Tam quan mới tinh mọc lên ở chùa Bổ Đà. Ảnh: Hà Phạm.
Quảng Nam: Cho vay không tính lãi để tu sửa di tích
Tu bổ di tích như tu sửa nhà cửa
TPHCM: Kiến nghị tu sửa mái ngói Nhà thờ Đức Bà
Biến không thành có
Một số du khách trở lại vãn cảnh chùa Bổ Đà ngạc nhiên thấy tam quan mới, hoành tráng án ngữ tại Bổ Đà. Theo lãnh đạo UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang), tam quan dự kiến khánh thành dịp lễ hội chùa Bổ Đà vào giữa tháng 2 âm lịch này. Ngoài tam quan xây mới toanh, các hạng mục của di tích Bổ Đà vẫn được giữ nguyên. Chùa Bổ Đà được công nhận di tích quốc gia đặc biệt năm 2016, là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất miền Kinh Bắc. Đây cũng là trung tâm phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm. Bổ Đà có vườn tháp đẹp và lớn nhất nước. Hệ thống tượng Phật thời Lê bằng gỗ được lưu giữ khá đầy đủ ở đây, cùng với kho di sản Hán-Nôm phong phú như bia đá, hàng trăm cuốn kinh sách trong đó có bộ mộc bản kinh Phật thiền phái Lâm Tế cổ nhất Việt Nam, được khắc vào khoảng năm 1741.
Một trong những điểm độc đáo của chùa Bổ Đà theo TS Nguyễn Hồng Kiên, chủ biên cuốn Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu viện Bảo tồn di tích ở chỗ “chùa không có tam quan dù có tới hai lớp cổng nối nhau bằng các trình tường bằng đất”. “Mặc dù có nhiều hạng mục công trình, nhưng ở chùa Tứ Ân lại không có tam quan… Lối chính vào khu nội tự nằm phía Tây và phải đi qua hai lớp cổng cách nhau khoảng 50m. Đoạn đường giữa hai cổng rộng khoảng 2m, lát đá sa thạch, hai bên có tường đắp đất cao hơn 2m”- trích trong cuốn “Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu viện Bảo tồn di tích”, trang 211.
Được biết, Chính phủ đồng ý chủ trương và giao UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch và Đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà, trình Thủ tướng phê duyệt. Giữa năm 2016, đoàn công tác do lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa, Bộ VHTTDL lên kiểm tra địa điểm xây dựng tam quan chùa Bổ Đà. Tại thời điểm đó, Cục đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Việt Yên chỉ đạo nhà thầu và BQL Di tích chùa Bổ Đà lựa chọn mẫu cổng Tam quan phù hợp với văn hóa tôn giáo của đạo Phật, hoàn thiện hồ sơ thiết kế phù hợp thực tế và mặt bằng của ngôi chùa.
Vô minh?
“Việc xây dựng tam quan này là hành động vô minh. Bởi, được coi là chốn Tổ, tổ tiên nhiều đời chắc chắn không lơ đễnh đến mức quên không dựng tam quan ở chùa Bổ Đà”. “Làm thêm, làm mới một công trình trước nay di tích không hề có, không thể được coi là trùng tu-tôn tạo, nhất là đây lại là một di tích quốc gia đặc biệt”, TS Nguyễn Hồng Kiên nói. Theo TS Kiên, đồng chủ biên cuốn sách mới được Viện Bảo tồn di tích xuất bản: “Không có tam quan là một giá trị đặc biệt độc đáo của chùa Bổ Đà. Đặc điểm này ở chùa Bổ Đà (và một số ngôi chùa khác) là nét độc đáo không chỉ về kiến trúc, mà cả về tôn giáo tín ngưỡng”.
Theo một số tư liệu để lại, chùa Bổ Đà được xây dựng lại vào thời Lê Trung Hưng đầu thế kỷ 18. Chùa thờ Tam giáo-Quán Thế Âm Bồ tát, Trúc Lâm Tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang) và Khổng Tử. Một số nhà nghiên cứu lo ngại, việc xây mới một số hạng mục ở nhiều di tích đang trong tình trạng khoác lên chiếc áo trùng tu, tôn tạo và tu bổ di tích một cách vô tội vạ.
Nguyên Khánh
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét