"TẢN VIÊN SƠN THÁNH - DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN VÀ"
Hoàng Quốc Hải
Sau
tập sách “Ca trù phía sau đàn phách”
ra mắt bạn đọc rất ấn tượng, tới nay tiến sỹ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện đã dịch,
biên khảo thêm ba, bốn đầu sách khác. Đặc biệt cuối năm 2017, ông trình làng
thêm một đầu sách nữa, đó là cuốn “Tản
Viên sơn thánh-Di tích và lễ hội Đền Và”.
Về
cuốn “Ca trù phía sau đàn phách” lấy
phần hồn và cả phần cốt từ một luận văn khoa học bậc tiến sĩ của chính tác giả,
để chuyển nó sang sách, thể khảo cứu. Điều này chứng tỏ Nguyễn Xuân Diện có tài
năng đích thực. Và danh hiệu tiến sĩ đối với ông là xứng đáng. Đáng được trân
trọng!
Đang tiết xuân, mùa lễ hội nở rộ. Nào, ta thử xem tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện dẫn ta vào lễ hội Đền Và như thế nào.
Lễ hội Đền Và là một trong những lễ hội lớn và quan trọng vào bậc nhất của các tỉnh phía Bắc nước ta.
Lễ hội Đền Và đã được xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016. Nhưng trước đó, từ năm 1964, Đền Và đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Đền Và thờ đức thánh Tản Viên, một thượng đẳng tối linh thần, đứng đầu trong hàng Tứ bất tử của nước ta.
Đền Và tọa lạc trên đất thôn Vân Gia thị xã Sơn Tây, thuộc xứ Đoài, là Đông cung, trong bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc thờ đức Tản Viên sơn thánh.
Từ cổ xưa, các học giả viết về lễ hội thường gồm có hai phần: khảo và tả.
Phần khảo, là khảo về Thần tích, Thần phả. Thần tích, Thần phả gồm có chính bản, phụ bản và các dị bản.
Phần tả, là tả về quy trình lễ hội. Tức là các bước của lễ thức, từ mở cửa đền, bao sái đồ thờ, kiệu rước thánh, các đồ lấy nước giữa dòng về làm lễ mộc dục (tắm tượng) v.v… Việc cắt cử người vào từng việc, rồi cỗ bàn cúng thánh gồm những món gì, khi nào tế, khi nào dâng cúng v..v… nằm trong một trình tự, lớp lang hết sức chặt chẽ, qui củ, không một chút sai biệt, và không được phép sai biệt. Sau đó là diễn tiến của hội.Các phần này, tác giả trình bày theo một trình tự rất chặt chẽ, khoa học, tưởng không cần nhắc lại.
Đang tiết xuân, mùa lễ hội nở rộ. Nào, ta thử xem tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện dẫn ta vào lễ hội Đền Và như thế nào.
Lễ hội Đền Và là một trong những lễ hội lớn và quan trọng vào bậc nhất của các tỉnh phía Bắc nước ta.
Lễ hội Đền Và đã được xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016. Nhưng trước đó, từ năm 1964, Đền Và đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Đền Và thờ đức thánh Tản Viên, một thượng đẳng tối linh thần, đứng đầu trong hàng Tứ bất tử của nước ta.
Đền Và tọa lạc trên đất thôn Vân Gia thị xã Sơn Tây, thuộc xứ Đoài, là Đông cung, trong bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc thờ đức Tản Viên sơn thánh.
Từ cổ xưa, các học giả viết về lễ hội thường gồm có hai phần: khảo và tả.
Phần khảo, là khảo về Thần tích, Thần phả. Thần tích, Thần phả gồm có chính bản, phụ bản và các dị bản.
Phần tả, là tả về quy trình lễ hội. Tức là các bước của lễ thức, từ mở cửa đền, bao sái đồ thờ, kiệu rước thánh, các đồ lấy nước giữa dòng về làm lễ mộc dục (tắm tượng) v.v… Việc cắt cử người vào từng việc, rồi cỗ bàn cúng thánh gồm những món gì, khi nào tế, khi nào dâng cúng v..v… nằm trong một trình tự, lớp lang hết sức chặt chẽ, qui củ, không một chút sai biệt, và không được phép sai biệt. Sau đó là diễn tiến của hội.Các phần này, tác giả trình bày theo một trình tự rất chặt chẽ, khoa học, tưởng không cần nhắc lại.
Tuy
nhiên, còn phần bóc tách các tầng văn hóa đã tích hợp trong thần tích, sự tích
đức thánh Tản trong tiến trình lịch sử mấy ngàn năm, kinh qua nhiều thời đại,
chưa thấy nhà khảo cứu nào làm được một cách công phu, khoa học và minh định rạch
ròi, chuẩn mực như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã trình bầy trong công trình khảo
cứu công phu này.
Thật
ra với lễ hội dân gian truyền thống, thường diễn ra trong nông thôn nước ta từ
Bắc chí Nam,
phần lớn là hội làng. Và thường diễn ra vào mùa xuân. Rải rác có một số hội được
tổ chức vào mùa thu. Các hội có qui mô vùng, miền hoặc trong toàn quốc, con số
đếm không đủ trên mười đầu ngón tay. Hội toàn quốc, duy nhất có Hội Đền Hùng,
mãi tới năm 2000 mới ra đời.
Thánh
Tản có vị trí cao nhất trong hàng ngũ thượng đẳng thần.
Trong
Tứ Bất Tử, ngài giữ ngôi vị số 1. Theo điều tra xếp hạng trong ngôi vị Tứ bất tử
của Nguyễn Xuân Diện thì 3 vị trí đầu: Tản Viên sơn thánh, Chử Đạo tổ (Chử Đồng
Tử), Thánh Gióng là ổn định. Duy có vị trí thứ tư là có sự thay đổi. Từ Đạo Hạnh,
Nguyễn Minh Không mỗi người xuất hiện một lần trong các công trình nghiên cứu của
người xưa. Tiếp đến và thay thế hai vị trí của Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không
là mẫu Liễu Hạnh.
Cho
tới nay thì vị trí của mẫu Liễu Hạnh coi như ổn định. Liễu Hạnh là tiếp nối vị
trí trong tín ngưỡng Mẫu-Một tín ngưỡng tâm linh cổ xưa nhất của người Việt đã
định hình theo ngôi vị: Tam phủ, với các biểu tượng bằng mầu sắc trang phục của
3 pho tượng nữ thần: Mầu xanh tượng trưng cho rừng cây: Mẹ Cây, nguồn nuôi dưỡng
và nơi trú ngụ của con người từ thời hoang dã xa xưa. Mầu trắng, tượng trưng
cho nước: Mẹ Nước_biểu thị khi con người đã biết xuôi theo các dòng suối tìm kiếm
thức ăn trong nước và ven bờ như tôm cá, rau,củ, quả… Đó là bước tiến khổng lồ. Một tượng mẫu khác
với trang phục mầu vàng,tượng trưng cho đất: Mẹ Đất. Tức là khi con người đã biết
khai thác đất đai để trồng trọt, cấy hái.Đây là bước ghi dấu ấn con người thoát
khỏi thế giới hoang dã,bắt đầu một thời kỳ văn minh mới-văn minh lúa nước.
Tam
phủ tồn tại trong thời gian lịch sử khá dài, cho tới khi Mẫu Liễu xuất hiện vào
khoảng thế kỷ 15-16 và gia nhập điện thần, biến thành Tứ phủ. Biểu tượng của Mẫu
Liễu Hạnh là tượng thần với trang phục màu đỏ. Vậy là từ đó, ta có tục thờ Tứ
Phủ. Mẫu Liễu Hạnh với quyền năng vô biên, tích hợp trong vị thần này đủ ba yếu
tố: Thiên-Địa-Nhân, đó là biểu tượng của học thuyết Tam tài. Có dịp, tôi sẽ trở
lại vấn đề này trong một bài nghiên cứu riêng về Mẫu Liễu và thuyết Tam tài với
điện thờ Tứ phủ.
Tiến
sĩ Nguyễn Xuân Diện đã dày công sưu tầm, và giải mã riêng về nhân thân đức
Thánh Tản, từ khi là một cậu bé mồ côi Nguyễn Tuấn, tới khi thành tài, thành thần,
thành thánh và bóc tách các tầng văn hóa tích hợp trong vị Thánh này, cũng tức
là trình bầy tiến trình tiến hóa về mặt nhận thức tâm linh của cư dân vùng núi,
vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng sông Hồng, cái nôi văn hóa và văn minh của người
Việt cổ. Đó là cả một kỳ công, đòi hỏi tác giả phải có kiến văn sâu rộng. Có kiến
văn chưa đủ, mà còn phải công phu điền dã, sưu tầm các truyện kể dân gian được
gói bọc trong huyền tích, huyền thoại. Và từ đó còn phải giải mã để bóc tách ra
cốt lõi của vấn đề, nhằm tìm ra nguồn gốc.
Tác giả còn cho ta biết cả địa lý, phong thủy nơi lập đền thờ. Lập từ bao giờ, trùng tu tôn tạo bao nhiêu lần, có bao nhiêu hạng mục, chất liệu xây dựng, chất lượng công trình, đánh giá về thẩm mỹ kiến trúc. Giới thiệu tỉ mỉ chữ nghĩa và dịch từ Hán ra Việt các hoành phi, câu đối, đủ cả tên tác giả, tên người cung tiến.
Tác giả còn cho ta biết cả địa lý, phong thủy nơi lập đền thờ. Lập từ bao giờ, trùng tu tôn tạo bao nhiêu lần, có bao nhiêu hạng mục, chất liệu xây dựng, chất lượng công trình, đánh giá về thẩm mỹ kiến trúc. Giới thiệu tỉ mỉ chữ nghĩa và dịch từ Hán ra Việt các hoành phi, câu đối, đủ cả tên tác giả, tên người cung tiến.
Về
phần lễ và phần hội, khảo tả lớp lang, tỉ mỉ. Tục lệ cái gì truyền thừa đến
ngày nay, cái gì đứt gẫy và mất tuyệt. Cung cách mô tả này, khiến người chủ hội,
hoặc ban tổ chức lễ hội có thể coi như văn bản cẩm nang, cứ dựa vào đấy mà phân
công công việc theo từng phân khúc.
“Tản Viên sơn thánh - Di tích và Lễ hội Đền
Và” là công trình khảo cứu của một
cán bộ viện Hán-Nôm,TS Nguyễn Xuân Diện. Tất cả chỉ xoay quanh có một nhân vật
được tôn thờ, đó là Tản Viên sơn thánh, một ngôi đền (di tích)-Đền Và, và một lễ
hội-hội Đền Và. Chỉ có thế thôi mà tác giả viết được cả một cuốn sách tới gần
200 trang.
Tác
giả mô tả không thiếu một thứ gì, từ địa lý, phong thủy của ngôi đền, lịch sử
ngôi đền qua các thời kỳ, kể cả việc xây dựng, trùng tu, tôn tạo. Công việc xây
dựng, nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật sơn, khảm, khắc, soi, trạm các đồ thờ,
hoành phi, câu đối. Chất lượng vật liệu kiến trúc. Phiên âm, dịch (giải nghĩa)
các sắc phong, câu đối, hoành phi. Và tất cả những gì thuộc về lễ và hội.
Những
việc làm trên đòi hỏi tính khoa học, tính kiên nhẫn và có lòng thành kính đối với
các bậc thánh linh đã có công tạo dựng lên mảnh giang sơn gấm vóc này, đối với
người có kiến văn thì trước sau gì rồi cũng làm được. Nhưng còn bóc tách các lớp
văn hóa được tích hợp trong truyền thuyết và tổ hợp trong thần phả, cũng như sự
xuất hiện các pho tượng lạ trong đền mầu trắng như tuyết. Vậy nó xuất hiện
trong hoàn cảnh lịch sử nào, nó là biểu thị của tôn giáo nào? Nó được du nhập
vào Việt Nam
từ thời điểm nào? Và do tầng lớp nào đưa vào. Rồi những yếu tố nội sinh, ngoại
sinh xuất hiện trong các điện thần Việt Nam dựa trên nguyên lý nào, triết
lý nào. Đó là những vấn đề rối rắm, chồng chéo không thể nhìn mà thấy;không thể
đọc mà hiểu ngay được. Và không phải đã kinh qua nghiên cứu triết học và tôn
giáo phương Đông mà thấy được vấn đề đâu. Học với hành là cả một trời cách biệt.
Tất cả những nội dung đặt ra như trên, tác giả đã giải quyết triệt để từng vấn
đề. TS Nguyễn Xuân Diện là học giả hậu bối, nhưng công bằng mà nói, ông đã vượt
hầu như tất cả các bậc tiền bối trong phạm vi nghiên cứu và khảo tả một di
tích, một lễ hội. Do đó “Tản Viên sơn
thánh - Di tích và Lễ hội Đền Và”
là một công trình khoa học nghiêm túc, đạt chất lượng cao, và phương pháp thể
hiện mang tính giáo khoa mẫu mực.
Tuy
nhiên,lễ hội gồm có hai phần quan trọng là Lễ và Hội.
Lễ,
do các chức việc của Hội đền đảm nhiệm.
Hội,do
nhân dân giữ vai trò chủ thể, vừa thực thi vừa sáng tạo.
Trong
công trình này, tác giả thể hiện vai trò của công chúng chưa tương xứng.Mong rằng
sẽ được tác giả lưu ý bổ sung trong lần tái bản gần nhất, để công trình thêm
hoàn hảo.
Sở
dĩ viết nên tác phẩm này, là do Nguyễn Xuân Diện có diễm phúc đầu thai và được
sinh ra từ đất cổ Đường Lâm. Từ khi còn trong bụng mẹ, và suốt tuổi thơ, anh đã
được nuôi dưỡng trong cái nôi văn hóa cổ xứ Đoài. Tới tuổi trưởng thành, anh biết
góp nhặt và chắt chiu từng mảnh vụn của văn hóa dân gian. Anh tích góp và học hỏi
suốt 40 năm, để rồi nó được bùng nổ và thăng hoa trong “Tản Viên sơn thánh - Di tích và Lễ hội Đền Và”.
Hà
Nội Rằm tháng Giêng năm Mậu tuất
(1
tháng 3 năm 2018)
Nhà văn H Q H
_________________________
TẢN VIÊN SƠN THÁNH - DI TÍCH & LỄ HỘI ĐỀN VÀ
Tác giả: Nguyễn Xuân Diện
NXB. Thế Giới. Hà Nội, 2017. 264 trang.
Giấy trắng. Bìa ép nhũ vàng và thúc nổi trên nền màu son.
Giá bìa: 72.000 đ.
Liên hệ mua sách:
Tại Đền Và: Chị Nữ số ĐT: 01 666 824 454.
Tại Hà Nội: Chị Nguyễn Kim Măng – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 098 529 9535 Email: kimmanghn@gmail.com
Đền Và (Đông Cung) là nơi thờ phụng Tản Viên Sơn Tam Vị Đại Vương Quốc Chúa Thượng Đẳng Thần, vị thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử và cũng là đứng đầu bách thần – “khí thế rừng rực thuở đương thời, anh linh tỏa rạng đến muôn sau”.
Đền Và là hành cung do Thánh Tản chọn đất, là nơi Ngài đi tuần du, tắm gội rồi về nghỉ lại, gác lại Gậy tiên, Sách ước. Đây cũng là cung điện để bách quan và trăm họ bái yết Thánh Tản.
Đền Và có kiến trúc đường bệ, đăng đối và thâm nghiêm giữa rừng lim già tĩnh mịch, trong không gian độc lập, là nơi danh sĩ các đời đề thơ văn bày tỏ tấm lòng sùng kính với Đức Thánh Tản.
Lễ hội đền Và là một trong các lễ hội lớn vào bậc nhất và đông vui nhất xứ Đoài; hội tụ sức mạnh cộng đồng và gửi gắm khát vọng về hòa bình và no ấm của muôn dân Đất Việt trong suốt dọc dài lịch sử.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Phần 1: KHẢO CỨU NGỌC PHẢ, DI TÍCH VÀ LỄ HỘI
1. Truyền thuyết và Thư tịch
1.1. Truyền thuyết dân gian
1.2. Thư tịch cổ
2. Khảo cứu về Ngọc phả
2.1. Các bản Ngọc phả (Thần tích)
2.2. Từ truyền thuyết đến Ngọc phả
3. Hình tượng Tản Viên Sơn Thánh
3.1. Những tên gọi của Tản Viên Sơn Thánh
3.2. Các lớp văn hóa của hình tượng Tản Viên Sơn Thánh
3.2.1. Lớp văn hóa tín ngưỡng Việt - Mường
3.2.2. Lớp văn hóa Đạo giáo
3.2.3. Lớp văn hóa Nho giáo
4. Di tích đền Và - nơi Đức Thánh Tản thiết triều
4.1. Kiến trúc đền Và
4.2. Lịch sử xây dựng, tôn tạo đền Và
4.3. Bài trí thần điện và đồ thờ
4.4. Thư tịch Hán Nôm đền Và
5. Lễ hội đền Và, lễ hội lớn nhất xứ Đoài
5.1. Lễ hội Rằm tháng Giêng
5.2. Lễ hội Rằm tháng Chín
Phần 2: DI VĂN HÁN NÔM ĐỀN VÀ
Tản Lĩnh Sơn ngọc phả
Lịch triều Sắc phong
Hoành phi và Câu đối
1. Câu đối ở Nghi môn
2. Câu đối ở Gác trống - Gác chuông
3. Câu đối ở nhà Hữu mạc
4. Hoành phi ở nhà Tiền Tế
5. Câu đối ở nhà Tiền Tế
6. Hoành phi ở Trung cung và Hậu cung
7. Câu đối ở Trung cung và Hậu cung
8. Câu đối trong Tản Viên Sơn Thánh sự tích
Văn bia
Văn bia do Đốc học Sơn Tây Đỗ Doãn Chính soạn năm 1883
Các biển gỗ treo tại nhà Tiền tế
1. Biển gỗ đề thơ của Lại bộ Thượng Thư Nguyễn Khản năm 1783
2. Thơ họa lại của Đốc học Đặng Quỹ và Thương tá Nguyễn Trọng Điển
3. Bài ký leo núi Tản của Thương Sơn Bùi Đàm năm 1902
4. Bài ký về Đền Thượng của Hiến sát sứ Sơn Tây Bùi Đàm năm 1903
5. Bài ký về đền Và của Tuần phủ Sơn Tây Nguyễn Hữu Đắc năm 1909
6. Cuốn thư về đền Và của Phúc Hoàng Phan Đông năm 1912
Thư mục tài liệu tham khảo chính
TẢN VIÊN SƠN THÁNH - DI TÍCH & LỄ HỘI ĐỀN VÀ
Tác giả: Nguyễn Xuân Diện
NXB. Thế Giới. Hà Nội, 2017. 264 trang.
Giấy trắng. Bìa ép nhũ vàng và thúc nổi trên nền màu son.
Giá bìa: 72.000 đ.
Liên hệ mua sách:
Tại Đền Và: Chị Nữ số ĐT: 01 666 824 454.
Tại Hà Nội: Chị Nguyễn Kim Măng – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 098 529 9535 Email: kimmanghn@gmail.com
Đền Và (Đông Cung) là nơi thờ phụng Tản Viên Sơn Tam Vị Đại Vương Quốc Chúa Thượng Đẳng Thần, vị thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử và cũng là đứng đầu bách thần – “khí thế rừng rực thuở đương thời, anh linh tỏa rạng đến muôn sau”.
Đền Và là hành cung do Thánh Tản chọn đất, là nơi Ngài đi tuần du, tắm gội rồi về nghỉ lại, gác lại Gậy tiên, Sách ước. Đây cũng là cung điện để bách quan và trăm họ bái yết Thánh Tản.
Đền Và có kiến trúc đường bệ, đăng đối và thâm nghiêm giữa rừng lim già tĩnh mịch, trong không gian độc lập, là nơi danh sĩ các đời đề thơ văn bày tỏ tấm lòng sùng kính với Đức Thánh Tản.
Lễ hội đền Và là một trong các lễ hội lớn vào bậc nhất và đông vui nhất xứ Đoài; hội tụ sức mạnh cộng đồng và gửi gắm khát vọng về hòa bình và no ấm của muôn dân Đất Việt trong suốt dọc dài lịch sử.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Phần 1: KHẢO CỨU NGỌC PHẢ, DI TÍCH VÀ LỄ HỘI
1. Truyền thuyết và Thư tịch
1.1. Truyền thuyết dân gian
1.2. Thư tịch cổ
2. Khảo cứu về Ngọc phả
2.1. Các bản Ngọc phả (Thần tích)
2.2. Từ truyền thuyết đến Ngọc phả
3. Hình tượng Tản Viên Sơn Thánh
3.1. Những tên gọi của Tản Viên Sơn Thánh
3.2. Các lớp văn hóa của hình tượng Tản Viên Sơn Thánh
3.2.1. Lớp văn hóa tín ngưỡng Việt - Mường
3.2.2. Lớp văn hóa Đạo giáo
3.2.3. Lớp văn hóa Nho giáo
4. Di tích đền Và - nơi Đức Thánh Tản thiết triều
4.1. Kiến trúc đền Và
4.2. Lịch sử xây dựng, tôn tạo đền Và
4.3. Bài trí thần điện và đồ thờ
4.4. Thư tịch Hán Nôm đền Và
5. Lễ hội đền Và, lễ hội lớn nhất xứ Đoài
5.1. Lễ hội Rằm tháng Giêng
5.2. Lễ hội Rằm tháng Chín
Phần 2: DI VĂN HÁN NÔM ĐỀN VÀ
Tản Lĩnh Sơn ngọc phả
Lịch triều Sắc phong
Hoành phi và Câu đối
1. Câu đối ở Nghi môn
2. Câu đối ở Gác trống - Gác chuông
3. Câu đối ở nhà Hữu mạc
4. Hoành phi ở nhà Tiền Tế
5. Câu đối ở nhà Tiền Tế
6. Hoành phi ở Trung cung và Hậu cung
7. Câu đối ở Trung cung và Hậu cung
8. Câu đối trong Tản Viên Sơn Thánh sự tích
Văn bia
Văn bia do Đốc học Sơn Tây Đỗ Doãn Chính soạn năm 1883
Các biển gỗ treo tại nhà Tiền tế
1. Biển gỗ đề thơ của Lại bộ Thượng Thư Nguyễn Khản năm 1783
2. Thơ họa lại của Đốc học Đặng Quỹ và Thương tá Nguyễn Trọng Điển
3. Bài ký leo núi Tản của Thương Sơn Bùi Đàm năm 1902
4. Bài ký về Đền Thượng của Hiến sát sứ Sơn Tây Bùi Đàm năm 1903
5. Bài ký về đền Và của Tuần phủ Sơn Tây Nguyễn Hữu Đắc năm 1909
6. Cuốn thư về đền Và của Phúc Hoàng Phan Đông năm 1912
Thư mục tài liệu tham khảo chính
Cảm ơn cả người soạn sách và người bình sách. Những sách như thế này ra đời là cực kỳ cần thiết trong lúc này. Giới thiệu kĩ càng, có bài bản về văn hóa truyền thống Viêt Nam cho đồng bào mình nghe để tăng thêm lòng tự hào về lịch sử - văn hóa lâu đời của dân tộc ta là một nhẽ. Nhẽ thứ hai là để chống lại sự xâm lăng của văn hóa Trung Quốc. Bây giờ, TQ đang cho người len lỏi tuyên truyền những luận điệu độc hại, nói rằng văn hóa Việt là học đòi văn hóa Tàu, nhiều người Việt cũng tin như vậy. Họ không có nhiều chứng cứ để chứng minh rằng: Chính TQ đã cướp nhiều sản phẩm văn hóa cổ của Việt, đem về xào xáo lại rồi nhận xằng là của họ. Và cũng trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, người Tàu đã cố dìm hàng, phi tang văn hóa Việt và lừa dối thế giới hòng đánh lận sòng hai nền văn hóa. Không vô cớ mà Nguyễn Trãi đã khẳng định" Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền Văn Hiến đã lâu"...
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa