Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

THẬT HAY GIẢ HAI TẤM BIA TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM?


THẬT HAY GIẢ HAI TẤM BIA
TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM?


Đặng Văn Sinh 

Mấy hôm nay, một số tờ báo, trong đó có "Người lao động" và "VTC new", đồng loạt đưa tin, nhóm điền dã của tiến sĩ Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh, Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội tìm được 2 tấm tại khu vực sát bờ sông thuộc thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, có liên quan đến thân thế và sự nghiệp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trước khi tin này được chính thức công bố, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã gửi cho tôi một loạt ảnh chụp cận cảnh các mặt hai tấm bia. Dù chưa được tận mắt nhìn thấy hiện vật, nhưng qua hình ảnh khá sắc nét, bước đầu tôi đã có ngay cảm giác, đây hình như là đồ giả với những lý do sau:

1 - Người xưa rất cẩn trọng trong việc lập bia về các danh nhân, hơn nữa, người ấy lại là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khi tạo dáng, mặt bia phải có tỷ lệ cân đối, hoa văn trang trí theo các motif truyền thống hài hoà, sinh đông. Tuy nhiên, căn cứ vào hiện vật, chẳng cần phải có chuyên môn sâu, bằng mắt thường cũng thấy rõ, trán bia méo mó còn hoa văn trang trí xộc xệch bằng những nét khắc cẩu thả chứng tỏ người chế tác tay nghề kém.

2- Văn bia thường là các bậc túc nho soạn thảo. Khắc bia phải kén tượng nhân cao tay nghề. Khuôn chữ đồng đều, nét khắc sắc, thanh thoát và đủ sâu để hạn chế sự bào mòn của thời gian. Vậy mà, mới chỉ đọc sơ qua chúng tôi đã có thể khẳng định, đây không phải bia cổ mà có vẻ như là bia nguỵ tạo với những dòng chữ viết kiểu giun dế, nét khắc tuỳ tiện, nông choèn, khuôn chữ không thống nhất và nhất là dùng sai chữ Hán cho dù những người tạo ra nó đã khá tinh vi trong việc làm mờ đi bằng công nghệ hiện đại.

Dòng chữ lớn nhất ở chính giữa bia theo chiều dọc là:

皇帝同宗阮公文達之九原

Phiên âm:

Mạc triều Dung hoàng đế đồng tông Nguyễn công Văn Đạt chi cửu nguyên.

Tạm dịch nghĩa:

Mộ của ngài Nguyễn Văn Đạt cùng họ với hoàng đế nhà Mạc (là) Dung (Văn Đạt là tên tự của Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Đọc đi đọc lại mãi tôi vẫn không hiểu ý của người viết đoạn văn nói gì? Tại sao Mạc Đăng Dung lại cùng họ với Nguyễn Bỉnh Khiêm? Và vì lý do gì tác giả lại liều lĩnh lôi tên huý của Mạc Thái Tổ ra, một điều cấm kỵ trong nguyên tắc soạn văn bia, văn tế?

Có thể nói người nguỵ tạo đã khá tinh vi trong thủ thuật dùng chữ 晁 triều (cổ) thay cho chữ 朝 triều (thông dụng) nhưng vẫn lòi đuôi chuột khi mà viết chữ 容 (dung) không phải tên của ông vua khai sáng triều Mạc. Tên chính thức của Mạc Thái Tổ là 庸và 登庸 (Đăng Dung) nghĩa là "làm việc lớn".

Trong số 14 chữ trên, tôi chỉ còn nghi ngờ một chữ同(đồng) bị sứt mẻ do không được trực tiếp đọc trên bia hay bản dập. Vậy coi như đó là tồn nghi. Rất mong những bậc thức giả thông thạo cổ văn thẩm định, kiến giải để có câu trả lời chính xác về "nhân thân" của hai tấm bía Tiên Lãng.

Chí Linh, 16, 5,2018
Đ.V.S.

P/S: Sau khi nhận ý kiến phản hồi của nhiều bạn, tôi mở ảnh ra và đọc lại 14 chữ trên bia và nhận diện chữ thứ ba từ trên xuống là 睿 (duệ) chứ không phải 容, (dung), vì là bia rởm nên chữ khắc lem nhem, khó đoc, dễ nhầm lẫn. 睿 (duệ) nghĩa gốc là sáng suốt, hiểu tới chỗ sâu xa, thường dùng để tôn xưng tài trí sáng suốt của thiên tử. Trong trường hợp này là chỉ đế hiệu Mạc Tuyên Tông (Duệ Hoàng đế) tức Mạc Phúc Nguyên, trị vì từ năm 1546 - 1561. Trong khi ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đến năm 1585 mới qua đời. Điều này chứng tỏ người soạn thảo văn bia không nắm rõ lịch sử triều Mạc và tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm nên mới ghi niên hiệu "Duệ hoàng đế".








18 nhận xét :

  1. Dấu vết chữ quốc ngữ trong tấm bia này là khá rõ.
    Chúng ta nay bằng lòng với dòng giữa MẠC TRIỀU/ DUNG HOÀNG ĐẾ/ ĐỒNG TỘC NGUYỄN CÔNG VĂN ĐẠT CHI CỬU NGUYÊN. Thôi thì cứ tạm hiểu và ngắt nhịp như trên là "Bãi tha ma của đồng tộc ông Nguyễn Văn Đạt sống thời Hoàng đế Mạc Đăng Dung". "Cửu nguyên" mà hiểu "mộ" là lâu lắm rồi, từ thời Tề cơ, năm 221 trước công nguyên đã bị diệt. Sau này, người ta hiểu là "bãi tha ma" thôi.
    Nhưng 14 chữ đó, nhìn vào đã thấy nó lởm khởm về thư pháp rồi, thể cách không theo một nhất quán nào. Đặc biệt, đọc ra thói quen của người viết chữ quốc ngữ để lại dấu ấn rất rõ.
    - Chữ TÔNG và chữ NGUYÊN, cái "sổ móc" ở giữa cong cong khom khom thì đó là thói quen của mấy anh quen viết cái "ngoặc đơn" trong văn bản quốc ngữ mà ra, còn anh viết chữ Hán xưa ít sai cẩu thả như vậy lắm (cứ so văn khắc và văn bia xưa thì rõ ngay).
    - Các chữ có móc câu sang phải như các bộ kỷ, nhi, nguyên...thì ta thấy rất rõ ràng sự vụng về của người viết quen với chữ cái quốc ngữ như a, h, n, m...mà cái đuôi nó hất tròn lên. Trong văn bản thấy rõ điều đó qua chữ TRIỀU, chữ NGUYÊN, chữ CỬU. Trông nó khờ dại về cấu trúc nét.
    - Giờ mới nói đến chữ ĐẾ và chữ VĂN. Cái bộ miên chữ ĐẾ nó khom khom rất "buồn khóc". Đó là dấu ấn cái dấu Ê úp xuống (^) khi chữ "đế" quốc ngữ hiện ra trong đầu người khắc, nó theo thói quen mà khiến tay họ cong theo.
    Đến chữ VĂN thì thật "buồn cười", cái nét ngang nó vênh ngửa lên. Tâm lý này là do khi âm "văn" vang lên thì ký tự "V" và dấu á (v) đồng thời cũng xuất hiện và tay họ đưa theo, thành ra nó mơi nên nỗi như vậy.
    Và cái chữ VĂN này nữa, mất cả buổi so sánh với bản in ván khắc và bản chụp văn bia mà tìm không ra tự dạng tương tự. Vậy cho rằng, có lẽ đến khi dùng hoạt tự con chữ khắc chì (diên tự) thì chữ VĂN mới mang hình dáng đó và vào chữ in hiện đại Trung Hoa và con chữ máy tính. Các bác cứ đi so mà xem.
    Còn cái chữ TRIỀU, không phải vì "tập cổ" đâu. Vì lựa chọn thể này ít nét hơn, dễ khắc.Khắc chữ kia khó hơn.
    Các chữ khác cũng có vấn đề đấy, nhờ các bác xem kỹ dùm.
    Còn câu chuyện giữa tôi và ông Vịnh sẽ nói sau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong XH này có gì là thật đâu mà đòi tấm bia trên phải là thật? Quăng mẹ nó xuống sông Tô Lịch cho xong.

      Xóa
  2. Tôi mít đặc về chữ Hán và "bia bọt" nên có nhời như sau: Đây đích thực là hai... thiên thạch, nếu không phải là sản phẩm của người ngoài hành tinh. Hết.

    Trả lờiXóa
  3. LẠI MANH CƯỜNGlúc 14:20 16 tháng 5, 2018

    Tôi nhờ một ông bạn thân thử đọc dùm hàng chữ Nho trên bia để xem ngữ nghĩa ra sao, chứ thực bụng nhìn qua biết ngay "hàng mã" (hàng sida).
    Ông bạn đã giải thích sơ sơ cho hay trong thư dưới đây.

    LMC

    ====

    Van: kim-giám huỳnh
    Verzonden: dinsdag 15 mei 2018 05:18
    Aan: mc lai
    Onderwerp: Re: NGUYỄN BỈNH KHIÊM


    Tuy nhiên, chuyên gia Hán Nôm đã dịch được khoảng 80% nội dung, qua đó cho thấy có liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. "Tấm bia 2 mặt có chữ được đặt ở phần đầu mộ Trạng Trình, còn tấm bia chỉ có chữ một mặt được chôn phần chân mộ" - tiến sĩ Vịnh nói và cho hay ông đã mất khoảng 6 năm tìm kiếm bằng phương pháp khoa học và dịch sấm Trạng. (nguyên văn)


    Phương pháp khoa học của các ông cán ngố này ra sao thì mình chưa học đến nên không có ý kiến, nhưng mình thắc mắc một chút là những người đã bỏ hàng 6 năm dịch "sấm Trạng" mà phải đi nhờ người khác đọc bia thì hơi lạ.
    Đọc được quanh 80% chữ thì tại sao không công bố những chữ đó ra cho bà con nhờ?

    (...)
    Tại sao bài báo nói 3 mặt có chữ mà chỉ cho thấy hình của 2 mặt?

    (...)
    Bia mộ Trạng Trình mà chữ khắc thảm thương thế?! - (vì đây không phải lối khắc của người chuyên môn khắc chữ sâu vào đá mà là chữ của người không rành khắc đá và không rành viết chữ Hán).
    Ngay chính những đường hoa văn chung quanh tấm đá cũng khắc không nên hồn!

    Cột giữa này đọc 莫晁睿皇帝 阮公文之九原: Mạc triều Duệ Hoàng đế Nguyễn Công Văn chi cửu nguyên.
    Các bạn muốn hiểu làm sao đó thì hiểu. Duệ Hoàng đế là Mạc Phúc Nguyên/Mạc Tuyên Tông.
    Nguyễn Bĩnh Khiêm về hưu hai năm trước khi Mạc Tuyên Tông lên ngôi và chết 24 năm sau khi MTT qua đời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại Mạnh Cườnglúc 04:06 17 tháng 5, 2018

      Van: kim-giám huỳnh
      Verzonden: woensdag 16 mei 2018 16:48
      Aan: mc lai
      Onderwerp: Re: NGUYỄN BỈNH KHIÊM

      Chữ thứ ba không phải là 容 dung mà là 睿 duệ. Tác giả ĐVS cũng biết là không thể để tên tục của vua khai triều thì tất nhiên đó không thể là
      chữ Dung; thời xưa làm bia kiểu đó thì có ngày mất đầu. Tâc giả lầm vì
      cứ đinh ninh rằng người làm giả phải nhét chữ 容 vào nhưng 容 thuộc bộ miên 宀 và cho dù người ta khắc tào lao, ta cũng có thể thấy có nét dư ngang ở trên đầu và ở trong phần mà tác giả nghĩ là bộ khẩu 口; chữ 睿 thuộc bộ 目.

      Làm bia thì phải nói đến niên hiệu của vua đương thời khi chết và
      Nguyễn Bĩnh Khiêm chết năm 1585, thời Mạc Mậu Hợp chứ không phải M Đ Dung. Niên hiệu lúc NBK qua đời là Diên Thành (1578-1587) và cái thụy hiệu Dụy Hoàng Để chi "ra đời" sau khi Mạc Mậu Hợp chết năm 1592.

      Trong thư trước mình đánh thiếu hai chữ 同 宗 đồng tông, và tiện đây hỏi tại sao người họ 阮 Nguyễn lại đồng tông với vua triều 莫 Mạc, cho dù cả hai người đều gốc (chi nguyên) Hải Dương?

      g.

      Xóa
  4. Sau khi nhận ý kiến phản hồi của nhiều bạn, tôi mở ảnh ra và đọc lại 14 chữ trên bia và nhận diện chữ thứ ba từ trên xuống là 睿 (duệ) chứ không phải容, (dung), vì là bia rởm nên chữ khắc lem nhem, khó đoc, dễ nhầm lẫn. 睿(duệ) nghĩa gốc là sáng suốt, hiểu tới chỗ sâu xa, thường dùng để tôn xưng tài trí sáng suốt của thiên tử. Trong trường hợp này là chỉ đế hiệu Mạc Tuyên Tông tức Mạc Phúc Nguyên, trị vì từ năm 1546 - 1561. Trong khi ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đến năm 1585 mới qua đời. Điều này chứng tỏ người soạn thảo văn bia không nắm rõ lịch sử triều Mạc và tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm nên mới ghi niên hiệu "Duệ hoàng đế".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại Mạnh Cườnglúc 04:07 17 tháng 5, 2018

      Van: kim-giám huỳnh
      Verzonden: woensdag 16 mei 2018 16:48
      Aan: mc lai
      Onderwerp: Re: NGUYỄN BỈNH KHIÊM

      Chữ thứ ba không phải là 容 dung mà là 睿 duệ. Tác giả ĐVS cũng biết là không thể để tên tục của vua khai triều thì tất nhiên đó không thể là
      chữ Dung; thời xưa làm bia kiểu đó thì có ngày mất đầu. Tâc giả lầm vì
      cứ đinh ninh rằng người làm giả phải nhét chữ 容 vào nhưng 容 thuộc bộ miên 宀 và cho dù người ta khắc tào lao, ta cũng có thể thấy có nét dư ngang ở trên đầu và ở trong phần mà tác giả nghĩ là bộ khẩu 口; chữ 睿 thuộc bộ 目.

      Làm bia thì phải nói đến niên hiệu của vua đương thời khi chết và
      Nguyễn Bĩnh Khiêm chết năm 1585, thời Mạc Mậu Hợp chứ không phải M Đ Dung. Niên hiệu lúc NBK qua đời là Diên Thành (1578-1587) và cái thụy hiệu Dụy Hoàng Để chi "ra đời" sau khi Mạc Mậu Hợp chết năm 1592.

      Trong thư trước mình đánh thiếu hai chữ 同 宗 đồng tông, và tiện đây hỏi tại sao người họ 阮 Nguyễn lại đồng tông với vua triều 莫 Mạc, cho dù cả hai người đều gốc (chi nguyên) Hải Dương?

      g.

      Xóa
    2. Lại Mạnh Cườnglúc 13:38 17 tháng 5, 2018

      Kính ông Đặng Văn Sinh,

      Tôi đã không tôn trọng yêu cầu của ông bạn Huỳnh Kim Giám vẫn tiếp tục gửi nguyên văn email này cho ông, không nhằm mục đích trao đổi bộc trực để hợp lực cùng nhau vạch rõ cái mưu đồ làm bậy của một đám người vô lương.

      Xin ông lượng thứ cho những "bất cẩn cố ý" của tôi, HOÀN TOÀN KHÔNG nhằm mục đích hạ thấp giá trị những đóng góp rất tích cực của ông.
      Trái lại cá nhân tôi rất tôn trọng các đóng góp của ông nơi đây.

      Kính chào và mong ông hiểu cho tình cảm của tôi dành cho ông

      LMC

      ====

      Van: kim-giám huỳnh
      Verzonden: donderdag 17 mei 2018 07:24
      Aan: mc lai
      Onderwerp: Re: FW: NGUYỄN BỈNH KHIÊM


      CÁM ƠN ANH GIÁM ĐÃ TRANSLATE RẤT ĐÚNG (LMC)


      Không đúng hẳn đâu, cũng sai chút đỉnh tựa như chữ translate vì mình không translate mà chỉ transcribe--chuyển ngữ từ Hán qua Hán-Việt. Mình bất cẩn viết lộn tên Mạc Phúc Nguyên thành Mạc Mậu Hợp. Dụy Hoàng Đế là thụy hiệu -- tên đặt ra sau khi vua chết -- của Mạc Phúc Nguyên.

      Mạc Mậu Hợp làm mất ngôi vào tay chúa Trịnh Tùng và bị tru di cửu tộc nên không có thụy hiệu (vài vua cuối cùng của một triều đại được gọi là Mạt Đế). Tuy nhiên, gia phả giòng họ Mạc ở Quảng Đông cho MM Hợp cái thụy hiệu dài thòng 安天徽地庄文勤武平定 惠疆孝静皇帝 An Thiên Huy Địa Trang Văn Cần Vũ Bình Định Huệ Cương Hiếu Tĩnh Hoàng Đế và không cần translate cũng thấy khôi hài vì MMH không có tài làm vua, chỉ ham tửu sắc, sống xa hoa và nghe xiểm nịnh, không an thiên, huy địa, bình định gì cả.

      Đừng chuyển cái hồi âm này tới blog Tếu hay Đặng Văn Sinh vì mình không muốn làm mất lòng người ta nhưng ĐV Sinh cũng không rành cổ ... tục! Dụy Hoàng Đế là thụy hiệu, không phải đế hiệu của Mạc Phúc Nguyên. Đế hiệu -- tên đặt ra khi lên ngôi -- của MP Nguyên là Trung Tông.

      Lý do cần niên hiệu tương đối dể hiểu vì thời xưa chưa có lịch và phải có cách gì đó để người đời sau có thể biết nhân vật này sống chết năm nào. Trước Jesus thì có các thứ lịch Roman, Egyptian, v.v., rồi sau đó Tây phương tính từ ngày sinh của Jesus, Phật tử tính từ ngày sinh của Thích Ca, người Hồi giáo tính từ ngày Mohamed đi ... di tản, và các anh Tàu thì tính từ ngày một vua nào đó lên ngôi. Tại vì thế ta thường thấy niên hiệu thứ mấy đó trên bia để biết người nằm trong mộ sống và chết năm nào trong thời vua nào. Và vì thế làm bia mà để thụy hiệu của vua -- chưa chết, mà đã chưa chết thì chưa có miếu hay thụy hiêu! -- thay vì niên hiệu của vua đang trị vì là chuyện phi lý, hay dốt lòi đuôi.

      Lý do tại sao cần có đế hiệu và thụy hiệu thường được giải thích bằng sự tránh phạm húy, nhưng tại sao cần phải tránh húy thì hình như người đời, kể cả anh Đặng Văn Kiệt cũng giải thích không xuôi! Nếu ta tra từ điển Hán Việt trích dẫn thì thấy nghĩa này:

      Ngày xưa, tránh gọi tên bậc tôn trưởng để tỏ lòng kính trọng, gọi là húy danh 諱名.


      nhưng đó là giải thích tào lao, không có trong các từ điển Hoa ngữ, Hoa-Anh hay trong Thiều Chữu. Dưới đây là ba nghĩa từ Thiều Chữu

      1 : Kiêng, húy kị, có điều kiêng sợ mà phải giấu đi gọi là húy.
      2 : Chết, cũng gọi là bất húy 不諱. Tiếng chết là tiếng người ta kiêng nên gọi kẻ chết là bất húy.
      3 : Tên người sống gọi là danh, tên người chết gọi là húy. Như người ta nói kiêng tên húy, không dám gọi đúng tên mà gọi chạnh đi vậy.

      không nói gì đến nhu cầu kính trọng hết. Điều mình không thấy ai nói đến khi bàn về húy là thế này: sự mê tín. Thời xưa, một nửa con nít không sống quá tuổi thôi nôi vì bị ... quỷ bắt. Muốn tránh quỷ bắt thì phải đánh lừa quỷ và vì quỷ ngu đần, không thông minh bằng các người máy với AI thời nay, chỉ việc gọi đứa nhỏ bằng cái tên không ghi trong khai sinh hay gia phả, thằng Cu, cái Hĩm, hay thằng Hai thay vì Cả, thì quỷ không tìm ra mà bắt hồn. Tên chính thức đặt ra lúc sơ sinh trở thành ... húy, với các nghĩa trong Anh ngữ là conceal-dấu, shun-tránh, và taboo-cấm kỵ. Từ đó có thêm đế hiệu, niên hiệu để quỷ không biết rằng vua đang ngồi trên ngôi có tên khác nằm trong sổ bộ của Diêm Vương.

      Kỵ húy là thế, là tránh tên "chánh" để khỏi bị quỷ bắt và đó là lý do tại sao phạm húy của vua có thể mất đầu. (...)

      g.

      Xóa
  5. NGỤY TẠO CỨ LIỆU LỊCH SỬ THÌ MẮC TỘI GÌ? Xin trí nhân nào biết trả lời giúp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Là bắn tên lửa hành trình vào quá khứ.

      Xóa
  6. Tôi không rành chữ Hán, Hán Nôm. Nhưng tôi thấy người xưa lập bia là phải chọn miếng đá lành lặn, không tì vết. Mấy miếng này cố tình làm từ đá có vết đâm ra lòi đuôi đồ... giả cổ (đồ xạo, bá láp ,bá xàm!)

    Trả lờiXóa
  7. Ông cha ta làm bia rất trọng việc cân đối. Còn hình dạng lệch hiện đại kiểu này đích thị là của ông cha... nó!

    Trả lờiXóa
  8. Các bác thông cảm cho mấy ông nghệ thuật tạo hình ... sáng tác bia!

    Trả lờiXóa
  9. Cửu nguyên

    九原 jiǔyuán Cửu Nguyên, địa danh, lăng mộ, nghĩa địa.
    ( n. ) a cemetery, graveyard

    九原 Jiǔyuán

    [Jiuyuan] 春秋時晉國卿大夫的墓地在九原。後泛指墓地。

    Cửu Nguyên ban đầu là địa danh, núi CN, thời Xuân Thu mộ Liễu Đại Phu người nước Tấn chôn tại đây, về sau dùng như danh từ chung chỉ lăng mộ hoặc nghĩa trang.


    晁, 鼌, 朝 Triêu, tên họ, buổi sáng sớm

    cháo  ㄔㄠˊ
    ◎ 姓。
    English
    morning, dawn; surname

    Chữ triêu 朝 cũng đọc là triều nhưng khác nghĩa, triều là triều đình.

    Ý kiến:

    Có nhiều lý do đây là vật ngụy tạo. 1, cú pháp lủng củng thiếu minh bạch. 2, trong câu:

    莫晁莫晁容皇帝同宗阮公文達之九原 Mạc triều Duệ Hoàng Đế đồng tông Nguyễn Công Văn Đạt chi cửu nguyên, đã hiểu nhầm chữ triêu 晁, 朝 sáng sớm thành triều 朝 là triều đình.

    http://www.zdic.net/c/d/148/320644.htm








    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sửa lại: Liễu Đại Phu => Khanh Đại Phu, những chức quan lớn trong triều

      Xóa
  10. Không tôn vinh tổ tiên thì thôi chứ đừng làm nhục tổ tiên ! Đừng đùa với bậc Tiên Thánh như cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm . Bất kính với Tiên Thánh, có ngày bị Thần Vật Thánh Đâm !

    Trả lờiXóa
  11. Các cụ cứ suy luận,tranh cãi mãi về "phần mềm" cũng không chứng minh được,sao không nhờ các chuyên gia khảo cổ xác định "phần cứng"của bia bằng PP đồng vị CacBon gì đó ?

    Trả lờiXóa