chương để ông không thiệt thòi .

    Trả lờiXóa
  7. Dù đúng là như vậy cũng không nên bênh chủ nhân VPTC vào lúc này.

    Trả lờiXóa
  8. Kể cả có là "vi phạm" thì cũng nhìn nhận ở khía cạnh: "mười năm trồng cây, ngàn năm trồng văn hóa" - hơn thế nữa đây còn là một "không gian văn hóa xanh" !

    Trả lờiXóa