Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

"THU GIÁ" - ĐẾN THÁNH CHỮ BÙI HIỀN CŨNG BÓ TAY


PGS Bùi Hiền cho biết, chỉ các ông đưa ra mới hiểu ‘qu zá’ là như thế nào. 

PGS Bùi Hiền bàn về 'thu giá':
‘Chỉ các ông đưa ra mới hiểu ‘qu zá’ là như thế nào?’


VietNamMoi
11:01 | 25/05/2018

PGS.TS Bùi Hiền, người đề xuất cải cách tiếng Việt cho biết, để hiểu chính xác thuật ngữ trạm "qu zá" thì phải gặp những người đặt ra tên gọi đó mới hiểu tại sao lại đặt là trạm "qu zá".

Ngày 22/5, bên lề hành lang Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã giải thích về vấn đề "thu giá" và "thu phí": “Mình phải xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp thì ấn định giá. Còn "phí" thì mang tính chất nhà nước. Chỉ thế thôi”. 

.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời báo chí bên lề hành lang Quốc hội 
về vấn đề "thu giá" hay "thu phí" (Ảnh: CTV)

Theo Bộ trưởng GTVT, việc thu phí thuộc thẩm quyền của HĐND địa phương và bộ ngành liên quan, do đó trước đây khi muốn điều chỉnh phí BOT thì rất khó khăn và chậm, do phải thông qua các cơ quan đó.

Khi chuyển sang "thu giá", về bản chất lợi ích nhà đầu tư thu được vẫn như trước, nhưng việc điều chỉnh sẽ nhanh chóng hơn để đáp ứng điều kiện từng trạm thu tuỳ theo vị trí, khu vực; thậm chí có thể giảm giá để cân đối phương án tài chính.

Liên quan đến thu phí và thu giá, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Hiền, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông, tác giả của đề xuất cải cách Tiếng Việt.
PGS Hiền cho biết thêm, để hiểu chính xác thuật ngữ trạm thu giá thì phải gặp những người đặt ra tên gọi đó bởi họ mới hiểu tại sao lại đặt ra trạm thu giá không phải đặt chữ khác.

“Thu phí ở trên đường thì chúng ta còn hiểu, trước đây quen rồi nhưng thu giá ở trạm BOT thì đúng là chỉ có các ông đưa ra mới hiểu thu giá là như thế nào”, PGS Bùi Hiền nói.

Theo PGS Bùi Hiền, về bản chất của vấn đề phải xuất phát từ 2 chữ phí và giá. Theo đó, phí là khoản tiền phải trả cho những dịch vụ của một người nào đó, tổ chức nào đó, cơ quan nào đó phục vụ mình. 

.
PGS Hiền tặng chúng tôi hai chữ thu phí và thu giá theo đề xuất cải cách tiếng việt của ông.

Giá là vật trung gian trao đổi giữa các mặt hàng. Giá gắn liền với hàng hóa, có hàng hóa mới có giá, có hàng hóa phải đặt ra giá để bán.

“BOT sao lại đặt ra giá bởi đây là làm con đường, sử dụng dịch vụ, đi thì trả tiền, trả phí là trả công người ta. Vậy, cũng là đoạn đường đó, sao lại là giá”, PGS Hiền đặt câu hỏi.

Trong câu chuyện với chúng tôi, PGS Bùi Hiền tặng chúng tôi hai chữ thu phí và thu giá theo đề xuất cải cách tiếng việt của ông.

Cụ thể, thu phí sẽ sửa thành “qu fí”, thu giá sẽ sửa thành “qu zá”.

Ngoài ra, ở trên đường cao tốc, Bộ GTVT gắn biển trạm thu giá và dịch sang tiếng anh là “Toll Plaza”.

Chia sẻ về nghĩa của từ này, ông Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội) cho biết, ở nhiều nước trên thế giới họ sử dụng "TOLL PLAZA" để chỉ Trạm thu phí.

.
Theo nguyên Hiệu phó ĐH Ngoại ngữ , TOLL PLAZA dịch sang tiếng Việt là trạm thu phí, không phải thu giá. (Ảnh: Internet)

Trước đó, TS. Nguyễn Xuân Diện, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết, ông rất ngỡ ngàng khi xem những bức ảnh chụp các trạm BOT, ghi là “trạm thu giá”. Chữ "phí" và chữ "giá" là 2 từ Hán Việt có nghĩa khác nhau.

"Phí" là chi phí, là hao tổn, tiêu dùng. Theo đó, nếu ai đó bỏ ra số tiền làm việc gì đó, thì "thu phí" tức là thu lại số tiền đã bỏ ra, mà người tiêu thụ, tiêu dùng, tức là người được hưởng phải chịu. Còn “giá” là giá trị của một vật, được quy định bằng tiền.

Hai chữ 'giá' và 'phí' do vậy không hề đồng nghĩa, cũng không hề gần về nghĩa. Vì thế không thể, và không được phép dùng thay cho nhau.

Chính vì thế, ông Diện nghĩ rằng, việc đổi tên từ trạm "thu phí" sang trạm "thu giá" là coi thường tiếng Việt.

Còn theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, "thu giá" thật ra là một 'sáng tạo' để lách qua những quy định rất chặt chẽ của Luật Phí và lệ phí.

"Theo quy định của luật, một tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công thì có thể thu phí để bù đắp các chi phí.

Tuy nhiên, việc thu phí chỉ hợp pháp, khi khoản phí như vậy được đưa vào Danh mục phí được ban hành kèm theo luật.

Rất tiếc, phí BOT không có trong Danh mục này. Lẽ ra Bộ GTVT nên trình Quốc hội bổ sung phí BOT vào Danh mục nói trên thì lại tìm cách đánh tráo khái niệm", TS Dũng nói.

Công Phương
Theo Đời sống & Pháp lý

10 nhận xét :

  1. Kẻ cắp bà già gặp nhau !

    Trả lờiXóa
  2. Bọn báo đểu, lại lôi Bùi Hiền ra làm trò mua vui câu khách. Nhưng vuu này cũng coi như là được, mua vui lành mạnh.

    Trả lờiXóa
  3. Nước ta lắm thánh nhiều thần
    Ngu ngơ dân cứ xà quần với quan!

    Trả lờiXóa
  4. Nếu tay Thể mà gặp ông Hiền thì sẽ ra đời tấm bảng "qạm qu zá".
    Lúc đó thì toàn dân sẽ nhìn tấm bảng mà quên đi cái đói nghèo.

    Trả lờiXóa
  5. Tên tiếng Anh của mấy BOT tặc này bây giờ là
    COLLECT SPROUTS
    Trạm thu giá đỗ

    Trả lờiXóa
  6. Tối qua coi HTV9, họ có nói:
    1km đường tốn khoảng 1.200 đ xăng, trong khi tốn 1.700 đ phí BOT.
    Kinh hoàng!
    BOT tặc đang tàn phá VN!

    Trả lờiXóa
  7. Tôi đề nghị đổi thành "thu cò "cho nó tiện; bởi vì các BOT nói chung cũng chỉ là một thứ cò ăn chia với Bộ GTVT.

    Trả lờiXóa
  8. " Thu giá " một cụm từ vô nghĩa , lắt léo khó hiểu để dễ lừa bịp . Quá khốn nạn .

    Trả lờiXóa
  9. Hiền và Thể khác nào hai thằng điên bàn về ngôn ngữ

    Trả lờiXóa