Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

BÀI ĐẶC BIỆT CỦA TS CHU MỘNG LONG VỀ CẢI TIẾN CHỮ QUỐC NGỮ

PGS.TS. Bùi Hiền. Ảnh: internet.

Chu Mộng Long

VỀ CẢI TIẾN CHỮ QUỐC NGỮ

Ba ngày nay tôi bận công tác tận biên giới Việt – Cam, không theo dõi mạng được. Trước đó tôi đã thấy một bạn share bài viết của PGS.TS. Bùi Hiền, tôi chỉ cười vì... không lạ.

Trong Hội thảo Ngôn ngữ ở Việt Nam – hội nhập và phát triển tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn, vào buổi sáng tại phiên thảo luận chung ở Hội trường 13, có một PGS hói đầu không được ban điều hành chọn báo cáo chính thức đã đứng lên phát biểu về việc cải tiến chữ quốc ngữ để hội nhập và phát triển. Lý do đúng như bài viết của ông Bùi Hiền. Tôi bật cười, vì đây không phải lần đầu tôi được nghe giới ngữ học ở Việt Nam đề xuất.

Buổi chiều, tại tiểu ban ở Hội trường 13, PGS.TS. Lê Đức Luận (ĐH Đà Nẵng) nhắc lại ý kiến của vị đại biểu buổi sáng về sự cấp thiết cải tiến chữ quốc ngữ “để hội nhập và phát triển”. Tôi không nhịn được nên đã đứng lên phản bác thẳng thừng. Tôi bảo đó là sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của không ít “chuyên gia” ngôn ngữ học ở Việt Nam.

Một là, ngôn ngữ, dù là âm thanh hay chữ viết, đều là khế ước của cộng đồng, không cá nhân, thậm chí là nhóm người thiểu số nào, có thể áp đặt một cách duy ý chí. Đến mức quyền lực to như cụ Hồ cũng không thể áp đặt. Bằng chứng: cách viết gi thành j, c thành k, ph thành f, d thành z… của cụ thời đó cũng không ai học tập và làm theo. Ngay cả yêu cầu thuần Việt hóa từ Hán Việt như “nữ ca sĩ” thành “người hát gái”, “nhà hộ sinh” thành “xưởng đẻ”, “phi công” thành “giặc lái”… của cụ cũng chỉ là trò cho thiên hạ mua vui.

Hai là, vì ngôn ngữ là khế ước của cộng đồng và ký hiệu tồn tại có tính hệ thống, cho nên mọi sự thay đổi, dù nhỏ nhất, đều có thể gây rối loạn cả hệ thống và khó có thể được cộng đồng chấp nhận. Sự thực là chỉ thay mỗi y với i mà gần nửa thế kỷ nay vẫn không thống nhất được. Cho nên, đối với ngôn ngữ, một cải tiến dù hợp lý cũng có thể gây khó khăn trong giao tiếp, đặc biệt là tạo ra sự đứt gãy về tri thức và văn hóa. Đó là lý do, mọi nỗ lực của cha ông ta từ chữ Hán chuyển sang chữ Nôm rồi chữ Quốc ngữ như hiện nay phải trải qua hàng thế kỷ và phải trả giá rất đắt. Các văn bản chữ Hán và chữ Nôm cả ngàn năm của cha ông đã và đang trở thành kho tàng bí mật và mai một không thể cứu vãn. Sự thay thế chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ là tình thế bất đắc dĩ với nhu cầu thoát Hán triệt để để có được độc lập, nhu cầu đại chúng hóa giáo dục để nâng cao dân trí, kể cả nhu cầu hội nhập để phát triển.

Ba là, cũng vì tính quy ước và tính hệ thống, cho nên mọi thay đổi về âm lẫn chữ viết đều buộc phải diễn ra rất chậm, từng bước trong nội bộ của cộng đồng. Tính quy ước và tính hệ thống đã tạo nên một sự ràng buộc đến mức một cá nhân hay một nhóm người tham vọng thay đổi khác nào đứng ra thúc đẩy cả một cỗ máy khổng lồ. Để hình thành chữ viết như hiện nay, tiếng Việt (cũng như mọi thứ tiếng) phải chuyển dịch chậm chạp qua hàng thế kỷ bởi sự thỏa thuận chung chứ không do cá nhân hay một nhóm người nào áp đặt tức thời mà được.

Bốn là, chữ viết, dù là ghi âm cũng mang tính võ đoán, tức không có lý do gì cái chữ cái ấy lại ghi cho cái âm ấy. Kí tự vẫn luôn luôn là sự nhận diện của thị giác khác biệt với sự nhận diện thính giác. Cho nên, không chỉ tiếng Việt, đến tiếng Anh, tiếng Pháp với khả năng hội nhập toàn cầu mà vẫn có vô số từ viết một đằng đọc một nẻo. Nhân đây cũng nói luôn, việc báo Đảng chủ trương và duy trì phiên âm tên người nước ngoài là việc làm ngu xuẩn gây lú lẫn cho người đọc. Một cái tên Trump hay Obama, dù người đọc không biết tiếng Anh vẫn nhận diện ra các ông có tên ấy hơn là phải viết thành Trăm, Ô-ba-mơ chẳng ra ông gì.

Năm là, chữ viết có quy luật khác với tiếng nói. Trong lần tranh luận về vụ Từ điển Nguyễn Lân, tôi có viết: "GS. Nguyễn Huệ Chi và TS. Nghiêm Thúy Hằng đồng hóa chữ viết với phát âm, buộc phải chấp nhận âm thanh làm thay đổi chữ viết là nhầm lẫn nghiêm trọng, cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Trong khi chữ viết và phát âm tồn tại độc lập và diễn ra theo quy luật khác nhau. Như trong bài viết về Differance, tôi đã nói, chữ viết không là cái ký sinh và phụ thuộc phát âm. Phát âm có thể lệch chuẩn theo xu hướng bình dân hóa, thổ ngữ hóa, thậm chí địa phương hóa, ngọng hóa… tràn lan, nhưng chữ viết luôn có xu hướng đòi hỏi được chuẩn hóa và thống nhất với tính quy ước rất cao. Đó là 2 quy trình ngược chiều. Hiện tượng Việt hóa Hán ngữ trong ngàn năm Bắc thuộc nằm trong quy luật này: giới nho học vẫn chuẩn hóa chữ viết và âm đọc, trong khi giới bình dân thì thổ ngữ hóa, nôm hóa âm đọc theo cách của họ dẫn đến các biến tấu: hợp chúng quốc = hợp chủng quốc, trú sở = trụ sở, ái tình = tình ái, tình yêu, sáp nhập = sát nhập… Đến khi được Latin hóa thì tất yếu phải ghi nhận âm đọc phổ thông theo hướng đã nôm hóa. Sự chấp nhận này vẫn được sàng lọc và chuẩn hóa bởi 1) Chấp nhận Latin hóa theo cách đọc phổ thông những hiện tượng phù hợp với ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa theo cảm thức và kinh nghiệm, kể cả thẩm mỹ của người Việt. Điều này diễn ra không chỉ đối với Hán ngữ mà ngay cả khi ta vay mượn tiếng Tây, 2) Chọn lựa cái tích cực và phổ biến, loại trừ cái tiêu cực và ít phổ biến để hướng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Trong sáng ở đây mang nghĩa là thông suốt trong giao tiếp.”

Việc đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ như Bùi Hiền và Lê Đức Luận là không theo quy luật nào.

Cuối cùng Lê Đức Luận vẫn cãi với cái lý: “Tại sao người Hán thay chữ phồn thể thành giản thể được mà người Việt ta lại không?” Chẳng lẽ tôi bảo ông ta đổi dòng máu Việt thành dòng máu Hán? Thực ra chữ Hán giản thể không phải chờ đến thời kỳ hiện đại mới có. Lối viết thảo của các nhà thư pháp đã là giản thể và có trước cả ngàn năm. Người rành phồn thể có thể đọc được giản thể và người học giản thể gặp khó khăn không đáng kể khi đọc chữ phồn thể. Nhưng cải tiến như đề xuất của Bùi Hiền và Lê Đức Luận thì coi chừng “em ôm chặt anh” viết thành “em ôm cặt anh” và ngược lại “Tiến sĩ dụ con nít” bị đọc thành “Tiến sĩ đụ con nít”!

Xem ra không một Bùi Hiền mà có cả Lê Đức Luận, không một Lê Đức Luận mà có cả Nghiêm Thúy Hằng… hiểu sai và chơi ngông chơi trội để móc dự án tiêu tiền. Nếu không thì là do mấy ngài giáo sư tiến sĩ ngữ học của ta hồi nhỏ từng bị phạt viết sai chính tả nên thù địch với chữ viết hiện hành!

47 nhận xét :

  1. "...Nhưng cải tiến như đề xuất của Bùi Hiền và Lê Đức Luận thì coi chừng “em ôm chặt anh” viết thành “em ôm cặt anh” và ngược lại “Tiến sĩ dụ con nít” bị đọc thành “Tiến sĩ đụ con nít”!..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là trò đánh lạc hướng dư luận về những Focmosa và vô vàn những vụ tham nhũng hiện nay...

      Xóa
    2. Trí thông minh của con người dù siêu phàm đến mấy cũng hiểu được nhưng ngu như Bùi Hiền và mấy đứa ăn theo thì không thể hiểu nổi.

      Xóa
  2. Viết hay thật.
    Ngoa ngắt mà xác đáng.
    Dữ dội mà thâm thúy.
    Không biết có làm tỉnh ra được mấy cái đầu lú lẫn không.

    Trả lờiXóa
  3. Tiến sĩ Chu Mộng Long đã giải thích rõ ràng bản chất của ngôn ngữ. Thật ngạc nhiên khi ông tiến sĩ Bùi Hiền đã từng là lãnh đạo đại học, lại là Đại học Sư Phạm nữa, mà không biết những điều này thì thật lạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xem về mặt kiến thức thì thấy ông Chu Mộng Long là bặc thầy của các TS ấy rồi!

      Xóa
  4. Gia,trẻ, gái, trai, từ trẻ con đến tuổi đi học đến các bô lão chuẩn bị tinh thần để đi học "i tờ" từ đầu.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết rất hay ! Mong được đào sâu hơn nữa . Cám ơn tác giả .

    Trả lờiXóa
  6. Tay TS này với sự hỗ trợ của bô Zao zuk có thể sẽ được duyệt dự án kinh phí hàng ngàn tỷ lấy từ tiền thuế của dân để chia nhau. Hãy nhớ rằng đã có rất nhiều dự án cải cách giáo dục trong 30 năm qua tiêu không biết bao nhiêu tiền của dân mà zaos zuk vẫn rối như canh hẹ. Năm 1986 đã có một cuộc thi viết Quốc ca mà sau này trở thành trò hề... tất cả mọi việc đều có thể xảy ra.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi có khả năng viết rất chuẩn ngữ pháp tiếng Việt. Gần như không bao giờ sai giữa "x" với "s"., "l" với "n".,"tr" với"ch"... nhưng đôi khi cũng rất băn khoăn giữa "i" với "y" trong "chiến sỹ" hay "chiến sĩ"...Đồng thời cũng thấy rất vô duyên giữa "ng" với "ngh" nhưng tôi vẫn phải chấp hành luật lệ về chính tả.
    Và đôi khi cũng gặp phiền toái, ví dụ : Nộp tiền vào TK cho đứa cháu gái ngoài quê : Nguyễn Thị Qui. Mấy ngày sau cháu vẫn báo là chưa thấy tiền về TK.Ra NH hỏi lại thì chủ TK là Nguyễn Thị Quy - thế có chết không.
    Hay là có người Bạn tền là Cương. Nhưng khi viết vào biên bản công việc thì Bạn bảo là: Tên tao là Kương.Tôi xin Bạn xem giấy tờ tùy thân thì tất cả đều là Kương.(thế đấy).
    Như vậy để nói rằng, chỉ một sự thay đổi của một cấu trúc nhỏ ( một chữ) đã là một vấn đề lớn.
    Vậy thì thay đổi gần như toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ , chữ viết của một số Ông trí thức đề xuất liệu có nên chăng ?

    Trả lờiXóa
  8. Chết tui ! Ông Chu Mộng Long này đưa ra cái thí dụ nghiệt ngã quá . Hàng chữ viết theo lối mới là :"Em ôm cặt anh " thì khi nào đọc là em ôm "Chặt" anh ? Khi nào đọc là :em ôm "cái ấy" của anh ? Ông Bùi Hiền ơi ! Nếu ông viết như vậy nhỡ vợ ông không thực hành đúng ý ông thì ông có tức lộn ruột không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo ông Bùi Hiền thì câu "em ôm chặt anh" và "em ôm cặt anh" đọc như thế nào là phụ thuộc vào "ngữ cảnh" mới xác định được ạ.

      Xóa
  9. Chu Mộng Long,ơi Chu Mộng Long
    Bài này thì bái phục quý ông
    Sao không viết sớm dăm ngày trước
    Xã hội loạn vì mấy kẻ ngông?
    HƯƠNG DƯƠNG THU

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. [Nhưng cải tiến như đề xuất của Bùi Hiền và Lê Đức Luận thì coi chừng “em ôm chặt anh” viết thành “em ôm cặt anh” và ngược lại “Tiến sĩ dụ con nít” bị đọc thành “Tiến sĩ đụ con nít”!]
      - Liệu có đảm bảo tiếng Việt còn trong sáng? Cám ơn Chu Mộng Long, ông viết bài chỉ giáo thật rõ ràng và rất thấm thía!

      Xóa
  10. cái chữ của ông Hiền giống như cách đọc và phiên âm chữ Tầu, có lẽ ông ta chuẩn bị cho dân Việt hội nhập với Tầu chăng ????

    Trả lờiXóa
  11. Đọc bài này của ông CML , người am hiểu sâu sắc về ngôn ngữ , học thuật mình sáng ra nhiều ý và càng thấy rõ hơn mấy kẻ háo danh ( có thể bị tâm thần ) đã dốt chữ nghĩa lại hay bày trò tếu táo làm vẩn đục môi trường ngôn ngữ học.

    Trả lờiXóa
  12. Công nhận tấm ảnh này của ông Bùi Hiền trông như người đang ngáo đá!

    Trả lờiXóa
  13. Lê Đức Luận này ngu quá ! chữ viết của Trung hoa khác với Việt Nam .
    Chữ viết VN dùng mẫu tự la tinh , còn chữ viết Trung hoa dùng mẫu tự gì, Luận biết không Luận ? Dốt vừa thôi nhé !

    Trả lờiXóa
  14. Mấy bác mắc mưu của giặc Tàu cộng rồi đấy ạ !
    Đây là thủ đoạn định hướng dư luận VN.để khỏi quan tâm đến
    vận mệnh đất nước và dân tộc đang đi vào hoạ Hán hoá !

    Trả lờiXóa
  15. Xin cảnh báo.
    Ông Bùi Hiền chỉ đang làm việc được giao của một "Lạc dẫn viên" kiêm "Pha loãng viên" của thằng bán bóng cười quán cà phê.
    Xin đừng sa vào cái bẫy đó mà phản biện hăng say đến quên đi mất những bức xúc nghiêm trọng của xã hội.

    Trả lờiXóa
  16. Bài viết hay thật nhưng tôi đề nghị quí vị nên dừng lại ở đây. Bởi vì, chúng ta bàn cãi vấn đè nầy nhiều quá là mắc mưu Tuyên giáo rồi đấy. Họ cố tình lái dư luận để dư luận không quan tâm đến những vấn đề khác lớn hơn nhiều. Chiêu trò nầy họ đã từng lám nhiều lần rồi và lần nào cũng thành công, quí vị không thấy sao?

    Trả lờiXóa
  17. Em chỉ mong nước ta đừng có thêm giáo sư tiến sỹ nào nữa. Khổ lắm rồi ông záo zuk ơi!?

    Trả lờiXóa
  18. Tôi có công trình nghiên cứu mới đấy, tôi sẽ cắt cái của quý ghép vào cổ nó sẽ hay hơn bình thường các bạn có đồng ý không

    Trả lờiXóa
  19. Bài của ông CML quả thật rất thuyết phục và bật lên tiếng cười chua chát cho các vị GS, TS ngôn ngữ học VN như ông Bùi Hiền..Năm nay ông Bùi Hiền đã 83 tuổi, chẳng lẽ định làm cú chót dự án "cải cách chữ viết" kiếm tiền tiêu chăng?

    Trả lờiXóa
  20. Tôi được nghe ông Bùi Hiền trả lời phỏng vấn. Ông ấy huyên thuyên thật! Không tính đến hàng ngàn hệ luỵ nếu viết theo cách của ông ta. Đầu ngắn thật, chỉ khoái việc tiết kiệm 8% giấy in và 8% công viết! Đúng là già lú lẫn quá nhiều rồi! Kể cũng lạ, thích nổi tiếng mặc dù bị nguyền rủa! Các bạn tìm bài trả lời phóng vấn của ông ta trên VTC, ngu hết chõi nói, ngu hết phần người khác!
    Đề nghị bác Chu Mộng Long bình luận bài trả lời phỏng vấn! Chie có bác mới đủ trình để vạch mặt ông ta thay chúng tôi! Nói cho ông ta bẽ mặt. Khôn thì im mồn đi, đừng ngáo đá nữa! Gia đình ông ấy chắc đang xấu hỏi lắm!

    Trả lờiXóa
  21. Bài CML quả sâu sắc. Thêm một chút lưu ý ạ: hihj,... cái ông Lê Đức Luận này vốn nổi tiếng là..."đã dốt lại tỏ ra nguy hiểm"(xem thêm vụ : Hoàng Tuấn Công trên trang nhà Tễu này: "pgs.ts lê đức luận lại "bắt lỗi" hoàng tuấn công..."

    Trả lờiXóa
  22. Tôi thấy ông Hiền chỉ nó lợi ích cách viết của ông ấy tiết kiệm 8% giấy cho nhà in và 8% công viết. Lạ nhỉ, chỉ có thế thôi ư. Thế còn hàng ngàn hệ lụy khác về kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật...thì tính thế nào đây. Chả lẽ tiết kiệm được 8% giấy in mà cả nước phải học lại, phải cải chính giấy tờ tùy thân, phải viết lại sách giáo khoa...và nước ta cứ loanh quanh chuyện này mà tụt hậu hàng trăm năm? Không đòi hỏi nhà ngôn ngữ có phát kiến bảo vệ môi trường nhưng trách nhiệm xã hội của nhà ngôn ngữ là làm thế nào để chúng ta phát triển nhanh thông qua công cụ ngôn ngữ. Quốc ngữ là quan trọng lắm! Tôi đảm bảo dùng chữ "kiểu Bùi Hiền" (tam gọi như vậy) trong văn bản pháp luật của nhà nước, văn kiện của Đảng và công văn, giấy tờ hành chính...có lẽ cả nước phát khóc. Đang bình thường, tự nhiên như có người chọc gậy bánh xe! Tôi thấy nghiên cứu khoa học là cần thiết, nhưng mỗi ngành khoa học cùng góp sức chung cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ....Nghiên cứu tự thân không có hại gì, nhưng những thứ như trêu ngươi mà làm ồn ào xã hội thì quả thật đã là sự lãng phí thời gian vật chất của xã hội rồi!

    Trả lờiXóa
  23. <>
    ôi đau quá! đau mà không la lên được!

    Trả lờiXóa
  24. Một nền GD thụt lùi thế nào mới sinh ra các loại Gà sống- Thiến sốt như các ông Bùi Hiền, Lê Đức Luận,...như thế chứ ! Và đó chính là hậu quả của thể chế CT độc quyền !

    Trả lờiXóa
  25. Rất đồng tình với ý kiến của ông Chu Mộng Long. Đây là loại GS TS học gạo, tưởng mình là đệ nhất thiên hạ. Chỉ tốn cơm gạo và tiền thuế của nhà nước của nhân dân. Người ta nói " xấu hay làm tốt dốt hay khoe chữ". Những trí thức kiểu này chỉ kéo lùi sự phát triển của xã hội thôi.

    Trả lờiXóa
  26. Đánh bóng tên tuổi chứ? cả đời chẳng ai biết đến các ông bà trên là tiến sỹ cả. Nhưng lòi ra loại TS tâm thần! Hiểu biết thật nông cạn, Giả sử theo loại tâm thần ấy, chúng ta phải in lại tất cả..Riêng sách giáo khoa cũng đã mất hàng trăm tỷ! Lại khối ông sướng cho coi! BGD lại lên đồng cả lũ.

    Trả lờiXóa
  27. Ăn không ngồi rồi làm chuyện tào lao, đúng là hết chỗ nói,tiếng việt đã có hàng trăm năm nay vậy mà bây giờ đùng một cái nói doi, có khi nào là tay sai của bọn tàu ko ta

    Trả lờiXóa
  28. Tiếng việt đa có hàng trăm năm nay vậy mà ông Bùi hiền này là tào lao nhất ,đúng là loại ăn không ngồi rồi đi làm chuyện tào lao, đúng là già đầu 3 thứ tóc nhưng vẫn còn ngu

    Trả lờiXóa
  29. Tiếng việt đa có hàng trăm năm nay vậy mà ông Bùi hiền này là tào lao nhất ,đúng là loại ăn không ngồi rồi đi làm chuyện tào lao, đúng là già đầu 3 thứ tóc nhưng vẫn còn ngu

    Trả lờiXóa
  30. Ông Bùi Hiền này hình như là tiến sĩ chuyên tu, tại chức hay lò ấp gì đấy! Ông Hiền này muốn xây dựng cơ cấu chữ viết mà không có được những lý thuyết nghiên cứu về ngôn ngữ học như tiến sĩ Chu Mộng Long. Ông Hiền này quẳng ra một đống những mẫu tự rồi bảo toàn dân phải nghe! Không nghe thì ông "oánh" bỏ mẹ! Có phải thế không? Ông Bùi Hiền?

    Trả lờiXóa
  31. Theo tôi nhận xét,bài viết chính xác. Nhất là câu cuối cùng!

    Trả lờiXóa
  32. Ông Hiền ăn cắp bảng ký âm vị, chôm hơn 70 % trong bảng hệ thống âm vị phụ âm( bảng này phần cách đọc cũng sai tè le).
    Các trường sư phạm đều dạy cho sinh viên khoa ngôn ngữ phần này mà

    Trả lờiXóa
  33. Thật là ngu quá. Ông BH nói là cứ theo cách viết của ông sẽ "lợi vô cùng về kinh tế". Ôi, sao lại nghĩ nông cạn đến mức quái đản như vậy. Cứ 8% này nọ nhưng BH có biết rằng, khi đổi tên 1 đường phố thôi đã tốn kém cả triệu USD? Vậy cần bao nhiêu tỉ USD để đổi cách viết tên các tỉnh? Thiển cận, dốt nát lại còn gân cổ lên cãi lấy được. Thà rằng cứ nói "tôi chấp nhận mọi giá, miễn là được nổi tiếng" như mấy cô người mẫu, ca sĩ, hoa hậu...vì nhìn các cô ấy nổi tiếng mà tôi thèm đượ như vậy".
    Lão Nguyễn Văn Lợi gọi dân cư mạng ném đá ông BH là "hội chứng bầy đàn". Cái lão này lại muốn nổi tiếng bằng mọi giá đây, lại bị nguyền rủa đây. Hay nhỉ, mấy tay "ngôn ngữ" chả được ai để ý nay tìm mọi cách "chọc ngoáy" để kiếm gạch xây nhà.

    Trả lờiXóa
  34. Hãy mặc kệ cái chuyện giời ơi này đi, không bao giờ nó thành hiện thực đâu. Cứ xem đấy, chưa áp dụng đã vỡ mặt rồi!
    Kệ nó, lao vào phản biện làm gì, bọn khựa nó thấy nó cười thầm trong bụng (nhà sắp sập mà còn ngồi cãi vã chuyện rau muống nên xào hay luộc), xã hội hết chuyện rồi sao?

    Trả lờiXóa
  35. Đỉnh cao tiến sỹ XHCN

    Trả lờiXóa
  36. Nếu đọc rõ một chút thì nó đọc ra tiếng tàu chứ không còn là tiếng Việt,đây chỉ là thằng TS vô văn hóa bán rẻ cội nguồn văn hóa dân tộc

    Trả lờiXóa
  37. Trong Nam, chữ 'con buồi' được trẻ nhỏ dùng thay 'con cặt', chữ 'hiền', tiếng Nôm cũng dùng như chữ 'hèn' do đó tên tác giả là 'Buồi Hèn' thay vì tên cúng cơm 'Bùi Hiền' đáng kính.
    LVD

    Trả lờiXóa
  38. Ông Bùi Hiển - Đích thực lại thêm một minh chứng rất sống động cho cái "Thành quả" thảm hại của cái "LÒ ẤP TIẾN SĨ" của Việt nam ta.

    Trả lờiXóa
  39. Giặc đây chứ giặc đâu

    Trả lờiXóa
  40. Không biết đến phiên chợ Viềng “mua may bán rủi” vào rạng sáng mùng 7 tháng giêng âm lịch hàng năm thì người ta có bán trục trặc không các bạn nhỉ ?? Nếu có bán thì theo đề xuất cải cách tiếng Việt mới thì người ta mua bán trục trặc này là : “Mua cục cặc không em ??”, “Chị mua cục cặc không ạ ??” thì có được không ạ ???

    Trả lờiXóa
  41. Càng già càng phản quốc

    Trả lờiXóa
  42. Này Bùi Hiền, Đức Luận: Không có việc gì làm thì về rửa chén, đuổi gà cho vợ phỏng có ích hơn không? Rởm tai quá.

    Trả lờiXóa