Vụ phê bình từ điển của GS Nguyễn Lân
Thư ngỏ gửi anh Lân Dũng
Tín Nhiệm Blog
14/09/2017@19h05
Chuyên mục: Quan sát cuộc sống
14/09/2017@19h05
Chuyên mục: Quan sát cuộc sống
Cuối tháng 7/2017, TN nhận được quyển “Từ Điển Tiếng Việt Của GS.
Nguyễn Lân - Phê Bình Và Khảo Cứu”. Sau nhiều lần nhắc nhở yêu cầu có ý
kiến của ban, TN có entry nhận xét. Xin bấm bào đây
Trong sách, tác giả đã phân tích những sai sót sách của GS Nguyễn Lân:
.Từ điển Tục ngữ và thành ngữ: hơn 140 trang với gần 300 lỗi
.Từ điển từ và ngữ Hán Việt với hơn 50 trang, phê hơn 110 lỗi
.Từ điển từ và ngữ Việt Nam dành 220 trang để phê phán trên 500 lỗi.
.Về chính tả trong từ điển của GS Nguyễn Lân: dành 22 trang phê Muốn đúng chính tả sai 22 lỗi; và phê tiếp 21 lỗi sau 50 năm Muốn đúng chính tả ra đời có trong Từ và Ngữ Việt Nam.
.Từ điển từ và ngữ Hán Việt với hơn 50 trang, phê hơn 110 lỗi
.Từ điển từ và ngữ Việt Nam dành 220 trang để phê phán trên 500 lỗi.
.Về chính tả trong từ điển của GS Nguyễn Lân: dành 22 trang phê Muốn đúng chính tả sai 22 lỗi; và phê tiếp 21 lỗi sau 50 năm Muốn đúng chính tả ra đời có trong Từ và Ngữ Việt Nam.
.Thử lý giải những sai sót khó hiểu của GS Nguyễn Lân: dành 85 trang cuối để tìm hiểu về về Kiến thức ngôn ngữ học, Kiến văn, Kiến thức Hán Nôm, Tiếng mẹ đẻ và phương pháp luận khi làm từ điển. Trong đó dùng 14 trang để chứng minh cụ Nguyễn Lân không phân biệt được cụm từ, danh ngữ, thuật ngữ, quán ngữ với thành ngữ; tục ngữ với ca dao; thành ngữ, tục ngữ với câu đố; từ và cụm từ tự do tổng cộng có 70 lỗi.
Sau đó hàng loạt báo đã lên tiếng về sự xuât hiện phê bình và khảo
cứu chưa từng có của một tác giả không chuyên. Trong vòng một tuần 2000
quyển đã bán sạch.
Ngày 20/8 anh Lân Dũng có gửi cho TN bài phản biện Hoàng Tuấn Công của Thanh Hằng.
Thanh Hằng bắt 7 lỗi:
http://infonet.vn/cuon-sach-bat-loi-nha-giao-nguyen-lan-cung-mac-nhieu-sai-sot-post235843.info
http://infonet.vn/cuon-sach-bat-loi-nha-giao-nguyen-lan-cung-mac-nhieu-sai-sot-post235843.info
Sau đó Hoàng Tuấn Công phản hồi Thanh Hằng:
http://tuancongthuphong.blogspot.com/2017/09/ve-bai-cuon-sach-bat-loi-giao-su-nguyen.html
http://tuancongthuphong.blogspot.com/2017/09/ve-bai-cuon-sach-bat-loi-giao-su-nguyen.html
Ngày 8/9 anh Lân Dũng gửi tiếp bài tổng hợp các phản hồi của hai vị Tiến sĩ. TN có thư trả lời. Thư sẽ đăng bên dưới entry này.
1.Tiến Sĩ Lê Đức Luận: bắt 4 lỗi http://infonet.vn/sach-bat-loi-nha-giao-nguyen-lan-co-cau-tac-gia-sai-ma-cu-nguyen-lan-dung-post235971.info
Cũng vị TS này bắt thêm 1 lỗi của HTC nhưng lại không có trong sách của HTC. Chắc do vi ấy nhầm đăng ở đâu đó http://infonet.vn/ve-cuon-sach-bat-loi-nha-giao-nguyen-lan-lien-tuong-va-suy-dien-lieu-co-dung-post236453.info
2.TS Lã trọng Long: bắt 3 lỗi http://infonet.vn/khong-nen-co-tinh-bat-be-post236164.info
Cả ba vị Thanh Hằng và hai Tiến sĩ đều được TS Chu Mộng Long phản hồi:
https://chumonglong.wordpress.com/2017/09/10/tranh-luan-xung-quanh-sach-hoang-tuan-cong/
Cả ba vị Thanh Hằng và hai Tiến sĩ đều được TS Chu Mộng Long phản hồi:
https://chumonglong.wordpress.com/2017/09/10/tranh-luan-xung-quanh-sach-hoang-tuan-cong/
Ngày 21/8/17 TS Hoàng Dũng đã có bài:
http://phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/gs-nguyen-lan-va-tac-gia-hoang-tuan-cong-mot-tre-mot-gia-va-mot-cau-hoi-108024/
http://phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/gs-nguyen-lan-va-tac-gia-hoang-tuan-cong-mot-tre-mot-gia-va-mot-cau-hoi-108024/
Ngày 12/9 Anh Lân Dũng có gửi thêm đường link bài của TS Phan Đình Tân:
Anh Lân Dũng có nhận xét:
Tôi không thạo về ngôn ngữ nên không dám bình luận gì về học thuật. Nhưng thái độ của HTC tôi không chấp nhận được. Ví dụ bảo cụ Lân không
biết chữ Hán thì thật quá đáng, Cụ rất giỏi chữ Hán và thuộc thế hệ Hán
học. Trước đây anh Nguyễn Khải nói với tôi, khi viết văn mình luôn để sách Từ điển của bố Dũng ngay bên cạnh (!)
Ngôn ngữ mỗi thời mỗi khác. Phê bình chung ba cuốn ở ba thể loại khác nhau thì là không khoa học.
TS Lân Trung cũng có bộc bạch trên Tiền Phong:
http://www.tienphong.vn/van-nghe/on-ao-chuyen-bat-loi-tu-dien-1179035.tpo
http://www.tienphong.vn/van-nghe/on-ao-chuyen-bat-loi-tu-dien-1179035.tpo
Cuốn sách phê bình và khảo cứu của HTC ra đời tưởng đã khép lại
vấn đề còn nhiều tranh luận trong thời gian qua, vì HTC đã chỉ rõ chi
tiết những sai sót của GS Nguyễn Lân với nhiều dẫn chứng đậm chất học
thuật, nhưng ai đọc cũng có thể hiểu, dù HTC chắc chắn cũng không thể
hoàn thiện. Nhưng đến hôm nay vấn đề đã thêm rộn ràng. Đó cũng là không
khí tốt để học thuật ngày càng thêm phát triển. Tuy nhiên khi đã xuất
hiện những tư tưởng phi học thuật và áp đặt chính trị vào thảo luận học
thuật là điều không hay.
Cuối cùng Chu Mộng Long muốn khép lại vụ từ điển Nguyễn Lân
https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/1855977677749800
https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/1855977677749800
Xin cám ơn nhiệt tình của anh Dũng muốn làm sáng tỏ thêm nhiều vấn
đề. TN đã có thư riêng cho anh Dũng. Nhưng không biết anh có đọc không
vì chưa thấy anh trả lời nên hôm nay TN xin đăng lại đây như thư ngỏ gửi
anh Lân Dũng xem như ý kiến của mình về quyển phê bình từ điển của cụ
Nguyễn Lân.
Chào anh Dũng !
Cám ơn anh đã chia sẻ thêm môt số bài viết có liên quan đến Hoàng Tuấn Công. Em rất cần những bài này để tìm cách phản biện lại ý tứ của HTC. Vì em là người đã giới thiệu sách cậu ấy trên blog.
Nhưng báo anh rõ bài viết của Thanh Hằng thì ý không phải của Thanh Hằng, mà TH chỉ tổng hợp và mượn ý người khác để bắt lỗi HTC. Làm như vậy không hiệu quả vì không đủ sức vạch ra cái sai của HTC. Còn ý người khác trích để phản biện thì do họ đọc không kỹ sách của HTC nên nói trớt hướt không đủ trọng lượng để cho thấy cái sai của HTC. Tóm lại bài của TH không sử dụng được, nhưng lại là bài khá nhất so với 2 bài còn lại.
Hai ông Tiến sĩ thì bắt bẻ bằng lập luận không chặt chẽ, với những người chưa đọc qua HTC, thì có thể lấy ý nọ hiểu sang ý khác để thấy cậu ấy có sai sót. Nhưng nếu đọc trực diện trên sách thì cái chứng minh của HTC lại rõ ràng hơn. Vì vậy bài của hai vị tiến sĩ cũng không thể sử dụng nhằm bắt bẻ HTC để có thể cho người đọc tâm phục khẩu phục được. Đành chờ bài khac anh à.
Nước mình còn nhiều GS TS. Em nghĩ, sẽ có người thấy cái sai của HTC. Tuy nhiên, thấy cái sai của HTC là chuyện bình thường, còn qua cái sai ấy để nói cụ Lân đúng hoàn toàn thì không thể. Vì những sai sót của cụ là hết sức rõ ràng và không phải chỉ riêng một cuốn mà sai trên cả hệ thống sách do cụ soạn. Không thể nói thời đại này và thời đại của cụ dùng ngôn ngữ khác nhau nên hiểu khác nhau. Vì sách in năm 2000 vào thế kỷ 21, bài phê bình cách 17 năm, chưa quá một thế hệ, cùng thế kỷ thì có gì cách xa; hơn nữa cụ Lân không phải là nhà viết tiểu thuyết, nơi có thể dùng văn chương theo ý muốn và sáng tạo của riêng mình. Mà đây là từ điển, loại sách thể hiện ngôn ngữ có hàm lượng học thuật tiêu biểu và rất cụ thể. Tục ngữ thành ngữ có thể có nghĩa đen nghĩa bóng, còn từ thì chữ nào phải ra chữ đó anh ạ. Không thể nói thời này hiểu theo nghĩa này thời khác hiểu theo kiểu khác.
Sai lầm khi viết từ điển là chuyện luôn có thể xảy ra. Có thể sai do biên tập hay do hiểu chưa đầy đủ nghĩa. Nhưng khi thấy sai, người làm tự điển phải cập nhật ngay để đảm bảo ngôn ngữ được sử dụng hợp lý nhất. Có vậy mới làm trong sáng tiếng Việt theo ý mong ước của Cụ anh à. Còn nếu ta thấy sai mà cứ để thì đó là làm tổn hại đến thanh danh và đức độ của Cụ.
Em nói thật tình, Anh em mình tình cảm đã khá đậm đà. Anh là người em luôn tôn trọng, thậm chí em còn coi anh như là hiền tài nguyên khí quốc gia và đã từng có bài viết về anh. Nên vị trí của anh trong em và trong mọi người hết sức quan trọng.
Nhưng qua chuyện này, có thể anh vì là người con hiếu thảo nên anh lên tiếng chỉ vỏn vẹn về tình cảm, với ngôn từ thường sử dụng là họ hay HTC đã nhẫn tâm với ông cụ. Đó chỉ là biểu hiện bằng tình cảm của người con khi có ai phê cha mẹ mình. Nhưng với tư cách là nhà khoa học, anh không thể chỉ nói như vậy. Càng không thể nói là anh không chuyên về ngôn ngữ nên không có ý kiến. Anh nên nhớ anh là nhà khoa học đầu đàn. Anh có thể đọc một báo cáo khoa học và phân tích nó dưới tầm nhìn của nhà khoa học. Còn biên khảo của HTC, dưới cách nhìn của một người bình thường, người ta đã hiểu những dẫn chứng của HTC là minh bạch nhằm làm sáng tỏ thêm chữ nghĩa vốn rất phong phú của ông cha ta để lại chứ không nhằm lật đổ hay đánh hoặc ném đá ông cụ. Người bình thường đã thấy thế, nhà khoa học phải thấy xa hơn, phải biết tôn trọng những chứng minh nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề vốn có thể chưa rõ ràng, nay nếu đã rõ thì phải công nhận nó, đồng thời phải thấy những cái hạn chế của người phê phán ở chỗ nào. Trích dẫn sai, hiểu sai hay tự ý đặt ra sai hay không có gì sai tức hoàn toàn đúng. Làm khoa học phải vậy mới bản lĩnh chứ anh.
Em là dân thường, được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng nhưng khi thấy vần đề không đúng em vẫn có ý kiến mà không ngại gì cả. Em sống chân thật như người nam bộ xưa nay ục mịch nhưng thẳng tính. Nói theo lẽ phải chứ không nói a dua phong trào để làm hại hay lấy lòng một ai. Anh nên nhớ, xung quanh anh có nhiều bạn, có thể nói cho anh vừa lòng nhưng không thể giúp anh điều gì như hai anh bạn văn chương anh hay trích dẫn, còn đa số bài trên blog là nói cho vừa lòng nhau chứ không hoàn toàn thật lòng đâu, anh đừng quá tin vào họ mà làm mất phương hướng của mình. Còn những người góp ý với anh chân thành có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng đó mới là những người thật lòng với anh. Thích ai tùy anh, nhưng kinh nghiệm này chắc anh hiểu nhiều hơn.
Tháng bảy âm lịch nhiều người hay nói về hiếu thảo. Theo em, anh và các anh trong gia đình có thể là những người con hiếu thảo nên thường có ý kiến thiên về tình cảm, và thường dẫn chứng thêm ông cụ vì tuổi cao sức yêu nên khi viết không thể nào tránh được sai sót. Đó là ý kiến bênh vực tưởng hay. Nhưng với người con hiếu thảo thật sự, thì lúc cha mẹ đã vào tuổi xế chiều (đại thượng thọ chứ anh), lẽ ra nên khuyên ông cụ nghỉ ngơi, thư giản. Nếu muốn viết lách cho vui thì biên soạn tiểu thuyết hay viết những câu chuyện văn chương, giáo dục để lấy đó làm niềm vui tuổi già. Đàng này biết cụ đang nghỉ ngơi tuổi cao sức yếu, lại để cụ soạn từ điển dành cho tra cứu có tính cách muôn đời cho con cháu mai sau. Nếu đúng đã chưa chắc hay, vì làm sao đủ sức khỏe để tham khảo nhiều tài liệu được. Còn viết theo trí nhớ của mình mà không tra cứu thì sai là cái chắc luôn, chứ làm sao nhớ đúng hết được. Bằng cả tấm chân tình của mình, em thấy các anh để cha già làm chuyện lớn lao như vậy, để xảy ra sai sót là lỗi của các anh.
Do vậy, sẵn dịp HTC là người trẻ tuổi nhưng am hiểu sâu sắc Hán học có thể đọc và chiết tự được chữ nghĩa cha ông và đã chỉ ra những sai sót của cụ một cách rất chi tiết rõ ràng. Theo em, chúng ta nên cám ơn cậu ấy. Đó là vừa tròn làm trách nhiệm của nhà khoa học và cũng vừa tròn chữ hiếu với cha mình, để ông thanh thản nơi chín suối. Còn người nào thấy cái sai của HTC thì cứ bắt bẻ chuyện ấy không lấy làm vui hay buồn, vì đó là học thuật. Nhưng cái sai của ông cụ mình nên thấy và chấp nhận thì ai cũng có thể hiểu và thông cảm được anh à. Nếu anh vẫn giữ chữ nhẫn tâm thì đau khổ khó nguôi ngoai nó sẽ mang đau buồn đến cho anh mãi mãi. Riêng với anh, em nghĩ anh cũng nên sống thanh thản vui chơi giúp đời là chính chứ đừng nên soạn tiếp từ điển vì tuổi của anh hiện nay cũng vào hạng thượng thọ và đại thượng thọ rồi.
Vài hàng thăm anh và tâm sự với anh. Còn anh nghĩ ai gửi tài liệu cho HTC điều đó không nên quan tâm, vì tài liệu đó công khai mà, và bạn bè trong giới khoa học của anh đông hơn em nhiều, ai cũng có thể làm điều đó. Hơn nữa em không phải là nhà khoa học, không học vị học hàm chỉ vui chơi blog, chụp ảnh để tìm niềm vui lúc tuổi già. Em đâu phải tìm danh tiếng gì mà phải liên hệ với những nhà khoa học. Với Anh, em cũng là bạn bè trên blog. Em quí anh mới viết những dòng từ tâm khảm và ruột gan minh.
Mong anh hiểu. Chúc anh luôn an vui và hạnh phúc. Nếu anh không hiểu cho thì xin chịu, và em sẽ không nhắc tới chuyện này nữa.
KÍnh anh,
Cám ơn anh đã chia sẻ thêm môt số bài viết có liên quan đến Hoàng Tuấn Công. Em rất cần những bài này để tìm cách phản biện lại ý tứ của HTC. Vì em là người đã giới thiệu sách cậu ấy trên blog.
Nhưng báo anh rõ bài viết của Thanh Hằng thì ý không phải của Thanh Hằng, mà TH chỉ tổng hợp và mượn ý người khác để bắt lỗi HTC. Làm như vậy không hiệu quả vì không đủ sức vạch ra cái sai của HTC. Còn ý người khác trích để phản biện thì do họ đọc không kỹ sách của HTC nên nói trớt hướt không đủ trọng lượng để cho thấy cái sai của HTC. Tóm lại bài của TH không sử dụng được, nhưng lại là bài khá nhất so với 2 bài còn lại.
Hai ông Tiến sĩ thì bắt bẻ bằng lập luận không chặt chẽ, với những người chưa đọc qua HTC, thì có thể lấy ý nọ hiểu sang ý khác để thấy cậu ấy có sai sót. Nhưng nếu đọc trực diện trên sách thì cái chứng minh của HTC lại rõ ràng hơn. Vì vậy bài của hai vị tiến sĩ cũng không thể sử dụng nhằm bắt bẻ HTC để có thể cho người đọc tâm phục khẩu phục được. Đành chờ bài khac anh à.
Nước mình còn nhiều GS TS. Em nghĩ, sẽ có người thấy cái sai của HTC. Tuy nhiên, thấy cái sai của HTC là chuyện bình thường, còn qua cái sai ấy để nói cụ Lân đúng hoàn toàn thì không thể. Vì những sai sót của cụ là hết sức rõ ràng và không phải chỉ riêng một cuốn mà sai trên cả hệ thống sách do cụ soạn. Không thể nói thời đại này và thời đại của cụ dùng ngôn ngữ khác nhau nên hiểu khác nhau. Vì sách in năm 2000 vào thế kỷ 21, bài phê bình cách 17 năm, chưa quá một thế hệ, cùng thế kỷ thì có gì cách xa; hơn nữa cụ Lân không phải là nhà viết tiểu thuyết, nơi có thể dùng văn chương theo ý muốn và sáng tạo của riêng mình. Mà đây là từ điển, loại sách thể hiện ngôn ngữ có hàm lượng học thuật tiêu biểu và rất cụ thể. Tục ngữ thành ngữ có thể có nghĩa đen nghĩa bóng, còn từ thì chữ nào phải ra chữ đó anh ạ. Không thể nói thời này hiểu theo nghĩa này thời khác hiểu theo kiểu khác.
Sai lầm khi viết từ điển là chuyện luôn có thể xảy ra. Có thể sai do biên tập hay do hiểu chưa đầy đủ nghĩa. Nhưng khi thấy sai, người làm tự điển phải cập nhật ngay để đảm bảo ngôn ngữ được sử dụng hợp lý nhất. Có vậy mới làm trong sáng tiếng Việt theo ý mong ước của Cụ anh à. Còn nếu ta thấy sai mà cứ để thì đó là làm tổn hại đến thanh danh và đức độ của Cụ.
Em nói thật tình, Anh em mình tình cảm đã khá đậm đà. Anh là người em luôn tôn trọng, thậm chí em còn coi anh như là hiền tài nguyên khí quốc gia và đã từng có bài viết về anh. Nên vị trí của anh trong em và trong mọi người hết sức quan trọng.
Nhưng qua chuyện này, có thể anh vì là người con hiếu thảo nên anh lên tiếng chỉ vỏn vẹn về tình cảm, với ngôn từ thường sử dụng là họ hay HTC đã nhẫn tâm với ông cụ. Đó chỉ là biểu hiện bằng tình cảm của người con khi có ai phê cha mẹ mình. Nhưng với tư cách là nhà khoa học, anh không thể chỉ nói như vậy. Càng không thể nói là anh không chuyên về ngôn ngữ nên không có ý kiến. Anh nên nhớ anh là nhà khoa học đầu đàn. Anh có thể đọc một báo cáo khoa học và phân tích nó dưới tầm nhìn của nhà khoa học. Còn biên khảo của HTC, dưới cách nhìn của một người bình thường, người ta đã hiểu những dẫn chứng của HTC là minh bạch nhằm làm sáng tỏ thêm chữ nghĩa vốn rất phong phú của ông cha ta để lại chứ không nhằm lật đổ hay đánh hoặc ném đá ông cụ. Người bình thường đã thấy thế, nhà khoa học phải thấy xa hơn, phải biết tôn trọng những chứng minh nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề vốn có thể chưa rõ ràng, nay nếu đã rõ thì phải công nhận nó, đồng thời phải thấy những cái hạn chế của người phê phán ở chỗ nào. Trích dẫn sai, hiểu sai hay tự ý đặt ra sai hay không có gì sai tức hoàn toàn đúng. Làm khoa học phải vậy mới bản lĩnh chứ anh.
Em là dân thường, được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng nhưng khi thấy vần đề không đúng em vẫn có ý kiến mà không ngại gì cả. Em sống chân thật như người nam bộ xưa nay ục mịch nhưng thẳng tính. Nói theo lẽ phải chứ không nói a dua phong trào để làm hại hay lấy lòng một ai. Anh nên nhớ, xung quanh anh có nhiều bạn, có thể nói cho anh vừa lòng nhưng không thể giúp anh điều gì như hai anh bạn văn chương anh hay trích dẫn, còn đa số bài trên blog là nói cho vừa lòng nhau chứ không hoàn toàn thật lòng đâu, anh đừng quá tin vào họ mà làm mất phương hướng của mình. Còn những người góp ý với anh chân thành có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng đó mới là những người thật lòng với anh. Thích ai tùy anh, nhưng kinh nghiệm này chắc anh hiểu nhiều hơn.
Tháng bảy âm lịch nhiều người hay nói về hiếu thảo. Theo em, anh và các anh trong gia đình có thể là những người con hiếu thảo nên thường có ý kiến thiên về tình cảm, và thường dẫn chứng thêm ông cụ vì tuổi cao sức yêu nên khi viết không thể nào tránh được sai sót. Đó là ý kiến bênh vực tưởng hay. Nhưng với người con hiếu thảo thật sự, thì lúc cha mẹ đã vào tuổi xế chiều (đại thượng thọ chứ anh), lẽ ra nên khuyên ông cụ nghỉ ngơi, thư giản. Nếu muốn viết lách cho vui thì biên soạn tiểu thuyết hay viết những câu chuyện văn chương, giáo dục để lấy đó làm niềm vui tuổi già. Đàng này biết cụ đang nghỉ ngơi tuổi cao sức yếu, lại để cụ soạn từ điển dành cho tra cứu có tính cách muôn đời cho con cháu mai sau. Nếu đúng đã chưa chắc hay, vì làm sao đủ sức khỏe để tham khảo nhiều tài liệu được. Còn viết theo trí nhớ của mình mà không tra cứu thì sai là cái chắc luôn, chứ làm sao nhớ đúng hết được. Bằng cả tấm chân tình của mình, em thấy các anh để cha già làm chuyện lớn lao như vậy, để xảy ra sai sót là lỗi của các anh.
Do vậy, sẵn dịp HTC là người trẻ tuổi nhưng am hiểu sâu sắc Hán học có thể đọc và chiết tự được chữ nghĩa cha ông và đã chỉ ra những sai sót của cụ một cách rất chi tiết rõ ràng. Theo em, chúng ta nên cám ơn cậu ấy. Đó là vừa tròn làm trách nhiệm của nhà khoa học và cũng vừa tròn chữ hiếu với cha mình, để ông thanh thản nơi chín suối. Còn người nào thấy cái sai của HTC thì cứ bắt bẻ chuyện ấy không lấy làm vui hay buồn, vì đó là học thuật. Nhưng cái sai của ông cụ mình nên thấy và chấp nhận thì ai cũng có thể hiểu và thông cảm được anh à. Nếu anh vẫn giữ chữ nhẫn tâm thì đau khổ khó nguôi ngoai nó sẽ mang đau buồn đến cho anh mãi mãi. Riêng với anh, em nghĩ anh cũng nên sống thanh thản vui chơi giúp đời là chính chứ đừng nên soạn tiếp từ điển vì tuổi của anh hiện nay cũng vào hạng thượng thọ và đại thượng thọ rồi.
Vài hàng thăm anh và tâm sự với anh. Còn anh nghĩ ai gửi tài liệu cho HTC điều đó không nên quan tâm, vì tài liệu đó công khai mà, và bạn bè trong giới khoa học của anh đông hơn em nhiều, ai cũng có thể làm điều đó. Hơn nữa em không phải là nhà khoa học, không học vị học hàm chỉ vui chơi blog, chụp ảnh để tìm niềm vui lúc tuổi già. Em đâu phải tìm danh tiếng gì mà phải liên hệ với những nhà khoa học. Với Anh, em cũng là bạn bè trên blog. Em quí anh mới viết những dòng từ tâm khảm và ruột gan minh.
Mong anh hiểu. Chúc anh luôn an vui và hạnh phúc. Nếu anh không hiểu cho thì xin chịu, và em sẽ không nhắc tới chuyện này nữa.
KÍnh anh,
Thư này đáng đọc cho những ai quan tâm " vụ " này . Rất mong được đọc bài " đáp từ " của ông NLD trên Tễu blog, nếu có .
Trả lờiXóaQuan điểm của TN là đúng đắn. Hãy khép vụ này lại
Trả lờiXóaKhép là thế nào ?
XóaBài viết thật trí tuệ!
Trả lờiXóa"Hay, hay đến thế là cùng ! Tiên sư anh Tào Tháo !!!"
Tôi cũng đồng cảm với GS NL DŨNG ở điểm: Cụ NL là người biết chữ Hán, không thể nói như HTC là cụ KHÔNG BIẾT CHỮ HÁN.
Trả lờiXóaChính xác là cụ NL đã từng biết nhiều chữ HÁN, vì cụ học ở TQ những 4 năm (thập kỷ 50). Tuy nhiên, sau khi về nước (có thể) cụ ít dùng và không "văn ôn võ luyện" nên vốn chữ Hán của cụ rơi rụng đi nhiều, chẳng còn bao nhiêu(có thể coi là không biết)
Tôi nhớ không nhầm thì bằng A ngoại ngữ có giá trị 1 năm, băng B là 3 năm, bằng C là 5,6 năm thì phải.
Bởi vậy phải nói: Cụ NL đã từng biết nhiều chữ Hán, nhưng vì không văn ôn võ luyện nên vốn chữ Hán của cụ rơi rụng gần hết. Cho nên khi làm từ điển cụ giải nghĩa chữ Hán bị sai nhiều.
Không phải.
XóaÔng Lân học ở Trung Quốc những 4 năm.
Nhưng cái mà ông học
là Trung văn theo thể bạch thoại
và chỉ học các từ thông thường.
Nhưng ông lại dũng cảm rao giảng những từ chưa mà ông từng biết.
Rõ ra "không biết mà nói rằng biết".
Vậy là biết hay không biết.
Chào cụ cố! Cụ cố nói phải cái Hán học ở đây là Hán-Việt hay cái chữ nho của các cụ ta xưa. Còn tiếng Trung Hoa bach thoại ngày nay thì nó lại là Ngoại ngữ rồi. Ngay ở bên Tầu bây giờ họ viết giản thể và qua thời gian chữ cổ chết đi nhiều và thay vào đấy chữ mới xuất hiện, nên muốn nghien cứu ngôn ngữ thì ngay sinh viên TQ cũng phải học thêm từ 2-3 năm đến hơn nữa như nghiên cứ triện văn, kim văn, giáp cốt văn để đi ngược về lịch sử tiên Tần... thì còn học lóa mắt!
XóaThư ngỏ của TN gửi GS Lân Dũng là đã giúp GS cùng các con của cụ Nguyễn Lân trả lời trước công luận cũng như giải tỏa nỗi lòng trăn trở của phận làm con. Đối với người cha đã khuất. trước các ý kiến phê binh va khảo cứu của HTC, cùng một số ý kiến của các nhà ngôn ngữ khác. GS nên đáp từ blog TN để tất cả những ai còn có tấm lòng, có đạo đức, có tri thức..vẫn một lòng yêu quí cụ Nguyễn Lân mà những di sản của cụ sau khi đã được chỉnh sửa những sai sót trong phê binh và khảo cứu của HTC. sẽ cho ra đời cuốn từ điển tiêng việt hoàn hảo phục vụ cho các thế hệ con cháu chúng ta sau này.ĐÓ MỚI LÀ Ý NGUYỆN CỦA CỤ NGUYỄN LÂN.
Trả lờiXóaBài viết khách quan , trí tuệ ,cám ơn bạn TN nói ra điều tôi đã nghĩ (nhưng không nói ra được , vì tôi là giáo viên thường chỉ thích quan tâm đến chữ nghĩa )
Trả lờiXóaThực ra những cái sai trong từ điển của cụ Nguyễn Lân đã không trở nên lớn chuyện nếu như bản thân ông cụ, người nhà ông cụ và nhà xuất bản chịu lắng nghe góp ý phản hồi từ dư luận mà chỉnh sửa lại những lỗi sai đấy trong những lần tái bản về sau thì đâu đến nỗi nên chuyện. Đằng này, cả chục năm từ lần xuất bản đầu tiên mà bản thân cụ NL và những người liên quan vẫn phớt lờ dư luận để "cố thủ" với cái sai của mình để cho Hoàng Tuấn Công phải dày công thay cụ NL làm sách chỉnh sửa cái sai hầu giúp ích cho xã hội. Do đấy, giáo sư Nguyễn Lân Dũng nếu là người biết phải trái thì hãy lý giải vì sao không giúp ông cụ nhà mình chỉnh sửa cho từ điển Tiếng Việt hoàn chỉnh hơn, thay vì cứ chỉa mũi dùi vào việc HTC đã dám "làm mất mặt" ông cụ nhà mình.
Trả lờiXóaSách của Hoàng Tuấn Công (về Tự điển NL) có thể coi như là một minh họa cho câu "Thiên bất dung gian"
XóaTừ lâu lắm rồi có lần tình cờ đọc mấy câu trong Từ điển Thành ngữ của NL, có những câu rất thông dụng, dễ hiểu mà tôi thấy TG giảng sai bét. Rồi theo dõi trên mạng có người đề cập thì toàn thấy ông NLD lấp liếm. Thật là ngứa mắt nhưng cũng hiểu "cái nước mình nó thế" (@chữ của Hoàng Ngọc Hiến thì phải?). Cũng biết anh em nhà ông NLD chơi với Truyền hình, Quốc hội, nên dễ "cả vú lấp miệng em".
Nay HTC ra sách như thế này, dù có "hình sự hóa", đe dọa, bịt miệng HTC thì cũng không xóa được sự thật trần trụi này. Muốn chứng minh rằng Từ điển của Cụ NL "tuyệt vời", sai "tý ti" thôi thì họ phải chỉ ra được it nhất 60-70% những bắt lỗi cua HTC là sai, còn thuyết phục nữa thì phải đạt 80-90%! Mà phải theo một cách thức rất khoa học, có dẫn nguồn chứ không thể dựa vào mấy ông Tiến sỹ ất ơ rồi cậy chức tước với to mồm đuọc.
Thiên bất dung gian- Trời không dung dưỡng kẻ gian tà là vậy. Ha!
Tôi trân trọng và ủng hộ những ý kiến của tác giả bức thư này. Là người tôn kính cụ NGuyễn Lân và quý trọng các anh là con cụ, tôi mong rằng các anh nên nghe theo những lời đề nghị tâm huyết này.
Trả lờiXóaNhờ Tễu giải thích thêm :Học hàm Giáo sư và sự nhầm lẫn của cơ quan, truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]
Trả lờiXóaLúc sinh thời, trong các tác phẩm của mình viết, nhà giáo Nguyễn Lân luôn đề tên ở bìa sách là Giáo sư Nguyễn Lân. Ví dụ những sách đã xuất bản như Từ điển chính tả phổ thông (1963); Từ điển Tiếng Việt (1967); Từ điển Pháp Việt (1981); Từ điển từ và ngữ Hán Việt (1989); Từ điển Việt Pháp (hợp soạn, 1989); Từ điển thành ngữ và tục ngữ (1989); Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp Việt (1994); Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2002)...đều đề tên là Giáo sư Nguyễn Lân. Tuy nhiên quyết định 162/CP về đợt phong học hàm Giáo sư đầu tiên ở Miền Bắc Việt Nam được ký ngày 11/9/1956 bởi cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gồm 29 người không có tên của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và các đợt phong sau đó, các năm 1980, 1984, 1988, 1991,...đều không có tên của nhà giáo Nguyễn Lân.[12]
Nếu nội dung của comment này là đúng thì đây là phát hiện lớn với tôi: Cụ Nguyễn Lân là "Giáo Sư tự phong".
XóaTrước đây khi biết ông Văn Như Cương chỉ là PGS-TS mà khi viết báo cứ ký GS là tôi đã thấy rất đáng coi thường. Hóa ra ông ấy cũng chỉ là kẻ 'noi gương'
Vì sao tôi coi thường? Vi trộm nghĩ "có học" thì nên "có hạnh" mà cái hạnh to nhất nên là sự trung thực.
Lá thư này sẽ phá tan những cái đầu đầy âm mưu, hằn học. xin cảm ơn tác giả thư./.
Trả lờiXóaNói rồi, khởi đầu cái không khí căng thẳng này là do ông Nguyễn Lân Dũng không tiểp nhận sách của học giả Hoàng Tuấn Công như một thông tin về học thuật mà xem sách của ông Hoàng Tuấn Công là "vấn đề", rồi thì sau đó ông tiếp cận vấn đề quá cứng thì thành ra "một cuộc chiến phe phái" rất tầm thường. Ở đây, ông Nguyễn Lân Dũng đã đi quá xa, ông phải chịu trách nhiệm vụ này. Thế thôi.
Trả lờiXóaCó người dậy dỗ bảo ban hơn thiệt tận tình là thế mà liệu các ông con cụ NL có đủ minh mẫn hiểu đúng, hành xử đúng rồi lấy tạm lá chuối khô bịt hũ mắm lại cho bàn dân thiên hạ được nhờ hay vẫn muốn tiếp tục khui ra? lan toả rộng thêm xấu mặt, dại quá các ông NL con ơi, bỏ cái tôi ngạo mạn đi, cảm ơn ông HTC ông TN sẽ thấy nhẹ nhõm ngay.
Trả lờiXóaCon người ta khi nói và viết đều cần phải chuẩn xác về từ, ngữ . Các bộ Từ điển là từ ngữ được chuẩn hóa sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phát hành. Các Bộ Từ điển của cụ Nguyễn Lân là đóng góp lớn vào kho tàng ngôn ngữ của văn hóa Việt Nam. Khi được nhà nước cho phép phát hành thì mặc nhiên nó cũng là sản phẩm trí tuệ chung, được XH công nhận và sử dụng. Từ điển của Cụ Lân đúng hoặc sai, tùy theo mức độ đều tác động trực tiếp đến người sử dụng. Nếu có người phát hiện và công khai ra cái sai trong Từ điển của Cụ Lân như anh HTC là điều tốt cho XH. Nếu cho rằng những nghiên cứu, phát hiện và phê phán của HTC là đúng thì Gia đình , con cháu cụ Lân nên tiếp thu và đình chính . Hãy để cho gia đình anh em GS Nguyễn Lân Dũng tự quyết định. Đồng thời cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực này cần vào cuộc để có quyết định cuối cùng : Sửa chữa đình chính hay giữ nguyên bản ?
Trả lờiXóaVậy cụ Nguyễn Lân có phải là Giáo sư hay không . Nhờ TỄU- blog NÓI RÕ CHO MỌI NGƯỜI BIẾT .Rất cảm ơn !
Trả lờiXóaTán thành!
XóaNgày xưa cụ NL không phải là GS, vì thời đấy hiếm có GS dốt và cụ chưa từng được HĐ học hàm nhà nước phong. Ngày nay cụ xứng đáng là GS vì hàng đống GS dốt gấp mười cụ vẫn được phong.
XóaChỉ cần biết NL có phải là giáo sư hay không thì biết ông là người như thế nào.
Trả lờiXóaTôi cũng nghe nói như đâu là cụ tự phong. Cái này ông Lân Dũng cần trả lời ngay dư luận
Trả lờiXóaCác bác cãi nhau cụ Lân biết chữ Hán không làm gì. Cứ bằng vào tác phẩm. Sai quá nhiều, sai cả những từ dễ nhất mà ai cũng biết thì cần gì phải tranh cãi nữa. Rõ ràng không biết thật
Trả lờiXóaHTC không biết cụ Lân học đâu cả. Anh ấy chỉ căn cứ trên từ điển chữ Hán cụ viết luận ra quá đủ rồi, các bác ơi
Trả lờiXóaĐề nghị bác Dũng nên mua chai rượu dến Hoàng Tuấn Công đi
Trả lờiXóaCám ơn bác KD nhường suất bộ đội ngày ấy cho gia đình con một em ạ
Trả lờiXóa