'Thu giá' là từ vô nghĩa!
Tuổi trẻ
23/05/2018 09:00 GMT+7
TTO - Hàng loạt biển 'thu phí” của các BOT hiện nay đang bị đổi tên thành 'thu giá'. Sự thay đổi này làm dấy lên những băn khoăn của dư luận về ý nghĩa và cách dùng hai cụm từ nói trên.
Từ 'bùng binh', 'vòng xoay' đến 'vòng xuyến': nhập gia nên tùy tục
Công trình cải tiến tiếng Việt được đăng ký bản quyền
Lắt léo tiếng Việt: Giò me, me Tây, canh me và con... me
Một số biển hiệu “trạm thu phí” nay đã được đổi thành “trạm thu giá” - Ảnh: AN LONG
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Huy Hiếu - phó vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải - cho biết việc chuyển đổi tên gọi phí sử dụng đường bộ sang giá dịch vụ sử dụng đường bộ là theo quy định của Luật phí và lệ phí được Quốc hội ban hành ngày 25-11-2015, có hiệu lực từ ngày 1-1-2017.
Nhưng ở góc độ ngôn ngữ học, chữ trạm "thu giá" liệu được dùng đúng? Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến của giới chuyên môn.
Bà NGUYỄN TRUNG THUẦN (nhà nghiên cứu và biên soạn từ điển, Viện Từ điển học và bách khoa thư Việt Nam) nêu ý kiến:
"Phí" và "giá" hoàn toàn khác nhau
"Phí" là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ.
.
Phí gắn với tiền cụ thể, nộp phí là nộp tiền, thu phí là thu tiền. Miễn phí là không phải trả tiền dịch vụ.
Các loại phí thường gặp trong đời sống là học phí, viện phí, án phí, cước phí, phí dự thi, dự tuyển, phí trông giữ xe ở các bãi giữ xe, phí tham quan (thường bằng hình thức bán vé), phí giới thiệu, tư vấn việc làm, phí bảo vệ môi trường, phí giao thông...
Mức phí là khoản tiền thu khá ổn định, muốn thay đổi nó phải có lộ trình, phải có một thông tư riêng về việc thu phí, mức phí cũng như lộ trình tăng phí của cơ quan có thẩm quyền.
Còn "giá" thuộc về phạm trù khác hẳn, là giá trị được biểu hiện bằng tiền, không gắn với đồng tiền cụ thể. Giá đầy biến động, luôn thay đổi, chỉ có thị trường mới điều tiết được giá mà chẳng cơ quan chức năng nào có thể can thiệp được.
Chẳng hạn, một tờ báo đưa tin: Giá heo hơi miền Bắc hôm nay đang được thu mua với mức giá rất tốt, khoảng 45.000 - 49.000 đồng/kg. So với hồi cuối tuần trước, hiện giá heo tại đây đã tăng 2.000 - 4.000 đồng/kg.
Một khi "giá" đã là giá trị được biểu hiện bằng tiền, không gắn với đồng tiền cụ thể, lại đầy biến động như thế thì thử hỏi "thu giá" là thu cái gì đây, là thu giá trị suông của đồng tiền? "Thu giá" sẽ được chốt ở mức nào đây, là chạy theo thị trường sao?
TS ĐỖ PHƯƠNG LÂM (Đại học Hải Phòng):
Không đúng quan hệ ngữ nghĩa
Gần đây, trong văn bản hành chính của một số cơ quan nhà nước xuất hiện các cụm từ mới: thu giá và trạm thu giá.
Sự xuất hiện của những cụm từ này khiến tiếng Việt hiện nay song song tồn tại cả hai danh từ trạm thu phí và trạm thu giá. Trong khi đại bộ phận người dân và các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng cách nói truyền thống trạm thu phí, thì riêng một số văn bản hành chính lại dùng từ trạm thu giá.
Trạm thu giá được Bộ Giao thông vận tải giải thích là "nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ...". Như vậy, từ cách nói này, chúng ta có thể hiểu giá là một thứ hữu hình có thể thu và nộp. Nhưng giá tức giá cả, là yếu tố Hán Việt, dùng để chỉ mức đo giá trị hàng hóa, chỉ thang độ như giá cả, giá thành, giá trị, giá chợ đen...
Giá chỉ là biểu hiện về giá trị, chứ không phải là cái gì cụ thể, vì thế không thể thu hay nộp. Còn phí là khoản tiền, khoản chi tiêu vào một việc nào đó như: học phí, lộ phí, viện phí... Theo Từ điển tiếng Việt, phí còn được hiểu là "khoản tiền phải trả cho một công việc phục vụ, dịch vụ công cộng nào đó".
Vì thế, chỉ có thể nói thu phí cầu đường mà không thể nói thu giá cầu đường. Các cụm từ thu giá, trạm thu giá được cấu tạo không đúng quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố.
Lẽ ra nên phân biệt phí đường bộ thông thường với phí BOT thì Bộ GTVT lại đặt ra khái niệm thu giá. Tạo ra một từ mới là thu giá, là một từ rất tối nghĩa, nếu không muốn nói là vô nghĩa. Bởi nó là một từ không đúng quan hệ ngữ nghĩa giữa hai thành tố cấu tạo.
Các loại phí thường gặp trong đời sống là học phí, viện phí, án phí, cước phí, phí dự thi, dự tuyển, phí trông giữ xe ở các bãi giữ xe, phí tham quan (thường bằng hình thức bán vé), phí giới thiệu, tư vấn việc làm, phí bảo vệ môi trường, phí giao thông...
Mức phí là khoản tiền thu khá ổn định, muốn thay đổi nó phải có lộ trình, phải có một thông tư riêng về việc thu phí, mức phí cũng như lộ trình tăng phí của cơ quan có thẩm quyền.
Còn "giá" thuộc về phạm trù khác hẳn, là giá trị được biểu hiện bằng tiền, không gắn với đồng tiền cụ thể. Giá đầy biến động, luôn thay đổi, chỉ có thị trường mới điều tiết được giá mà chẳng cơ quan chức năng nào có thể can thiệp được.
Chẳng hạn, một tờ báo đưa tin: Giá heo hơi miền Bắc hôm nay đang được thu mua với mức giá rất tốt, khoảng 45.000 - 49.000 đồng/kg. So với hồi cuối tuần trước, hiện giá heo tại đây đã tăng 2.000 - 4.000 đồng/kg.
Một khi "giá" đã là giá trị được biểu hiện bằng tiền, không gắn với đồng tiền cụ thể, lại đầy biến động như thế thì thử hỏi "thu giá" là thu cái gì đây, là thu giá trị suông của đồng tiền? "Thu giá" sẽ được chốt ở mức nào đây, là chạy theo thị trường sao?
TS ĐỖ PHƯƠNG LÂM (Đại học Hải Phòng):
Không đúng quan hệ ngữ nghĩa
Gần đây, trong văn bản hành chính của một số cơ quan nhà nước xuất hiện các cụm từ mới: thu giá và trạm thu giá.
Sự xuất hiện của những cụm từ này khiến tiếng Việt hiện nay song song tồn tại cả hai danh từ trạm thu phí và trạm thu giá. Trong khi đại bộ phận người dân và các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng cách nói truyền thống trạm thu phí, thì riêng một số văn bản hành chính lại dùng từ trạm thu giá.
Trạm thu giá được Bộ Giao thông vận tải giải thích là "nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ...". Như vậy, từ cách nói này, chúng ta có thể hiểu giá là một thứ hữu hình có thể thu và nộp. Nhưng giá tức giá cả, là yếu tố Hán Việt, dùng để chỉ mức đo giá trị hàng hóa, chỉ thang độ như giá cả, giá thành, giá trị, giá chợ đen...
Giá chỉ là biểu hiện về giá trị, chứ không phải là cái gì cụ thể, vì thế không thể thu hay nộp. Còn phí là khoản tiền, khoản chi tiêu vào một việc nào đó như: học phí, lộ phí, viện phí... Theo Từ điển tiếng Việt, phí còn được hiểu là "khoản tiền phải trả cho một công việc phục vụ, dịch vụ công cộng nào đó".
Vì thế, chỉ có thể nói thu phí cầu đường mà không thể nói thu giá cầu đường. Các cụm từ thu giá, trạm thu giá được cấu tạo không đúng quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố.
Lẽ ra nên phân biệt phí đường bộ thông thường với phí BOT thì Bộ GTVT lại đặt ra khái niệm thu giá. Tạo ra một từ mới là thu giá, là một từ rất tối nghĩa, nếu không muốn nói là vô nghĩa. Bởi nó là một từ không đúng quan hệ ngữ nghĩa giữa hai thành tố cấu tạo.
V.V.T ghi
Dân trí đi lên, quan trí đi xuống.
Trả lờiXóaĐất nước mình ngộ quá phải không, ai ơi !
Thằng này LƯU MANH quá rõ
XóaCác nhà ngôn ngữ không được phân tích nhiều, đã là cướp thì vấn đề là làm sao cướp một cách "hiệu quả" nhất.
XóaMÙ CHỮ THÌ KHÔNG, CÒN CÁI KIA THÌ CHƯA RÕ NHA!
XóaCứ THU GIÁ đi rồi chúng mày sẽ phải TRẢ GIÁ.
XóaThằng Thể không mù chữ, không phải lưu manh mà là thằng cướp cạn.
Xóakhông trình bày ở góc độ ngôn ngữ mà phải theo LUẬT, thu PHÍ MÀ GỌI LÀ THU GIÁ thì khác gì ngồi xổm lên cơ quan làm luật, cứ giở luật về phí và lệ phí ra mà xem
Trả lờiXóa" Thu giá " !? Tối nghĩa hoặc vô nghĩa ư ? Tối hay " vô " rồi cũng phải " sáng " mắt ra .
Trả lờiXóaCũng như từ " lăn tăn " , " tâm tư " ... đó . Mới đầu nghe ngồ ngộ , sau quen dần , trở nên dễ thương ... cứ mở miệng là y như rằng phải lăn tăn , tâm tư .
Ấy miệng nhà quan , lưỡi tuy lắt léo nhưng nó có gang có thép là vậy ..
BỘ TRƯỞNG NGUYỄN VĂN THỂ MÙ CHỮ HAY LƯU MANH?
Trả lờiXóaCâu hỏi hay ghê cơ nhưng trả lời dễ ợt : Đã leo được đến ghế bộ trưởng thì phải rất rành chữ nghĩa ( mù thế nào được ) mới xem xét , duyệt kí các " prồ-giẹc " được chứ . Vậy chỉ có thể là ...
Nếu theo lời thằng hâm này thì chỉ xe nào chở giá (đậu nảy mầm) mới bị thu. Còn không cứ qua vô tư, khỏi tốn gì.
Trả lờiXóaGiờ toàn bọn dở người ngồi ở vị trí lẽ ra chúng không được, không đủ tiêu chuẩn.
Hay! Vậy thì mấy xe chở giá qua các trạm thu giá thì mất vốn, các bác tài chở giá đi bán nhớ tìm đường khác mà đi. Còn những xe không chở giá thì cứ vô tư mà đi qua các trạm thu giá nhé.
XóaLoại quan lên chức bằng mánh khóe, không hiểu gì về luật đầu tư và luật Xây dựng đang hiện hành.
Trả lờiXóaGiống như bộ y tế đổi phòng thành buồng. Văn phòng thành văn buồn, phòng họp thành buồng họp, phòng giải trí thành buồn tí tửng...
Trả lờiXóaSao dạo này các quan hay phát biểu văng mạng , chữ nghĩa tùm lum như vậy nhỉ . Nhớ nhời cổ nhân : Đã dốt lại sính chơi chữ .
Trả lờiXóaĐiếc hay hóng - ngọng hay nói.
XóaCó người bảo thằng Thể mù chữ (tôi gọi thằng vì Thể ít tuổi hơn tôi, gọi thế cho thân mật), có người bảo thằng Thể lưu manh. Tôi thì cho rằng thằng Thể vừa mù chữ vừa lưu manh. Mù chữ vì thằng này không hiểu nghĩa của từ “phí” và từ “giá” nên trả lời rất vô học, bậy bạ. Lưu manh vì khi mọi người bảo rằng thằng Thể mù chữ, thì nó lại bảo như thế để thu tiền cho linh hoạt, mà thủ tướng cũng đồng ý rồi; lại bảo nó vô can BOT, đấy là việc của nhiệm kỳ trước. Phải chăng bây giờ phải vừa vô học vừa lưu manh thì mới có thể làm bộ trưởng trong chính phủ kiến tạo?
Trả lờiXóaThời điên đảo , lắm quan phát bịnh tâm thần, phát ngôn rồ dại .
Trả lờiXóaĐể bao che bảo vệ lợi ích nhóm, bọn mày thể hiện lòng tham vô dấy nhưng xử lý tình hướng thì lại rất ngu. Một lũ ngu như thế mà làm quản lý điều hành nền kinh tế thì dân Việt không đói nghèo tụt hậu mới là chuyện lạ.
Trả lờiXóaBộ thì sai khi sử dụng từ thu giá. Nhưng các ông bà này góp ý cũng lơ mơ nốt. Bà Thuần thì bảo nó biểu hiện bằng tiền của giá trị,nhưng k phải là đồng tiền cụ thể; còn bà Lâm thì bảo nó k phải là cái gì cụ thể. Xin hỏi các bà, giá cả là cái biểu hiện ra của giá trị hàng hóa, nó k phải là cái cụ thể, sờ nắn đc, thì người ta thực hiện làm sao việc mua-bán 1 hàng hóa nào đó. Gía cả là cái rất cụ thể. Nó là biểu hiện ra của giá trị hàng hóa. Thời xa xưa, nó là 1 vật gì đó, sau này phát triển lên, cái giá cả ấy đc qui định bằng 1 loại hàng hóa đặc biệt, mang tính phổ biến là tiền. Tiền đc thực hiện qua trao đổi là giá cả ấy của hàng hóa. Bản chất của giá (giá cả), và sự khác nhau giữa nó và phí, các vị đã không chỉ ra đc ngoài sự mô tả hời hợt. Phí là 1 biến thể khác của giá cả của những loại hàng hóa đặc biệt-đó là những hoạt động của con người đc trao đổi trực tiếp. Vì thế, nó phải đc định ra ở 1 mức nhất định, trong 1 thời gian nào đó, và đặc biệt, nó chứa đựng tính chất bắt buộc đối với người sử dụng nó, cũng như nó mang tính chính trị,quan điểm của chế độ ở 1 số loại nào đó như học phí; viện phí...
Trả lờiXóaCòn giá (giá cả) phải đc thực hiện thông qua hành vi mua bán hàng hóa cụ thể nào đó, và nó phải chứa đựng t/c thuận mua, vừa bán, tức là hoàn toàn tự do. Vì thế chúng ta mới thấy đc nền kttt chỉ đc hình thành trên cơ sở của 1 lịch sử nhân loại đã đạt tới trình độ tự do ở mức phổ biến. Do vậy giá cả (giá) chỉ đc hoàn thành sau hành vi mua-bán chứ không phải thu, hay truy thu như là phí
Nói "bạn Thể" là lưu manh là quá đúng. Bởi chính Thể khi còn là thứ trưởng phê duyệt trực tiếp dự án và BOT Cai lậy. Bảo Thể mù chữ thì hơi quá , chẳng lẽ Thể nhờ người khác viết lý lịch đi học , lý lịch vào đảng, và tự phê bình đảng viên đủ tiêu chuẩn và Chi bộ " trong sạch vững mạnh"..?? Nhưng Thể mù mắt vì tham quyền, tiền thì trúng chóc. Sự ngu , lưu manh bắt nguồn từ cơ chế lựa chọn , đề bạt cán bộ ( mưu ma chước quỷ) do chế độ độc đảng cầm quyền đã sinh ra Thanh, Thăng, X.Anh, Thanh Hóa, Vĩnh, trần văn Minh, Văn hữu Chiến..
Trả lờiXóasử dung những thằng lưu manh, dốt nát này thì đất nước và nhân dân sẽ thành một cái chợ chồm hổm , sáng nắng chiều mưa, hỗn độn và sản sinh ra mọi sự khốn nạn , tàn bạo...
Trả lờiXóa