Đền thờ Nguyễn Trãi tại làng Nhị Khê. Ảnh: PV.
Ý kiến trái chiều việc xây thêm đền thờ Nguyễn Trãi
Nhiều người cho rằng đền thờ Nguyễn Trãi tại làng Nhị Khê nhỏ hẹp không xứng với bậc danh nhân nên cần xây mới.
Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi quê ở tỉnh nào?
Huyện Thường Tín (Hà Nội) đang tham vấn ý kiến các nhà khoa học xây dựng Khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
Bà Lê Thị Liễu, phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, cho biết tổng diện tích khu lưu niệm rộng khoảng 3,5 ha với các công trình: trại Ổi, ao Huê; nhà lưu niệm trưng bày hiện vật có liên quan đến Nguyễn Trãi; khu giới thiệu giáo dục truyền thống về lịch sử, sự nghiệp, đóng góp của danh nhân Nguyễn Trãi đối với Thủ đô, đất nước; công trình phụ trợ cần xây dựng gồm khu dịch vụ, trải nghiệm di sản, vườn hoa, cây xanh, tiểu cảnh; nơi đón tiếp khách, bãi đỗ xe...
Viện dẫn ý tưởng xây dựng này, bà Liễu nói, Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, nhà thơ, nhà địa lý của Việt Nam thế kỷ XV. Ông có công lớn trong việc giúp vua Lê Lợi kháng chiến thắng giặc Minh, củng cố xây dựng đất nước. Ông để lại những tác phẩm cho muôn đời như: Quốc âm thi tập. Ức trai thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục... và được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hoá thế giới.
Theo bà, tại xã làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín đã có di tích nhà thờ Nguyễn Trãi, được bộ Văn hoá xếp hạng quốc gia năm 1964.
Tuy nhiên, nhà thờ này nhỏ, nằm trên khuôn viên đất tư của dòng họ Nguyễn quản lý. “Các hạng mục kiến trúc có quy mô hẹp, không gian phân tán, chưa xứng tầm vóc, vị thế của một danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc Nguyễn Trãi”.
Vì vậy, địa phương đề xuất xây đền thờ Nguyễn Trãi mới cách đó khoảng 500 mét. Ý tưởng này được một số nhà khoa học ủng hộ nhưng cũng không ít người phản đối.
Nhà sử học Lê Văn Lan đồng tình, nhà thờ Nguyễn Trãi hiện nay “không đủ dung lượng với tấm lòng những người hành hương về quê ông và chưa xứng tầm với độ lớn lao của một vị anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới”.
Ông Lan cho rằng xây mới khu tưởng niệm Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khuê là cần thiết và kịp thời.
Tuy nhiên, ông thẳng thắn nói ý tưởng này của địa phương còn quá vội vã, sơ sài, thậm chí phiêu lưu. Bởi các hạng mục như cổng chính, non bộ, hồ nước - thuỷ đình, nhà bán hàng lưu niệm, tượng đài Nguyễn Trãi... chưa được nghiên cứu thấu đáo về hình thức và chức năng. Bố cục chưa được sắp xếp theo trật tự thích hợp.
Dẫn chứng ở Hà Tĩnh có bảo tàng Nguyễn Du, Nghệ An có bảo tàng Nguyễn Sinh Cung, ông Lan đề xuất tại đây nhất thiết phải có bảo tàng Nguyễn Trãi.
PGS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội di sản văn hoá Việt Nam đề xuất xây dựng công viên văn hoá, lịch sử Nguyễn Trãi thành không gian cộng đồng đa chức năng.
Quy mô “khủng” không phải thước đo giá trị danh nhân
PGS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam lại thẳng thắn phản đối dự án. Ông nói, lý do khu đền thờ Nguyễn Trãi nhỏ hẹp không xứng với bậc kỳ tài của đất nước là không thuyết phục.
“Không có nơi nào trên đất nước ta mà một làng có hai nhà thờ, lại thờ chung một vị thần hoặc anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá”, ông Phạm Mai Hùng phản biện.
Ông phân tích thêm, xây mới đền thờ Nguyễn Trãi sẽ tạo nên sự bất hoà không đáng có giữa dòng họ Nguyễn ở Nhị Khuê với chính quyền địa phương vì lợi ích vật chất thu được từ hai nơi.
Vì vậy, ông Hùng đề xuất xây dựng trung tâm lưu niệm Nguyễn Trãi ở Nhị Khê lấy hạt nhân là đền thờ Nguyễn Trãi hiện nay.
KTS Lê Thành Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích ủng hộ quan điểm của ông Hùng. Ông Vinh nói, đền thờ Nguyễn Trãi hiện nay là di tích quốc gia, có lịch sử lâu đời, được thể hiện qua hai đạo sắc phong niên đại Cảnh Hưng năm thứ 28 (1768) và Tự Đức năm thứ 6 (1854). Trong đó còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như đôi hạc gỗ thời Lê, các bức hoành phi câu đối ca ngợi tài đức của Nguyễn Trãi. Quan trọng hơn, ngôi đền được tồn tại, lưu truyền, giữ gìn, trùng tu và luôn là chốn linh thiêng qua nhiều đời nay.
“Chúng ta không thể xoá bỏ ngôi đền đã tồn tại nhiều năm trong lịch sử, được xếp hạng là di tích quốc gia. Tạo ra hai ngôi đền thờ danh nhân Nguyễn Trãi tại Nhị Khê là hoàn toàn không hợp lý”, ông Vinh nêu quan điểm.
Phản biện lại đề xuất của huyện Thường Tín, ông Vinh nói “quy mô lớn, kích thước “khủng” không phải là thước đo sự vĩ đại của danh nhân hay tấm lòng của chúng ta với họ. Điều quan trọng là cách chúng ta tạo dựng các công trình hay các hình thức lưu niệm, tưởng niệm để khi đứng trước hoặc thâm nhập vào công trình đó, con người có được xúc cảm lịch sử và sự liên tưởng đến danh nhân, nắm bắt được những thông tin, sự kiện liên quan đến họ và những giá trị họ tạo ra”.
Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi quê ở tỉnh nào?
Huyện Thường Tín (Hà Nội) đang tham vấn ý kiến các nhà khoa học xây dựng Khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
Bà Lê Thị Liễu, phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, cho biết tổng diện tích khu lưu niệm rộng khoảng 3,5 ha với các công trình: trại Ổi, ao Huê; nhà lưu niệm trưng bày hiện vật có liên quan đến Nguyễn Trãi; khu giới thiệu giáo dục truyền thống về lịch sử, sự nghiệp, đóng góp của danh nhân Nguyễn Trãi đối với Thủ đô, đất nước; công trình phụ trợ cần xây dựng gồm khu dịch vụ, trải nghiệm di sản, vườn hoa, cây xanh, tiểu cảnh; nơi đón tiếp khách, bãi đỗ xe...
Viện dẫn ý tưởng xây dựng này, bà Liễu nói, Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, nhà thơ, nhà địa lý của Việt Nam thế kỷ XV. Ông có công lớn trong việc giúp vua Lê Lợi kháng chiến thắng giặc Minh, củng cố xây dựng đất nước. Ông để lại những tác phẩm cho muôn đời như: Quốc âm thi tập. Ức trai thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục... và được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hoá thế giới.
Theo bà, tại xã làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín đã có di tích nhà thờ Nguyễn Trãi, được bộ Văn hoá xếp hạng quốc gia năm 1964.
Tuy nhiên, nhà thờ này nhỏ, nằm trên khuôn viên đất tư của dòng họ Nguyễn quản lý. “Các hạng mục kiến trúc có quy mô hẹp, không gian phân tán, chưa xứng tầm vóc, vị thế của một danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc Nguyễn Trãi”.
Vì vậy, địa phương đề xuất xây đền thờ Nguyễn Trãi mới cách đó khoảng 500 mét. Ý tưởng này được một số nhà khoa học ủng hộ nhưng cũng không ít người phản đối.
Nhà sử học Lê Văn Lan đồng tình, nhà thờ Nguyễn Trãi hiện nay “không đủ dung lượng với tấm lòng những người hành hương về quê ông và chưa xứng tầm với độ lớn lao của một vị anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới”.
Ông Lan cho rằng xây mới khu tưởng niệm Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khuê là cần thiết và kịp thời.
Tuy nhiên, ông thẳng thắn nói ý tưởng này của địa phương còn quá vội vã, sơ sài, thậm chí phiêu lưu. Bởi các hạng mục như cổng chính, non bộ, hồ nước - thuỷ đình, nhà bán hàng lưu niệm, tượng đài Nguyễn Trãi... chưa được nghiên cứu thấu đáo về hình thức và chức năng. Bố cục chưa được sắp xếp theo trật tự thích hợp.
Dẫn chứng ở Hà Tĩnh có bảo tàng Nguyễn Du, Nghệ An có bảo tàng Nguyễn Sinh Cung, ông Lan đề xuất tại đây nhất thiết phải có bảo tàng Nguyễn Trãi.
PGS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội di sản văn hoá Việt Nam đề xuất xây dựng công viên văn hoá, lịch sử Nguyễn Trãi thành không gian cộng đồng đa chức năng.
Quy mô “khủng” không phải thước đo giá trị danh nhân
PGS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam lại thẳng thắn phản đối dự án. Ông nói, lý do khu đền thờ Nguyễn Trãi nhỏ hẹp không xứng với bậc kỳ tài của đất nước là không thuyết phục.
“Không có nơi nào trên đất nước ta mà một làng có hai nhà thờ, lại thờ chung một vị thần hoặc anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá”, ông Phạm Mai Hùng phản biện.
Ông phân tích thêm, xây mới đền thờ Nguyễn Trãi sẽ tạo nên sự bất hoà không đáng có giữa dòng họ Nguyễn ở Nhị Khuê với chính quyền địa phương vì lợi ích vật chất thu được từ hai nơi.
Vì vậy, ông Hùng đề xuất xây dựng trung tâm lưu niệm Nguyễn Trãi ở Nhị Khê lấy hạt nhân là đền thờ Nguyễn Trãi hiện nay.
KTS Lê Thành Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích ủng hộ quan điểm của ông Hùng. Ông Vinh nói, đền thờ Nguyễn Trãi hiện nay là di tích quốc gia, có lịch sử lâu đời, được thể hiện qua hai đạo sắc phong niên đại Cảnh Hưng năm thứ 28 (1768) và Tự Đức năm thứ 6 (1854). Trong đó còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như đôi hạc gỗ thời Lê, các bức hoành phi câu đối ca ngợi tài đức của Nguyễn Trãi. Quan trọng hơn, ngôi đền được tồn tại, lưu truyền, giữ gìn, trùng tu và luôn là chốn linh thiêng qua nhiều đời nay.
“Chúng ta không thể xoá bỏ ngôi đền đã tồn tại nhiều năm trong lịch sử, được xếp hạng là di tích quốc gia. Tạo ra hai ngôi đền thờ danh nhân Nguyễn Trãi tại Nhị Khê là hoàn toàn không hợp lý”, ông Vinh nêu quan điểm.
Phản biện lại đề xuất của huyện Thường Tín, ông Vinh nói “quy mô lớn, kích thước “khủng” không phải là thước đo sự vĩ đại của danh nhân hay tấm lòng của chúng ta với họ. Điều quan trọng là cách chúng ta tạo dựng các công trình hay các hình thức lưu niệm, tưởng niệm để khi đứng trước hoặc thâm nhập vào công trình đó, con người có được xúc cảm lịch sử và sự liên tưởng đến danh nhân, nắm bắt được những thông tin, sự kiện liên quan đến họ và những giá trị họ tạo ra”.
Viết Tuân
KTS Lê Thành Vinh, nguyên viện trưởng viện bảo tồn di tích và PGS Phạm Mai Hùng nói những điều hoàn toàn hợp lí. Ý kiến của 2 vị không chỉ phù hợp với vị trí của các vị (từng nắm giữ) mà còn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế giai đoạn này. Tuy nhiên, dự án này cũng khá hấp dẫn cho những thành phần có liên quan nên khó nói.
Trả lờiXóaQuy mô khủng chỉ tạo cơ hội cho tham nhũng. Quy mô lớn, kích thước khủng. Khôbg phải là thước đo sự vĩ đại của danh nhân, hay tấm lòng của nhân dân với họ. Tôi đồng tình với ông Nguyễn Thành Vinh. Nhà thờ Nguyễn Trãi tồn tại đã 6 thế kỷ. Trải qua nhiều đời vua với rất nhiều đạo sắc phong. Nó còn thờ nhiều người con ưu tú của dòng họ Nguyễn làng Nhị Khê mà tiêu biểu là Nguyễn Phi Khanh, cha của Nguyễn Trãi. Nhà thờ xây rất đẹp. Hợp phong thủy.
XóaCứ vẽ ra thật nhiều để kiếm chác thôi . Bọn nó có biết kính yêu danh nhân với lịch sử gì đâu .
Trả lờiXóaĐền cũ minh oan oan cũ, Đền mới minh oan oan hiện đại.
Trả lờiXóaGhi nhớ công lao của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi thì phải sống làm sao cho đúng với phẩm cách của người chứ không phải là nghĩ ra các dự án để tiêu tiền của dân. Công lao của Nguyễn Trãi đối với dân tộc thì phải xây dựng ở tầm nào mới tương xứng?
Trả lờiXóaĐúng là vẽ chuyện!!!
" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", Đại thi hào đã dạy, cái quan trong là lo cho cuộc sống của người dân tốt hơn đó chính là mong ước của Nguyễn Trãi.
Trả lờiXóa