Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

17h30 HÔM NAY: HỘI THẢO VỀ NHÂN VẬT KHỔNG TỬ TẠI TRUNG QUỐC


Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2018
HỘI THẢO
“Các diễn biến lịch sử của nhân vật Khổng Tử
tại Trung Quốc”


Trung tâm Văn hóa Pháp (Viện Pháp) - L’Espace kính mời quý vị đến dự buổi hội thảo
«Các diễn biến lịch sử của nhân vật Khổng Tử tại Trung Quốc»
do Anne Cheng, nhà Hán học, chuyên gia về Lịch sử tư tưởng Trung Hoa
tại Collège de France.

Hội thảo diễn ra: lúc 17h30 Thứ Năm ngày 11/10/2018
Địa điểm: Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội

Dịch song song Pháp-Việt

Giới thiệu về hội thảo :

Mặc dù chỉ riêng nhân vật Khổng Tử (551-479) dường như cũng đã tạo nên một hiện tượng văn hóa hòa chung với số phận của cả nền văn minh Trung Hoa, nhưng bản thân ông xuất hiện ở hậu cảnh trong Luận Ngữ lại đầy bí ẩn và nghịch lý: khác với những nhân vật đương thời như Đức Phật hay các nhà triết học tiền Socrates, Khổng Tử không phải là một triết gia khai sinh ra một hệ tư tưởng, cũng không phải là nhà sáng lập ra một đức tin hay một tôn giáo nào. Thoạt nhìn ta thấy tư tưởng của ông có vẻ như thực dụng, các bài giảng của ông dựa trên những điều hiển nhiên, và bản thân ông gần như cũng coi cuộc đời mình là một thất bại. Vậy ta hoàn toàn có căn cứ để tự hỏi rằng vì lý do gì Khổng Tử lại có một tầm vóc đặc biệt trong lịch sử?


Mục tiêu của buổi hội thảo là nhằm giải thích giá trị trường tồn của những lời dạy của Khổng Tử, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những bài giảng đó luôn là nguồn cảm hứng trong suốt hai nghìn năm trăm năm qua ở Trung Quốc và hiện cũng đang rất thịnh hành trong xã hội hiện nay.

Giới thiệu diễn giả :

Anne Cheng sinh năm 1955 tại Paris, có bố mẹ là người Trung Quốc. Bà đã trải qua toàn bộ chặng đường học tập tại Pháp, được nuôi dưỡng tinh thần nhân văn cổ điển và châu Âu, học lên đến trường Đại học Sư phạm, rồi sau đó quyết định cống hiến hoàn toàn cho công trình nghiên cứu về Trung Quốc. Từ gần 30 năm nay, bà đã tiến hành công việc giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử tinh thần Trung Hoa, đặc biệt về Nho giáo, trong khuôn khổ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS), rồi tiếp đến trong khuôn khổ Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông (INALCO), sau đó bà được bổ nhiệm vào Viện đại học Pháp và gần đây nhất, được bầu vào Collège de France.

Bà là tác giả của bản dịch tiếng pháp cuốn Luận ngữ - Khổng Tử (NXB Seuil, 1981), là tác giả cuốn sách nghiên cứu về Nho giáo và cuốn Lịch sử tư tưởng Trung Hoa (NXB Seuil, 1997, tái bản năm 2002 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng). Bà cũng là người chủ biên của nhiều công trình tập thể, trong đó có tác phẩm gần đây nhất Tư tưởng tại Trung Quốc ngày nay (Gallimard, 2007). 


.

9 nhận xét :

  1. Xin kính chúc buổi hội thảo " CÁC DIỄN BIẾN LỊCH SỬ CỦA NHÂN VẬT KHỔNG TỬ TẠI TRUNG QUỐC " thành công tốt đẹp !
    Tin rằng những bản tham luận được trình bày tại buổi hội thảo sẽ đạt kết quả tốt đẹp và làm sáng tỏ, vạch trần những mưu toan của Trung cộng nhằm lợi dụng Học thuyết của Khổng Tử để tuyên truyền chính sách cai trị và âm mưu nô dịch văn hóa của họ tại hơn 400 Viện Khổng Tử đã được thành lập tại nhiều nước trên thế giới !

    Trả lờiXóa
  2. Trải qua hơn hai ngàn năm, nhân vật Khổng Tử vẫn còn lắm cái hay ! Tượng đài vẫn còn đứng vững . Chứng tỏ Khổng Tử là nhân vật phi thường !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật ra,lý thuyết KT.bị chính trị lợi dụng thôi !
      Bởi vì nó chỉ khyên răn,dạy bảo người ta chủ yếu về
      đạo đức hơn là thực tế đời thường.

      Xóa
  3. NGhe nói các nước trên thế giưới đang có phong trào bài viện Khổng tử có đúng không? Đặc biệt là các trường đại học ở Nỹ?

    Trả lờiXóa
  4. Người Hán rất đểu. Chúng đưa ra lý thuyết này nọ để bắt lỗi người khác nhưng bản thân chúng làm rất nhiều việc hèn hạ đê tiện vô liêm sỉ thì bọn chúng lờ đi. Người dân Việt Nam nên chuẩn bị dép cứt đạp vào mặt mấy thằng Tàu khi chúng xâm lược Biển đảo và Đất nước Việt Nam ta.
    Bọn Hán lai đang ở Việt Nam cũng chẳng tử tế gì đâu, chúng rắp tâm làm nội ứng cho Giặc Tàu của chúng bất cứ lúc nào!
    Cảnh giác! Kính mong Nhà nước ta quan tâm.

    Trả lờiXóa
  5. Nhật Bản nhờ từ bỏ Nho giáo,Khổng Tử mà trở thành một đất nước hùng cường,văn minh,giàu có nhất nhì thế giới.

    Trả lờiXóa
  6. Muốn cho dân tộc ngóc đầu lên nhanh chóng, phải có chiến dịch rất bài bản và liên tục để đuổi "Khổng tử" ra khỏi đất nước, rước Nữ thần Tự do vào các tâm văn hóa, Công viên lớn. Phải làm như thế cơ các bác ah

    Trả lờiXóa
  7. Tôi nghĩ những điều ghi chép trong sách Luận Ngữ của học trò ông ghi lại tuy không thành một hệ thống có logic chặt chẽ, nhưng có thể rút ra vài ý chính. Đó là tư tưởng về đạo đức (NHÂN) và cách ứng xử trong quan hệ XH (LỄ NGHĨA). Ông cũng muốn dùng luôn cả ĐẠO ĐỨC để vận dụng vào đường lối chính trị. Cai trị dân bằng ĐỨC NHÂN &Lễ nghĩa, (còn gọi là NHÂN TRỊ hay ĐỨC TRỊ). Những tư tưởng này tốt đấy nhưng nó cũng KHÔNG TƯỞNG! Nếu gọi đây là "học thuyết" của KT thì "học thuyết của ông cũng đã "chết" ngay từ lúc ông còn đang sống. Vì có nước chư hầu nào dùng "học thuyết"của ông đâu. ông đi tuyên truyền, chẳng nước nào theo. Cuối cùng phải về dạy học để duy trì cuộc sống. Những"nhà Nho" được coi là nối nghiệp Nho sau này để ứng dụng tư tưởng Khổng Mạnh đều chỉ mượn cái tiếng của Khổng Mạnh mà thôi. Thực chất đường lối của họ đã biến đổi đi nhiều. Kể cả những nước chịu ảnh hưởng Nho học như nước ta cũng vậy. Tư tưởng của những học phái đó từ đời Hán trở về các triều đại sau như Đường, Tống, Nguyên, MInh, THANH và cả ĐCSTQ ngày nay hoàn toàn được cải biên cho phù hợp với XH để dễ lòe bịp và cai trị người dân mà thôi. (Xin lỗi người đọc! Ở đây tôi không có điều kiện để chứng minh cụ thể hơn)

    Trả lờiXóa
  8. Không biết ở đâu nhiều người biết chứ ở cái xã tôi có hỏi cả xã hàng nghìn dân chắc có lẽ có vài người biết Khổng tử, bởi vì biết hay không cũng chẳng mang lại hay mất đi cái gì của họ.

    Trả lờiXóa