Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

ÔNG XIN LỖI RỒI, BÂY GIỜ ÔNG LÀM ĐƠN TỪ CHỨC ĐI

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. 
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Anh Duy

Bộ trưởng Giao thông:
'Đường sắt yếu kém, tôi xin chịu trách nhiệm'


VNE
Thứ hai, 28/5/2018, 21:04 (GMT+7)
 
Xin lỗi gia đình nạn nhân thiệt mạng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định sẽ làm rõ nguyên nhân tai nạn, xử lý trách nhiệm cán bộ liên quan.
 

Chiều 28/5, Bộ Giao thông Vận tải đã họp mổ xẻ nguyên nhân các vụ tai nạn đường sắt tuần qua và bàn giải pháp khắc phục.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhìn nhận hạ tầng giao thông đường sắt yếu kém, công tác điều hành vận tải thời gian qua chưa hiệu quả nên đã xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của người dân đối với ngành. 


"Tôi xin chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân khi để ngành đường sắt xảy ra nhiều yếu kém thời gian qua. Tôi xin lỗi các gia đình có người thiệt mạng trong vụ tai nạn", ông Thể nói.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Đường sắt, Tổng công ty Đường sắt nghiêm túc kiểm điểm từ Chủ tịch Hội đồng thành viên đến cán bộ liên quan, phải làm rõ nguyên nhân tai nạn. Vụ ở Thanh Hóa khiến 2 lái tàu chết, 10 người bị thương phải làm rõ phản ứng của nhân viên gác chắn thế nào, có lơ là, ngủ quên hay không? 

Ông cũng yêu cầu lập tổ công tác kiểm tra trách nhiệm các cơ quan liên quan, do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đứng đầu để đánh giá, nghiên cứu đề xuất của Tổng công ty có hợp lý hay không. 

Trước nhiều vụ tai nạn đường sắt, tâm trạng một số nhân viên gác chắn rất lo lắng, Bộ trưởng cho rằng lãnh đạo đường sắt phải giải thích cho anh em ổn định tâm lý và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Hệ thống hạ tầng đang yếu kém nên Tổng công ty Đường sắt cần đầu tư nâng cấp ngay ở các ga. 

Thanh tra nhiều vẫn xảy ra tai nạn

Trước đó, Cục trưởng Đường sắt Vũ Quang Khôi cho biết trung bình mỗi năm thanh tra 45 cuộc, tập trung về an toàn giao thông và kiểm soát tải trọng tàu. Năm 2017, Thanh tra Cục đã xử phạt 1.040 hành vi, 5 tháng đầu năm nay xử phạt hơn 250 hành vi của các cá nhân.

Đặc biệt, lãnh đạo Cục Đường sắt cho biết lối đi tự mở ở Nghệ An xảy ra tai nạn gần đây đã được Thanh tra Cục kiểm tra thấy rộng trên 4 m nên yêu cầu địa phương thu hẹp, song chưa thực hiện.

Hiện trường vụ tai nạn ở Thanh Hóa tàu hỏa tông xe ben. Ảnh: Lê Hoàng
Hiện trường vụ tai nạn ở Thanh Hóa tàu hỏa tông xe ben. Ảnh: Lê Hoàng

Bộ trưởng Thể chất vấn lãnh đạo Cục Đường sắt tại sao xử phạt nhiều vẫn xảy ra tai nạn?

Không đi vào câu trả lời, ông Khôi cho rằng ngành đường sắt cần tăng cường kiểm tra kiến thức lái tàu, gác chắn đường ngang. Đặc biệt, Tổng công ty phải kiện toàn bộ máy cứu hộ cứu nạn. Hiện nay các doanh nghiệp vận tải tự tổ chức cứu nạn nên thiếu chuyên môn.

Vụ trưởng Vận tải Trần Bảo Ngọc phản ánh, khi đoàn thanh tra đến thì lao động đã biết để đối phó nên phải tăng kiểm tra đột xuất. Ngoài ra, phải có 3-4 lớp bảo vệ, nếu nhân viên gác chắn ngủ quên thì vẫn có người cảnh báo.  

Theo ông Ngọc, cần phân tích nguyên nhân cụ thể từng vụ việc như người gác chắn không được cảnh báo trước hay do vợ con ốm đau nên lơ là. Vụ tàu đầu đấu có thể trực ban có nhiều trách nhiệm khác mà không đảm nhiệm được.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng kỷ luật, kỷ cương đường sắt đang không được tuân thủ. Đây là nguyên nhân xảy ra tai nạn, nếu không xử lý thì mấy ngày nữa lại xảy ra. Cùng với đó, việc xử lý trách nhiệm cá nhân sau các vụ việc vi phạm của Tổng công ty Đường sắt còn né tránh, kéo dài. 

"Tôi hỏi lãnh đạo Tổng công ty xử lý cá nhân sau các vụ tai nạn đến đâu, các anh bảo phải mất một tuần", ông Đông nói và cho rằng Thanh tra Cục Đường sắt chưa hoạt động hiệu quả.   

Bốn tai nạn đường sắt liên tiếp trong 4 ngày
4 vụ tai nạn đường sắt trong 4 ngày liên tiếp.

Bỏ 3 trung tâm an toàn giao thông sau khi tái cơ cấu

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, trước đây có trung tâm an toàn giao thông đường sắt tại 3 khu vực. Năm 2015, đường sắt tái cơ cấu đã bỏ 3 trung tâm, chỉ còn Ban An toàn giao thông, biên chế 20 người. Việc giám sát giao cho các đơn vị tại địa phương, dẫn đến chủ quan. 

Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng An toàn giao thông, cũng cho rằng ngành đường sắt cần đánh giá lại quy trình an toàn sau khi tái cơ cấu. Trước năm 2015, ngành có trung tâm cứu hộ cứu nạn, song nay đã bị xóa bỏ. Trong vụ tai nạn vừa rồi, công tác cứu hộ rất lâu, thiếu chuyên nghiệp. 

Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ thì cho rằng, tương lai đường sắt phải rào lại để hạn chế đường ngang giống như với cao tốc. Nếu rào được sẽ hạn chế tai nạn. 

Tiếp thu các ý kiến, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt, thừa nhận khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của ngành đường sắt thấp, phụ thuộc vào lao động nên khi lơ là sẽ xảy ra tai nạn.

4 vụ tai nạn đường sắt trong 4 ngày
0h30 ngày 24/5, tàu SE19 từ Hà Nội vào Đà Nẵng, khi đến ga Trường Lâm (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã đâm vào xe tải. 2 người chết, 10 người bị thương, đầu máy và 6 toa xe bị lật. Công an đã bắt 2 nhân viên gác chắn do thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
16h20 ngày 26/5, tại ga Núi Thành (Quảng Nam), tàu hàng ASY2 đi vào ga theo hướng Nam Bắc. Cùng thời điểm lái tàu hàng 2469 đang dồn toa hướng ngược lại khiến hai đoàn tàu đã tông nhau trực diện... 4 toa xe hàng trật khỏi đường ray, hai đầu máy hư hỏng nặng.
Chỉ 20 phút sau, lúc 16h40 ngày 26/5, tàu hàng chạy hướng Nam Bắc kéo theo 27 toa xe trong lúc vào đường ray số 3 tại ga Yên Xuân (Nghệ An) để tránh tàu ngược chiều thì bất ngờ bị trật bánh tại hai toa 3 và 4. 30 m đường ray, hàng trăm tà vẹt bị hư hỏng, đường sắt qua khu vực này tắc 3 giờ.
13h ngày 27/5, tàu hàng SH3 chạy Bắc Nam, khi tới xã Diễn An (Diễn Châu, Nghệ An) đâm trúng xe bồn trộn bê tông đang vượt qua đường sắt. Đầu máy tàu bị hư nhẹ, đầu xe bồn hỏng nặng. May mắn tài xế xe bồn chỉ bị thương nhẹ.
 
Đoàn Loan

13 nhận xét :

  1. Hình như họ chẳng có lòng tự trọng! Chúng ta đầu hàng vô điều kiện với sự lì lợm về nhân cách của cán bộ "nhà mình"!

    Trả lờiXóa
  2. Cái nhà ông Thể này tai tiếng nhiều như vậy mà cứ nhơn nhơn thế thì chẳng hiểu ông ta có tư duy bậc nào đây.

    Trả lờiXóa
  3. Mới thêm 1 vụ. Năm vụ tai nạn trong 5 ngày các vị ạ. Đây là kỷ lục chưa bộ trưởng Giao thông nào đạt được.

    Trả lờiXóa
  4. Ở Việt nam mấy ông lãnh đạo cũng bày đặt xin lỗi! Nhưng cái xin lỗi ở Việt Nam nó khác cái xin lỗi ở các nước dân chủ.
    Ở các nước dân chủ, khi để xẩy ra sự cố thì sự nghiệp của người phụ trách xem như tiêu tùng, là về nhà luôn, cái xin lỗi của họ là để bày tỏ lòng ăn năn, hối hận vì sơ xuất của mình. và xin lỗi vẫn chưa phải là xong, cơ quan điều tra còn phải xem người ấy có vướng vào điều luật nào trong bộ luật hình sự hay không, nếu có thì truy tố! Nhưng điều quan trọng hơn cả là những người phụ trách ấy được giáo dục lòng tự trọng, nhiều khi đã về nhà an toàn rồi, nhưng vì hối hận, người ta còn tự sát vì không thể tha thứ cho mình.
    Ở Việt Nam là xin lỗi ...cho vui, cho có vẻ hiểu biết, còn thì xuê xoa, mất chức chỗ này có khi được chuyển qua nơi khác ...ngon hơn! Từ ngày gọi là đổi mới thì cũng bắt chước nước người ta mà xin lỗi để làm duyên, làm dáng với đời! Nhưng xin lỗi không thực chất thì chỉ thêm dơ dáng mà thôi!

    Trả lờiXóa
  5. "Tôi xin chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân"? Rắc rối kinh khủng, kèm theo sự lảnh tránh.
    Sao không nói cho đúng chuẩn dân chủ - ""Tôi xin chịu trách nhiệm trước đất nước. Tôi xin từ chức".

    Trả lờiXóa
  6. Cái vụ tai nạ đường sắt là chuyện nhỏ như con thỏ, kiểm điểm mấy chú là xong. Hơi đâu ông Thể quan tâm (mà có quan tâm, do trình độ ngu dốt cũng chả giải quyết được gì). Ông Thể đang rất quan tâm đến việc làm thế nào, bằng mọi cách để giúp doanh nghiệp BOT thu càng nhiều tiền càng tốt. Vì chỗ đó có ăn chia. Không ăn chia sao ông Thể lại cố đối đầu với công luận. Tôi có lời khuyên chân thành: Từ chức đi Thể ạ, đừng cố đấm ăn xôi, kẻo lại đến ở cùng với Đinh La Thăng "cho vui"!

    Trả lờiXóa
  7. Xin lỗi là xong . Từ chức . Khó đấy . Có đợi cũng uổng công . Buồn oi ! Chào Mi !

    Trả lờiXóa
  8. Từ chức ?
    Nói dễ nghe nhẩy ? Vốn chạy chức chưa thu đủ, bỏ đi tám !

    Trả lờiXóa
  9. Quan chức cộng sản thời nay có thằng nào có lòng tự trọng đâu mà đòi nó từ chức. Còn quan trên thì cùng một giuộc nên sẽ không bao giờ cách chức. Vì vậy nó vẫn nhơn nhơn coi khinh thiên hạ.
    Những kẻ như Nguyễn Văn Thể, Nguyễn Thị Kim Tiến, Phùng Xuân Nhạ ... ở VN chém cả tháng không hết. Và ông Trọng vẫn đang miệt mài "chống tham nhũng"?

    Trả lờiXóa
  10. Trần Thị Thảolúc 18:45 29 tháng 5, 2018

    Ông Bộ trưởng Bộ GTVT chưa mặt dày bằng bà Bộ trưởng Bộ Y Tế .

    Trả lờiXóa
  11. Cố tình buộc tội bác sỹ Hoàng Công Lương...Cựu thủ tướng đi dự lễ khánh thành, vẫn oai phong như một lãnh chúa. Luật sư Trần Hồng Phúc, bào chữa cho Hoàng Công Lương, bật khóc tại tòa...Nếu tôi không nhầm, trong lịch sử chính quyền gọi là cách mạng của VN, mới bộ trưởng Lê Huy Ngọ từ chức, và thực sự thấy lỗi...Chao ôi, con người ở Xứ ta rẻ rúng quá thể...Rẻ rúng đến mức, người thường cũng rẻ rúng nhau. Huống chi các bậc "đại trí" như Nguyễn Văn Thể...! Đảng giao nhiệm vụ cho ông ta, sao ông ta phải từ chức. Chuyện nực cười !...Mỗi phó thường dân hãy quý trọng đồng loại, người thân và chính mình đã !...Quý trọng kiên định và thật lòng, lối thoát khắc mở !...

    Trả lờiXóa
  12. "tôi xin chịu trách nhiệm..." nhưng là trách nhiệm gì? bọn này chỉ giỏi lấp liếm, liền sau đó là đổ vấy cho cấp dưới. Thật vừa ngu vừa vô liêm sỉ.

    Trả lờiXóa
  13. Cái mặt thằng Thể này, nhìn kỹ thấy mất dạy quá thể. Mong ông Trọng cho thằng này vào lò sớm, cho Dân oan chúng tôi nhờ.

    Trả lờiXóa