Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

LS. Lê Luân: PHIÊN TÒA CÓ SÁU ĐIỂM BẤT ỔN VỀ CHỨNG CỨ

Sinh viên Trần Hoàng Phúc. Ảnh: internet

Vụ án đến gần nửa đêm

Luân Lê
11-7-2018
 
Hôm qua khi tôi bào chữa, đến phần đề nghị, tôi dẫn điều 359 BLTTHS 2015 để đề nghị Hội đông xét xử phúc thẩm huỷ án sơ thẩm, tuyên các bị cáo vô tội và đình chỉ vụ án, thì vị thẩm phán chủ toạ tỏ ra bất ngờ và bảo rằng không có việc huỷ án và tuyên bị cáo không phạm tội nên đề nghị luật sư đọc lại luật, tôi không tỏ ra ngạc nhiên nhưng vẫn đề nghị Chủ toạ đọc lại điều luật tôi vừa nêu thay vì nói điều đó.

Chủ toạ thường muốn ngắt lời luật sư và các bị cáo. Đặc biệt phần tôi nêu 6 điểm bất hợp pháp và bất ổn về chứng cứ buộc tội (tố tụng) và vấn đề kết luận giám định đã làm thay các cơ quan tiến hành tố tụng để kết tội bị cáo vì các giám định viên này tự mình đánh giá và phán xét mặt khách quan của hành vi được nêu ra trong chính điều luật dang xét xử, đây là sai lầm nghiêm trọng về mặt học thuật pháp lý. Và vị chủ toạ thường cắt ngang và muốn làm gián đoạn việc bào chữa của tôi. Vì trong một vụ án hình sự thì chứng cứ là vấn đề quan trọng nhất trong mọi vấn đề cả về buộc tội lẫn gỡ tội, bởi chì cần “không đủ” chứng cứ buộc tội thì sẽ tuyên vô tội hoặc chỉ cần “một chứng cứ” ngoại phạm thì cũng có thể chứng minh bị cáo không có tội. 



Sáu điểm bất ổn về chứng cứ:

1. Nguồn chứng cứ không được thu thập đúng theo quy dịnh tại điều 5 Thông tư liên tịch 10/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BQP, vì các chứng cứ được thu thập nhờ Sở Thông tin truyền thông Hà Nội mà 17 videos dùng để cáo buộc các bị cáo được tải từ trên mạng xuống và nén vào 1 đĩa DVD rồi gửi tới cơ quan điều tra, sau đó được mang đi giám định nội dung – tức vi phạm tính hợp pháp của chứng cứ (Điều 66 BLTTHS 2003, nay là Điều 108 BLTTHS 2015)

2. Không giám định sự nguyên vẹn của chứng cứ trong khi đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính khách quan của chứng cứ;

3. Bộ Thông tin không có chức năng giám định về vấn đề An ninh thông tin mà chỉ có chức năng về An toàn thông tin – Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 17/2017/NĐ-CP (thay thế NĐ 132/2013/NĐ-CP);

4. Giám định viên giám định không căn cứ trên bất cứ căn cứ pháp lý (văn bản pháp luật) và tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia nào làm cơ sở để viện dẫn, dẫn chiếu nhằm giám định nội dung thông tin – vi phạm Điều 10 Thông tư 24/2013/TT-BTTT – và như vậy chính những người này là luật pháp;

5. Không có chứng cứ gốc trực tiếp và không được thẩm tra tại cả hai phiên toà, là các chứng cứ ở dạng dữ liệu điện tử được ghi âm, ghi hình, mà chỉ được xét xử dựa trên việc chuyển dạng chứng cứ gốc sang dạng thông tin chữ viết nhưng không toàn vẹn, tức chứng cứ dạng phái sinh và tại phiên toà tôi gọi đó là hình ảnh phản chiếu các chứng cứ nhưng đáng tiếc nó cũng lại không đầy đủ. – v phạm thuộc tính khách quan của chứng cứ (Điều 108 BLTTHS 2015);

6. Giám định viên tuy vô hình (không bao giờ xuất hiện) nhưng lại có sức mạnh vô cùn lớn khi quyết định được tính mệnh pháp lý của những người bị cáo buộc và họ đã kết tội hành vi của các bị cáo thay cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Riêng bị cáo Phúc có chứng cứ ngoại phạm khi ngày 19/01/2017 mới có mặt ở Hà Nội nhưng 03 các videos được dùng để cáo buộc có sự tham gia trực tiếp của Phúc lại đăng vào 06/01/2017.

Chủ toạ thường xua tay chỉ chỏ, xưng hô không chuẩn mực thể hiện sự tôn nghiêm, thường đưa ra quan điểm, bình luận trước khi ra bản án. Điều đó tạo nên sự kéo dài của phiên xử. Và kiểm sát viên cũng không đối đáp hết các quan điểm của luật sư.

Vậy là việc đối đáp gần như không diễn ra và chủ toạ cho rằng như vậy cũng là đủ để xét xử.

Bản án sơ thẩm còn một điểm sai về áp dụng pháp luật khi dùng Điều 48.1.g BLHS 1999 để coi hành vi phạm tội của các bị cáo là tình tiết tăng nặng vì đã “phạm tội nhiều lần”. Trong khi, Điều 88 về tội tuyên truyền chống nhà nước là tội có cấu thành kéo dài, tức hành vi phạm tội của bị cáo được xét xử cho đến khi bị kết tội. Nhưng vì chủ toạ không để tôi đối đáp nên khi họ vào nghị án tôi phải viết một mẩu giấy nhỏ cho thư ký để họ lưu tâm điều này, cũng đồng thời tôi trao đổi với kiểm sát viên về nội dung đó để họ có quan điểm.

Do vậy, căn cứ theo Điều 31.1 Hiến pháp 2013 về nguyên tắc suy đoán vô tội, với việc, một người không bị coi là có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của toà án có hiệu lực pháp luật; đồng thời căn cứ Điều 15 BLTTHS 2015, nên nếu vi phạm về trình tự thủ tục, về thu thập, đánh giá chứng cứ thì hẳn nhiên sẽ không thể kết tội bị cáo.

Căn cứ theo các Điều 26, Điều 313, Điều 326, Điều 157.2, Điều 359 BLTTHS 2015, tôi đề nghị HĐXX huỷ án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.

Và khi chúng tôi bước chân ra khỏi cổng toà, bóng đêm đã phủ lấp khắp chốn và chỉ xen lẫn chút ánh ánh sáng từ xa vọng lại. Nhưng ngay tại lúc đó, chúng tôi vẫn tin và đang chờ ngày sáng vào sớm hôm sau.
 

2 nhận xét :

  1. Vấn đề là pháp luật của nước ta hiện thời chỉ là một công cụ của tiền đề đảng là tối thượng ! Dù sao, chúng tôi, hàng triệu dân đen, cũng mừng và hy vọng, vì giữa chúng tôi vẫn có những Lê Luân, Trần Hoàng Phúc, Phan Kim Khánh,...Dù nỗi thấp thỏm về một sự diệt vong là không thể phủ nhận...

    Trả lờiXóa
  2. Án kăng-gu-ru ( án bỏ túi ) thì cần gì chứng

    Trả lờiXóa