Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Tiết lộ: VÌ SAO BỘ TRƯỞNG TIẾN RỚT VỤ PHONG GIÁO SƯ

Hồ sơ của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục bị để lại 
sau khi rà soát chức danh GS, PGS. 

Tiết lộ lý do hồ sơ của Bộ trưởng Kim Tiến 
bị kết luận là “chưa chuẩn xác”

Báo Lao Động
02/04/2018

Sau khi làm việc với từng hội đồng ngành, từng ứng viên, tổ thanh tra độc lập của Bộ GDĐT đã để lại 41 hồ sơ trong số 95 hồ sơ cần rà soát. Phần lớn những hồ sơ bị để lại là do không có đủ minh chứng về giờ giảng dạy.

Chiều 2.4, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Bùi Văn Ga cho biết, kết luận thanh tra của Bộ GDĐT cho thấy, trong 95 hồ sơ ứng viên Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS) được rà soát, có 41 hồ sơ chưa đủ điều kiện để công nhận. Trong đó có 30 hồ sơ chưa đạt chuẩn là của cán bộ thỉnh giảng và một số quan chức.


Lý do những hồ sơ này bị để lại là vì thiếu minh chứng về giờ giảng dạy.

Theo Quyết định 174 về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS để minh chứng về giờ giảng dạy, ứng viên phải có hợp đồng giảng dạy, thanh lý hợp đồng, xác nhận của cơ sở giáo dục đại học. Tất cả ứng viên khi nộp hồ sơ đều kèm 3 chứng cứ ấy.

Những chứng cứ chi tiết như lịch dạy, thời khóa biểu, thời gian giảng dạy... ứng viên không phải nộp, nhưng vẫn cần chuẩn bị để khi có vấn đề gì phải trình đủ minh chứng cho thanh tra.

Hồ sơ của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nằm trong nhóm không có đủ minh chứng về điều này.

Chia sẻ với Lao Động, GS Phạm Gia Khánh - Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành y tế - cho biết, kết thúc đợt rà soát, tổ công tác của thanh tra Bộ GDĐT đã kết luận có hồ sơ của Bộ trưởng Kim Tiến là “chưa chuẩn xác”, vì thiếu minh chứng về giảng dạy.

Cũng theo GS Phạm Gia Khánh, về tiêu chí giảng dạy, bà Tiến đào tạo 3 tiến sĩ, 4 thạc sĩ lấy bằng và đang đào tạo 3 nghiên cứu sinh. Bà tham gia giảng dạy, kiêm chủ nhiệm 2 môn Dịch tễ học dinh dưỡng và Dinh Dưỡng cộng đồng tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Vậy vì sao hồ sơ của Bộ trưởng Kim Tiến lại bị kết luận là “thiếu giờ giảng dạy”?

Theo GS Lê Danh Tuyên - Giám đốc viện Dinh dưỡng Quốc gia, đúng là Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang làm công tác giảng dạy kiêm chủ nhiệm 2 môn tại đây. Tuy nhiên, do chủ quan nên nhà trường và Bộ trưởng đã không làm hợp đồng giảng dạy, vì thế không có căn cứ để thanh lý hợp đồng, chứng minh được số tiết dạy…

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Bùi Văn Ga chia sẻ, nhiều giảng viên thỉnh giảng không lưu giữ những giấy tờ, chứng cứ chi tiết, nên rất đáng tiếc khi chưa đủ minh chứng để được công nhận đạt chuẩn GS. Vì thế từ những năm sau, Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng các chứng từ cần lưu trữ, để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra. 
Đặng Chung - Huyên Nguyễn
________________ 
.
Ý kiến của nhà báo Bùi Hoàng Tám

Việc PGS Nguyễn Thị Kim Tiến không được phong giáo sư đợt này không chỉ bất công mà còn là bi kịch.

Bất công bởi từ thời GS Phạm Song đến nay, chưa có một Bộ trưởng nào giỏi chuyên môn như Bộ trưởng Kim Tiến.

Bất công bởi bà là người Việt Nam duy nhất được trường đại học Oxford danh giá của Anh mời thỉnh giảng và phong Gs 2 nhiệm kỳ.

Bi kịch bởi không ít các GS được phong lần này nhạt toẹt, loại "gà què ăn quẩn cối xay", "ta tắm ao ta"... nói như người dân thái Bình là chưa qua nổi cầu Tân Đệ.

Bi kịch bởi bất công này lại được "văn bản hóa" qua những qui định mang tính pháp qui.
Bi kịch hơn nữa, nếu như đây mưu đồ để ai đó gạt ai đó...
 
Với khoa học, không được phép cảm tính!

13 nhận xét :

  1. Cũng tiếc và buồn thay cho bà Kim Tiến. Nhưng thôi, cố phấn đấu để đợt sau vậy, bà ạ. Ở đất nước này việc có hàm nọ, học vị kia đều dễ ợt.
    Thời gian này bà cố gắng xuống các bệnh viện chấn chỉnh mấy tay GĐ làm cho được cái nhà vệ sinh cho ra hồn, bởi đây là nỗi kinh hoàng của bệnh nhân. Ngoài ra bà nên mở lớp tập huấn cho các y bác sĩ cách phát thuốc thế nào cho chuẩn, cho đúng, kẻo lại thêm các thai phụ mất oan thai nhi. Chúc bà bình an.

    Trả lờiXóa
  2. Ông Tám nhận xét có phần đúng, nhưng nếu là người có danh dự, Bà Tiến và nhiều ông bộ trưởng khác của ta phải tự xin từ chức khi có hàng loạt bê bối trong ngành của mình phụ trách. Nhưng các ngài ấy luôn nói "không phải lỗi em".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện nay ở VN, cái gọi là "Danh Dự" có vẻ chỉ là thứ của người ngoài hành tinh.

      Xóa
  3. Cửi trong lò cụ tổng lôi ra phong giáo sư. Hay thật

    Trả lờiXóa
  4. ngành y đang nát như tương, nặng mùi như cóc chết, không hiểu Tám khen chị KIM TIÊM giỏi cái gì, hay là khen đểu ?

    Trả lờiXóa
  5. Có bộ trưởng dịch tễ nên mấy năm vừa qua luôn có vấn đề về thuốc phòng và tiêm phòng dịch bệnh.

    Trả lờiXóa
  6. Các hội đồng vô can à.

    Trả lờiXóa
  7. Gọi là thỉnh giảng mà thôi, chứ bà Tiến này đâu có công trình nào được nêu danh. Người ta mời bà ấy thỉnh giảng với tư cách bộ trưởng y tế để có cái nhìn toàn cảnh về việc phòng chống dịch bệnh ở các quốc gia kém cỏi như Việt Nam để xây dựng chương trình viện trợ hoặc vạch kế hoạch giúp WHO phát triển chiến lược, vậy thôi!

    Trả lờiXóa
  8. Một lần nữa có đôi lời về việc học vị học hàm ở nước mình. Từ 1975 về trước thời Bộ trưởng Tạ Quang Bửu số TS, PTS cộng dồn khoảng chưa đến hai nghìn. Sau đó TS nở rộ như nấm sau mưa, GS cũng lắm nhất là đào tạo trong nước. Nhiều người trượt nghiên cứu sinh thời Tạ Quang Bửu thì đến thời Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ không ít người thành TS.
    Có một lần vào những năm 80 thế kỷ trước ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng biết chuyện ít học mà thành TS ông hỏi tại một phiên họp Chính phủ là bao nhiêu tiền thì 'mua' được danh TS. Với tôi thì buồn vì ngài TTg biết mà không chấn chỉnh được. Rồi năm 1998, ông Lê Xuân Tùng phàn nàn tại hội nghị các siêu VIP về việc cấp phó của ông rất ngại đọc sách mà lĩnh bằng TS với một câu bình phán: 'có bằng TS mà dấu như mèo dấu cứt'. Một vị nữ thượng thư bộ 'heo' ít học cũng có bằng TS, lại PGS nữa chứ, đến mức thuộc cấp là ĐTH phàn nàn: vẫn biết là dốt, nhưng dốt đến thế mà ngồi ngôi cao thì không chịu được. Còn dân chúng thì có ca dao hò vè: Việt Nam có chuyện nực cười, chưa hết lớp mười cũng phong giáo sư.

    Trả lờiXóa
  9. Nói như "cựu" Lệ Doãn Hợp, Việt Nam ta đã đến giai đoạn "phổ cập" giáo sư.

    Trả lờiXóa
  10. Giá 3.000.000đ 1 bằng tiến sĩ bán nhan nhản ở Hà Nội. Tăng thêm chút đỉnh chắc chắn sẽ có bằng giáo sư trong vòng 10 ngày. Mách nước cho bà Kim Tiêm! Ráo sư chuyên ngành buôn lậu thuốc ung thư giả.

    Trả lờiXóa
  11. nguyên vụ thuốc ung thư giả bà này xứng đáng là mẹ của các giáo sư phó giáo sư tiến sỹ rồi

    Trả lờiXóa
  12. Nếu có tội thì đã bị xử như ông Thăng hay tướng Vĩnh mới đây.

    Trả lờiXóa