TÔI PHẢN ĐỐI: KHÔNG THỂ SỬA SAI BẰNG BÀN TAY CỦA KẺ ĐÃ LÀM SAI!
Tổng thư ký HĐCDGS Nhà nước Trần Văn Nhung vừa ký văn bản yêu cầu Chủ tịch HĐCDGS ngành ngôn ngữ học xem xét và báo cáo "nghi án" ăn cắp văn của ông Nguyễn Đức Tồn.
Tôi không hoan hô điều này mà phản đối kịch liệt.
A.Einstein nói: "Không thể sửa sai bằng chính bàn tay của kẻ đã làm sai"!
Bên ngành tư pháp hay ngành thanh tra, nếu cơ quan, bộ phận điều tra, thanh tra kết luận và xét xử sai thì ắt cơ quan, bộ phận ấy trở thành đối tượng điều tra, thanh tra chứ không có chuyện giao cho thanh tra, điều tra lại, trừ phi cơ quan, bộ phận đó vô tình sơ sót về nghiệp vụ đã bỏ lọt người lọt tội buộc phải thanh tra, điều tra bổ sung.
Đằng này ông Trần Ngọc Thêm, với tư cách Chủ tịch HĐ ngành với chuyên môn sâu, đã không dưới 2 lần thẩm định điều rất dễ thẩm định mà vẫn để cho hội đồng bỏ phiếu thông qua chuẩn giáo sư cho ông Tồn.
Có thể hiện nay dưới áp lực của dư luận hoặc do thay đổi nhận thức, ông Thêm phát ngôn và sẽ xử lý khác trước kia, nhưng một sự vụ giao cho ông Thêm xử lý nhiều lần là điều không thể chấp nhận.
Ông Thêm nói: "ông Tồn có lỗi và đã trả giá trong 7 năm qua, 2 lần hồ sơ không được thông qua" và "không nên bắt một người phải trả giá cho một sai lầm cũ suốt đời", "việc hội đồng bỏ phiếu thông qua là do tinh thần nhân văn và lòng vị tha". Quan điểm ấy sẽ có hai giả định: hoặc là ông Thêm tiếp tục truyền thống "nhân văn và vị tha" để lại cho qua cầu lần nữa, hoặc là kết luận tước học hàm giáo sư của ông Tồn để sửa sai!
Giả định thứ nhất cho thêm một bằng chứng nữa, rằng HĐGS các cấp chỉ là trò hề dai nhách trước công luận với nhãn hiệu "nhân văn và vị tha".
Giả định thứ hai, ông Thêm tự vả vào mồm mình, bây giờ thì ông Thêm tự thú nhận đã làm việc phản nhân văn và vị tha mà ông đã chủ trương?
Ông Thêm thừa biết, việc phong giáo sư cho ông Tồn chỉ vì không muốn ông Tồn phải trả giá cho lỗi lầm quá khứ, là chỉ vì một người mà đã bắt nhiều cán bộ, các nhà khoa học trung thực của Viện Ngôn ngữ học phải trả giá suốt bao nhiêu năm nay vì sự thống trị của kẻ gian. Đó là chưa nói nhà nước và nhân dân phải trả giá bao nhiêu tiền của vì phải nuôi một kẻ cắp đứng đầu một cơ quan khoa học với nguy cơ đào tạo ra hàng loạt kẻ cắp.
Việc giao lại cho Hội đồng do ông Thêm đứng đầu xử lý lại hồ sơ ông Tồn khác nào giao cho cái Hội đồng ấy tự xử, trong khi được biết hiện nay ông Tồn có chân trong cái Hội đồng chuyên ngành ấy. Đó là chưa nói, chính ông Thêm cũng đã dính vào nghi án đạo văn nhưng chưa được kết luận và xử lý rõ ràng.
Một Hội đồng khoa học mà làm việc phản khoa học như vậy thì dân làm sao có thể tâm phục khẩu phục?
Ông Thêm và Hội đồng do ông Thêm đứng đầu phải thuộc đối tượng điều tra hoặc thanh tra của cơ quan chức năng hoặc hội đồng độc lập, khách quan và phải bị xử lý nghiêm khắc chứ không có chuyện tự sửa sai với nguy cơ càng sửa càng sai!
Dư luận đã lên tiếng, nếu còn chút liêm sỉ thì ông GS dởm "mộc Tồn" cần làm đơn tự xin thôi chức danh hão này đi!
Trả lờiXóaCâu là thế này cơ: Không thể sửa chữa sai lầm bằng chính những nguyên lý đã gây ra những sai lầm đó. Vẫn sửa được, chỉ cần thay nguyên lý.
Trả lờiXóaCòn con người? Con người từng gây ra sai lầm do một quan điểm vẫn có thể sửa chữa sai lầm nếu thay đổi quan điểm hay không. Thế thôi.
Câu hỏi là, chúng ta có cho phép một con người được phép thay đổi quan điểm cũ của mình hay không.
Với bác Mong Long: đã trót có quan điểm sai, phải ôm lấy nó suốt đời
Câu hỏi là chúng ta có thể thay đổi quyết định cũ của mình hay không?
Trả lờiXóa-Được, nếu từ trước đến sau ta vẫn có quyền, nếu đương sự chung chi rất nhiều tiền thì ta thay đổi quyết định ngay cho nó!
trò hề
Trả lờiXóachả khác gì thằng lưu manh ngồi ghế quan tòa xử thằng ăn cắp
với kiểu này "tồn "vẫn cứ tồn thôi
Một lũ trơ trẽn may là ở VN nên vẫn có đất mà sống!
Trả lờiXóa