NÉT VÀNG SON TRÊN NỀN GIẤY GẤM
Nguyễn Xuân Diện
Ngày nay, vào thăm các đình miếu hoắc các gia đình dòng dõi, thảng hoặc ta còn được trông thấy các bản sắc phong, mà nét vàng son còn ánh lên như nhắc nhớ đến một dĩ vãng đẹp đẽ của ngày xưa cũ, dù thời gian có vô tình cũng không làm phôi pha…
Một cảm xúc về sự hiển linh của thần, sự uy nghiêm của quyền lực và cả sự choáng ngợp, khâm phục trước vẻ đẹp của tờ giấy sắc (giấy dùng viết sắc chỉ, sắc phong) qua kỹ thuật làm giấy của người xưa. Ít ai biết được, nghề làm giấy gấm viết sắc phong là độc quyền của một dòng họ cư trú ở Hà Nôi, trải đã mấy trăm năm.
Sắc phong gồm có hai loại: phong cấp, khen ngợi, tưởng thưởng cho những người có công (giống như một giấy khen, một giấy bổ nhiệm chức vụ) và loại sắc phong phẩm trật cho thần linh (theo thường niên , hoặc một dịp lễ lạt nào đó). Loại thứ nhất là tài sản chung của dòng họ được cất giữ trong các nhà thờ họ của các gia tộc có các vị tiên liệt có công với vua, với nước. Loại thứ hai là tài sản của cộng đồng làng xã, được cất giữ tại đình làng hoặc đền thờ miếu. Hiện nay bản sắc phong được cho là cổ nhất của Việt Nam đang được đặt trong một ngôi đình cổ thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy (Thái Bình). Hai đạo sắc này có niên đại Hồng Đức 23 (1492 ) và Hồng Đức 28 (1497) đời Lê Thánh Tông, thế kỷ XV, cách nay đã hơn 500 năm, tức là nửa thiên niên kỷ.
Việc được nhận sắc phong thần ngày xưa là một việc rất hệ trọng của làng xã, và việc đón rước sắc phong là một nghi lễ đặc biệt. Sách cổ “Đại Phùng tổng khoán ước” thời Lê, thế kỷ XVIII (Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm) còn ghi: “Nghi thức ban sắc phong : Sắc đưa về đến đình, chép thêm ra một bản, giống như bản chính (đều dùng giấy vàng mực đen, lấy người có chữ đẹp trong thôn viết đằng tả), rồi lập một hương án, đặt lên, vái 5 vái (thay thần tạ ơn vua). Sau đó hóa bản sao đi, còn bản chính thì rước vào trong đình".
Hàng năm, đến ngày hội làng, rất nhiều làng có lệ rước sắc từ nghè hoặc miếu ra đình, mà đoàn rước sắc bao gồm đủ các nghi trượng trang trọng nhất. Trường hợp làng Triều Khúc, Hà Nội là một ví dụ. Giấy sắc còn gọi là giấy Nghè (giấy do họ Lại ở làng Nghĩa Đô – làng Nghè (Hà nội) chế ra và dâng vào triều đình).
Cụ Lại Phú Bàn. Ảnh: Thái A. |
Theo
gia phả và lời truyền trong dòng họ Lại thì cụ tổ của họ này là Lại Thế Giáp –
con rể của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng. Con gái của Trịnh Tráng là Cung phi Diệm
Châu, hiệu Từ An, khi đó thấy họ nhà chồng còn nghèo, mới tâu xin nhà chúa và
vua Lê cho họ Lại được đời đời làm giấy sắc dâng vào triều đình. Họ Lại còn có
cụ Lại Phú Vinh được phong đến tước Đô Thịnh hầu, giữ chức Phụ Quốc tướng quân,
Đô Chỉ huy sứ ty, Ngự dụng giám Kim Tiên cục trông coi và quản lý nghề làm giấy
sắc cho triều đình. Dân gian có câu:
Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô,
Quanh năm làm giấy cho vua được nhờ.
Lại còn có câu:
Họ Lại làm giấy sắc vua
Làng Láng ké cờ mở hội hùng ghê!
Họ Lại làng Nghĩa Đô khởi nghiệp làm giấy sắc từ thời Lê – Trịnh, và phát triển suốt mấy trăm năm.
Giấy sắc là loại giấy quí. Quý trước hết là ở nguyên liệu để vẽ lên bề mặt giấy là vàng, bạc và kim nhũ. Nhờ nguyên liệu này mà giấy sắc có hình thức và màu sắc đã đẹp lại bền, còn mãi đến hôm nay.
Làm giấy sắc đòi hỏi rất công phu. Theo các cụ ở họ Lại cho biết, làm một tờ giấy sắc cho hàng Nhất phẩm thì phải có 5 người thợ cùng làm một lúc mới có thể xeo nổi một tờ giấy. Giấy để phong cho hàng phẩm cấp thấp hơn (tức là từ Nhị phẩm xuống tới Cửu phẩm), khổ giấy hẹp hơn, cũng phải 3 người thợ làm một tờ. Đấy là nói về xeo giấy. Phần vẽ giấy sắc mới là khâu tinh xảo nhất, đòi hỏi tay nghề cao. Vẽ gồm hai công đoạn: Vẽ chạy và Vẽ đồ. Vẽ chạy là vẽ ra hình rồng mây, hình triện, hoa văn: việc này do những thợ giỏi thực hiện. Vẽ đồ là theo nét vẽ chạy mà mà tô kim nhũ, vàng bạc. Bí quyết của việc làm một tờ giấy sắc theo đúng yêu cầu là ở kỹ thuật đánh vàng, đánh bạc cho tờ giấy. Dụng cụ để làm công đoạn này là cái chày và những cái bát lớn. Để giữ bí quyết, các công việc này được tiến hành ở nơi kín đáo nhất trong nhà, tránh người ngoài học lỏm. Nhà cụ Tám Hoàn ở Nghĩa Đô có bàn thờ lớn, gần bàn thờ là một khoảng rộng, và đó chính là nơi cụ làm công việc đánh vàng, đánh bạc hết sức bí mật này. Cụ đã mất từ lâu, và cũng không truyền nghề cho ai, kể cả con cháu. Cụ chỉ để lại kỷ vật duy nhất là một phiến đá xanh, mặt phẳng lì, rộng 60 x 80 cm.
Giấy phong cho bách quan có 3 hạng. Hạng Nhất, xung quanh khung có vẻ 8 con rồng nhỏ. Mặt trước vẽ một con rồng lớn, ẩn trong mây, gọi là Long ám, mặt sau vẽ hình Tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng). Hạng Nhì, xung quanh khung vẽ mây hoặc họa tiết hồi văn. Mặt trước vẽ một con rồng, mặt sau vẽ Nhị Linh (hai con vật trong Tứ linh). Hạng Ba, xung quanh in triện gấm. Mặt trước vẽ một con rồng: ở giữa và bốn góc in hình Ngũ tinh (Năm ngôi sao). Mặt sau vẽ bầu rượu túi thơ.
Giấy phong cho bách thần cũng có 3 hạng:
Thượng đẳng thần: xung quanh in triện hoa chanh. Phía trước vẽ một con rồng, ở giữa in hình Ngũ tinh, bốn góc in hành Thất tinh. Mặt sau vẽ hình Tứ linh.
Trung đẳng thần: Mặt trước giống như sắc Thượng đẳng thần. Mặt sau vẽ lá và bầu rượu, giữa vẽ hai chữ Thọ liền nhau, gọi là song thọ.
Hạ đẳng thần: Mặt trước giống như hai hạng trên. Mặt sau không vẽ.
Ngày xưa, vì việc phong tặng cho bách quan và bách thần là một điễn lễ long trọng và thường xuyên, nên cần dùng rất nhiều giấy sắc. Dưới thời Nguyễn, trong niên hiệu Khải Định (1916-1926), có năm triều đình đặt hàng làng Nghĩa Đô làm hàng vạn tờ giấy sắc. Giá giấy sắc rất cao. Lúc đó, mỗi tờ giấy là một đồng bạc Đông Dương (tương đương một chỉ vàng). Xem thế đủ biết nghề này tuy khó, nguyên vật liệu tuy quý và đắt tiền, nhưng cũng có lãi cao. Họ Lại vì thế có nhiều gia đình theo nghề, như nhà cụ Xã Vi, cụ Phó Nham, cụ Trương Lại, cụ Trương Xú, cụ Xã Lịch, cụ Phó Nhiên, cụ Bếp Kiệm.
Ngày nay, nghề làm giấy sắc chỉ còn một người nắm được bí quyết là cụ Lại Phú Bàn, thuộc dòng dõi của cụ Lại Thế Giáp thời Lê Trịnh, nay đã 80 tuổi, hiện sống tại quận Cầu Giấy (Hà Nội). Các con cháu của cụ đều không có ai có ý theo nghiệp xưa, mà chính cụ cũng không làm giấy sắc nữa. Hiện nay cũng chưa có tổ chức hay cá nhân nào hội đủ các điều kiện để cụ truyền nghề làm giấy sắc.
Những mây rồng vàng son trên nền giấy gấm thuở xưa có thể sẽ mãi mãi dừng lại ở thế kỷ 20. Và nghề xưa có nguy cơ mãi chi còn trong dĩ vàng. Thật đáng tiếc thay!
Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô,
Quanh năm làm giấy cho vua được nhờ.
Lại còn có câu:
Họ Lại làm giấy sắc vua
Làng Láng ké cờ mở hội hùng ghê!
Họ Lại làng Nghĩa Đô khởi nghiệp làm giấy sắc từ thời Lê – Trịnh, và phát triển suốt mấy trăm năm.
Giấy sắc là loại giấy quí. Quý trước hết là ở nguyên liệu để vẽ lên bề mặt giấy là vàng, bạc và kim nhũ. Nhờ nguyên liệu này mà giấy sắc có hình thức và màu sắc đã đẹp lại bền, còn mãi đến hôm nay.
Làm giấy sắc đòi hỏi rất công phu. Theo các cụ ở họ Lại cho biết, làm một tờ giấy sắc cho hàng Nhất phẩm thì phải có 5 người thợ cùng làm một lúc mới có thể xeo nổi một tờ giấy. Giấy để phong cho hàng phẩm cấp thấp hơn (tức là từ Nhị phẩm xuống tới Cửu phẩm), khổ giấy hẹp hơn, cũng phải 3 người thợ làm một tờ. Đấy là nói về xeo giấy. Phần vẽ giấy sắc mới là khâu tinh xảo nhất, đòi hỏi tay nghề cao. Vẽ gồm hai công đoạn: Vẽ chạy và Vẽ đồ. Vẽ chạy là vẽ ra hình rồng mây, hình triện, hoa văn: việc này do những thợ giỏi thực hiện. Vẽ đồ là theo nét vẽ chạy mà mà tô kim nhũ, vàng bạc. Bí quyết của việc làm một tờ giấy sắc theo đúng yêu cầu là ở kỹ thuật đánh vàng, đánh bạc cho tờ giấy. Dụng cụ để làm công đoạn này là cái chày và những cái bát lớn. Để giữ bí quyết, các công việc này được tiến hành ở nơi kín đáo nhất trong nhà, tránh người ngoài học lỏm. Nhà cụ Tám Hoàn ở Nghĩa Đô có bàn thờ lớn, gần bàn thờ là một khoảng rộng, và đó chính là nơi cụ làm công việc đánh vàng, đánh bạc hết sức bí mật này. Cụ đã mất từ lâu, và cũng không truyền nghề cho ai, kể cả con cháu. Cụ chỉ để lại kỷ vật duy nhất là một phiến đá xanh, mặt phẳng lì, rộng 60 x 80 cm.
Giấy phong cho bách quan có 3 hạng. Hạng Nhất, xung quanh khung có vẻ 8 con rồng nhỏ. Mặt trước vẽ một con rồng lớn, ẩn trong mây, gọi là Long ám, mặt sau vẽ hình Tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng). Hạng Nhì, xung quanh khung vẽ mây hoặc họa tiết hồi văn. Mặt trước vẽ một con rồng, mặt sau vẽ Nhị Linh (hai con vật trong Tứ linh). Hạng Ba, xung quanh in triện gấm. Mặt trước vẽ một con rồng: ở giữa và bốn góc in hình Ngũ tinh (Năm ngôi sao). Mặt sau vẽ bầu rượu túi thơ.
Giấy phong cho bách thần cũng có 3 hạng:
Thượng đẳng thần: xung quanh in triện hoa chanh. Phía trước vẽ một con rồng, ở giữa in hình Ngũ tinh, bốn góc in hành Thất tinh. Mặt sau vẽ hình Tứ linh.
Trung đẳng thần: Mặt trước giống như sắc Thượng đẳng thần. Mặt sau vẽ lá và bầu rượu, giữa vẽ hai chữ Thọ liền nhau, gọi là song thọ.
Hạ đẳng thần: Mặt trước giống như hai hạng trên. Mặt sau không vẽ.
Ngày xưa, vì việc phong tặng cho bách quan và bách thần là một điễn lễ long trọng và thường xuyên, nên cần dùng rất nhiều giấy sắc. Dưới thời Nguyễn, trong niên hiệu Khải Định (1916-1926), có năm triều đình đặt hàng làng Nghĩa Đô làm hàng vạn tờ giấy sắc. Giá giấy sắc rất cao. Lúc đó, mỗi tờ giấy là một đồng bạc Đông Dương (tương đương một chỉ vàng). Xem thế đủ biết nghề này tuy khó, nguyên vật liệu tuy quý và đắt tiền, nhưng cũng có lãi cao. Họ Lại vì thế có nhiều gia đình theo nghề, như nhà cụ Xã Vi, cụ Phó Nham, cụ Trương Lại, cụ Trương Xú, cụ Xã Lịch, cụ Phó Nhiên, cụ Bếp Kiệm.
Ngày nay, nghề làm giấy sắc chỉ còn một người nắm được bí quyết là cụ Lại Phú Bàn, thuộc dòng dõi của cụ Lại Thế Giáp thời Lê Trịnh, nay đã 80 tuổi, hiện sống tại quận Cầu Giấy (Hà Nội). Các con cháu của cụ đều không có ai có ý theo nghiệp xưa, mà chính cụ cũng không làm giấy sắc nữa. Hiện nay cũng chưa có tổ chức hay cá nhân nào hội đủ các điều kiện để cụ truyền nghề làm giấy sắc.
Những mây rồng vàng son trên nền giấy gấm thuở xưa có thể sẽ mãi mãi dừng lại ở thế kỷ 20. Và nghề xưa có nguy cơ mãi chi còn trong dĩ vàng. Thật đáng tiếc thay!
Bài
đã đăng trên Tạp chí Heritage, tháng
Tư năm 2003.
Tham
khảo tài liệu của: Bùi Văn Vượng, Hoàng Hồng Cẩm.
Cảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện. Đọc xong bài của TS, tôi bâng khuâng hồi lâu. Và buồn đến chưa cất nổi nên lời...Một trong những nguồn cơn, tôi có biết và nhiều lần gặp gỡ ông Bùi Văn Vượng, một người tha thiết biết bao với những đặc sản văn hóa của dân tộc, chẳng hạn giấy dó...Không hiểu giờ ông ấy ra sao..., nhớ đến mà bồi hồi...
Trả lờiXóa