Việc ca sĩ Ngọc Sơn được phong "Giáo sư âm nhạc" đã làm dư luận dậy sóng. Ảnh: TL.
Bộ VHTT&DL kiến nghị chấn chỉnh việc “loạn” phong danh hiệu
Thứ sáu, 08/09/2017 - 13:55
Bộ VHTT&DL vừa có văn bản số 3754/BVHTTDL-TTr báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan chấn chỉnh việc công nhận, tôn vinh, vinh danh trái quy định của pháp luật.
> Hội Nghệ nhân và Thương hiệu khẳng định không phong giáo sư cho Ngọc Sơn
> “Loạn phong danh hiệu sẽ khiến chức danh chân chính trở nên có vấn đề”
> “Ai phong Giáo sư âm nhạc cho Ngọc Sơn cần dập đầu xin lỗi cuộc đời này”
Báo cáo nêu rõ, trong thời gian qua, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp đã có nhiều hoạt động liên quan đến lĩnh vực văn hóa, di sản văn hóa như: Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cấp bằng chứng nhận “Đền thiêng linh ứng đạt tiêu chuẩn văn hóa đền thờ Tam, Tứ phủ theo nghi lễ văn hóa truyền thống Việt Nam”, Bằng chứng nhận, tôn vinh “Phong tặng nghệ nhân ưu tú văn hóa dân gian trong nghi lễ chầu văn của người Việt”, công nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự”, bằng chứng nhận “Tôn vinh nghệ nhân”.
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam là hội thành viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam công nhận “Cây di sản Việt Nam” và “Cây di sản”; Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cấp bằng “Nghệ nhân văn hóa dân gian”; Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cấp bằng “Công nhận cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam” và tôn vinh “Nghệ nhân”...
Bộ VHTT&DL khẳng định, việc vinh danh và cấp bằng công nhận, bằng chứng nhận các danh hiệu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp nêu trên chưa được pháp luật quy định. Trong đó, tại báo cáo Bộ VHTT&DL cũng cho biết qua kiểm tra một số trường hợp được vinh danh nghệ nhân không thông qua các cơ quan quản lý tại địa phương, không được người dân và chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tiến cử, giới thiệu; không ban hành tiêu chí xét tặng, không có hồ sơ khi tiếp cận một số di tích và nghệ nhân.
Việc bảo trợ di tích một số chùa đã được xếp hạng di tích quốc gia hoặc di tích cấp tỉnh, thành phố những không rõ nội dung bảo trợ. Một số là điện thờ, đền của tư gia tự xây trước đây hoặc xây mới trong khoảng 30 năm trở lại đây, không có giá trị kiến trúc nghệ thuật, đồ thờ được làm mới và không gắn với sự kiện – nhân vật lịch sử nhưng vẫn “đạt chuẩn” và linh thiêng.
Đơn cử như: đền Giáp Đàm ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, không phải di tích kiến trúc nghệ thuật, xây mới bê tông cốt thép và khánh thành năm 2016 kiểu 2 tầng có hầm; đền Hồng Sơn ở thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội có từ trước năm 1974 đến năm 1999 được tư nhân mở phủ, năm 2012 hoàn thành xây dựng; chùa Thực Khánh, chùa Long Mỹ, chùa Miếu Môn, Chùa Duyên Ứng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã được xếp hạng di tích quốc gia và cấp tỉnh, thành phố nhưng Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam lại cấp bằng chứng nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự”…
Khi triển khai việc thu tiền của các đơn vị, cá nhân được chứng nhận, tôn vinh dưới hình thức hỗ trợ gắn biển “Việt Nam linh thiêng cổ tự”; kinh phí hỗ trợ biểu tượng “Đạo đức toàn cầu UNESCO”.
.
Bộ VHTT&DL từng có văn bản yêu cầu dừng việc cấp bằng chứng nhận
tôn vinh nghệ nhân, công nhận cây di sản... Ảnh: TL.
Bộ VHTT&DL nhấn mạnh, việc chứng nhận, tôn vinh nói trên của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo. Việc tôn vinh một số đền, chùa miếu tự phát không được pháp luật quy định, các đối tượng tiếp nhận không thuộc diện điều chỉnh của các quy định và chế độ, chính sách của Nhà nước nên gây hiểu nhầm và tạo dư luận không tốt trong xã hội…
Trước đó, ngày 10/3/2017, Bộ VHTT&DL đã có văn bản số 932/BVHTT&DL-TTr gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để chấn chỉnh việc chứng nhận, tôn vinh trên địa bàn khi những hoạt động này không được pháp luật cho phép thực hiện. Lãnh đạo Bộ VHTT&DL khẳng định, việc ban hành văn bản trên là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch và đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bộ VHTT&DL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan chỉ đạo các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp nêu trên chấn chỉnh việc công nhận, tôn vinh, vinh danh trái quy định của pháp luật.
Hà Tùng Long
Có ối vị giáo sư tiến sĩ giá áo túi cơm được sản xuất từ lò ấp tiến sĩ đã làm được cái trò trống gì ? Ca sĩ Ngọc Sơn ít nhiều đã có những đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà , với giọng ca trữ tình mượt mà truyền cảm với một số tác phẩm âm nhạc để đời và hàng triệu người nghe và biết , nếu có phong Ngọc Sơn lên giáo sư cũng còn hơn ối vị giáo sư tiến sĩ rởm .
Trả lờiXóa"Ca sĩ" Ngọc Sơn chỉ giỏi rên rỉ. Cá nhân tôi nếu chót phải nghe nhạc do anh này hát, cảm thấy chán đời lắm...
XóaNói loạn danh hiệu là không đúng. Bao giờ ai muốn phong danh hiệu cũng được phong thì mới gọi là "loạn". Đằng này nó vẫn có cái trật tự của nó: trật tự ngầm! Vả lại lúc này cũng chẳng ai dư tiền mà đi mua danh hiệu! Ai cũng biết cái danh hiệu này chẳng danh giá gì! Người ta mua danh hiệu vì nó đẻ ra tiền cả đấy! Chẳng hạn như danh hiệu giáo sư! Ối giời! Giáo sư nào mà chẳng là giáo sư! Giáo sư bế em cũng là giáo sư! Như ca sĩ Ngọc Sơn mai này tương lai sáng lạn! Cứ "ém" cái danh hiệu giáo sư để đấy trước đã, rồi một thời gian sau dư luận êm êm thì lại chạy lấy cái chức trong bộ 4T. Bộ 4T là bộ hái ra tiền đấy! Cái gì cũng đụng phải 4T cả! Nhé! Đừng tưởng 4T là dòm chừng blog không thôi đâu! Cứ tìm hiểu thì mới thấy bộ 4T quyền lực vô song, quản lý rộng khắp các hoạt động kinh doanh đấy!
Trả lờiXóaTrong chế độ này, tất cả các chuẩn mực đã lộn tùng phèo hết rồi, chả cứ gì các danh hiệu "giáo sư", "nghệ nhân", có chấn chỉnh cũng không thể được.
Trả lờiXóaCái cần chấn chỉnh là thể chế sinh ra sự lộn tùng phèo đó.
Ngọc Sơn GS âm nhạc, em chăn bò giỏi cũng phải được GS chăn bò chứ ạ?
Trả lờiXóaEm làm nghề chăn vịt đẻ nhiều trứng, xin phong cho em cái Giáo Sư chăn vịt cho nó sang trọng chút
Trả lờiXóaGiáo sư Tiến sỹ Việt nam có giá trị gì đâu mà tranh giành,Chỉ có thi lại Ai giỏi chuyên ngành mình đi giảng dạy tốt và giao tiếp lưu loát hai ngoại ngữ thì cho ra nước ngoài thi lấy bằng Tiến sỹ rồi ai dạy tôt các trường sau Đại học thì phong giáo sư thì giỏi lắm cũng còn khoảng 0,5% giáo sư Tiến sỹ thôi. Lúc đó mới thât giá trị,Không còn giáo sư Tiến sỹ nói bậy cho chúng chửi nữa.
Trả lờiXóaTự sướng với nhau cả . Thời chiến ra ngõ gặp anh hùng . Thời bình nhà nhà đầy bằng khen , nhà nhà đầy bảng đỏ !
Trả lờiXóaThan ôi, tất cả báo chí nhà nước nhảy chồm chồm và đều nhầm lẫn: Đó là BẰNG KHEN, không phải quyết định phong hàm gì cả.
Trả lờiXóa"Giaó sư âm nhạc" là do ca sĩ Ngọc Sơn tự gọi nghề nghiệp của anh ta theo nghĩa từ Hán Việt, tức là "thầy giáo". Đơn giản thế thôi. Nhiễu sự thật. Nhà báo ngu lâu quá.