Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Cà phê Thứ 7: GẶP GỠ CHIỀU THỨ BẢY VÀ SÁNG CHỦ NHẬT


THƯ MỜI CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
tại CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hà Nội.

CHIỀU THỨ BẢY LÀ CUỘC GẶP VỚI GS PHẠM KHIÊM ÍCH

Cà phê với Giáo sư Phạm Khiêm Ích
Chủ đề:“ĐẠO ­VŨ TRỤ”
Chủ trì: Tiến sĩ Giáp Văn Dương
Thời gian: 14h30 chiều thứ bảy, 09/09/2017
tại CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,Hà Nội.

Chương trình: 
 
+ 14h30-15h00: Cà phê, gặp gỡ, làm quen.
+ 15h00-16h00: Phần trình bày của diễn giả.
+ 16h0-17h0: Trao đổi giữa diễn giả và khách mời.

Lời dẫn:
 
Đạo vũ trụ không phải là vấn đề mới. Nó được Albert Einstein nêu ra đầu tiên trong một tiểu luận Tôn giáo và khoahọc, đăng trên tờ Nhật báo Berlin ngày 11-11-1930. Gần 90 năm đã qua, Đạo vũ trụ vẫn là vấn đề phức tạp, có ý nghĩa sâu sắc về khoa học và triết học,còn nhiều cách hiểu khác nhau. Chính Einstein cũng nói rằng: "Rất khó giải thích ý niệm này (Đạo vũ trụ) cho những ai hoàn toàn không có nó,một phần vì nó không giống với ý niệm về Thượng đế nhân hình”(Albert Einstein 2005, tr.33, và các tr.34-38).
 
Với buổi cà phê này, nhà nghiên cứu Phạm Khiêm ích chỉ mong góp một ý kiến vào việc lý giải và suy tư về vấn đề phức tạp đang chờ đợi nhiều công trình nghiên cứu khác.
 
Nội dung phần trình bày của diễn giả:
1.Đạo vũ trụ là gì? Einstein đã viết gì vềĐạo vũ trụ?
2.Một số đặc trưng cơ bản của Đạo Vũ Trụ
3.Sức sống của Đạo vũ trụ.


VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ:

Hai học giả Nguyễn Khắc Mai và Phạm Khiêm Ích trong một sự kiện kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội tháng 7 năm 2017.

Ông Phạm Khiêm Ích sinh ngày 15-8-1935 tại Nam Định, tốt nghiệp khoa Ngữ Văn khóa I, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1959.Từ cuối năm 1959 công tác tại Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Viện Triết học, Viện Xã hội học,Viện Thông tin Khoa học xã hội(là Phó viện trưởng từ 1986-1995) đến năm 2000 nghỉ hưu. Từ năm 2003 đến nay là Phó Chủ nhiệm Chương trình Tầm nhìn UNESCO thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.
__________________________

SÁNG CHỦ NHẬT LÀ CUỘC GẶP VỚI TS TRẦN THU DUNG (PARIS)

Cà phê Gặp gỡ & Đối thoại với Tiến sĩ Trần Thu Dung (Paris)
Chủ đề: Hội Tam Điểm và vai trò của các thành viên Việt đầu tiên trong công cuộc bảo tồn ngôn ngữ văn hóa dân tộc và giành độc lập (1896-1954)
Chủ trì: Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân

Thời gian: 09h sáng chủ nhật, 10/09/2017
tại CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,Hà Nội

Câu chuyện về Hội Tam Điểm lâu nay ở nước ta vẫn là một cái gì đó bí ẩn. Trong suy nghĩ của nhiều người, nó là một hội kín, nên nó là gì, ở nước nào, là tổ chức của ai, của giới nào, nhắm mục đích gì, nhiều khi vẫn chỉ là một câu hỏi chưa có lời giải. Trong buổi cà phê, TS Trần Thu Dung, một nhà nghiên cứu về văn chương và lịch sử sẽ giải đáp những thắc mắc này. Diễn giả sẽ trình bày ba nội dung chính:

1. Khái niệm về Hội Tam điểm có nguồn gốc từ lâu đời ở châu Âu, chính thức phát triển từ thế kỷ 17 với 3 tiêu chí ; Tự do bình đẳng bác ái 
 
2. Đông Dương là thuộc địa của Pháp, thời đó là hoàng kim của Hội Tam Điểm của Pháp. Xu hướng khát vọng tự do đòi độc lập ở Viêt Nam... Báo chí, và bảo vệ ngôn ngữ tiếng Viêt... 
Mối quan hệ tiềm ẩn giữa đạo Cao Đài, Victor Hugo và Hội Tam Điểm.

VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ TRẦN THU DUNG:


TS. Trần Thu Dung (giữa) trong một sự kiện đón Tết cổ truyền VN tại Paris.

TS Trần Thu Dung là nhà nghên cứu văn hoá, nhà văn. Tốt nghiệp cử nhân, sau đại học (ĐH tổng hợp Bucarest, Bruxelles) và Tiến sĩ Văn Sử trường Đại học Tổng hợp Paris VII, Pháp... Từng giảng dạy Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, và trường Viết văn Nguyễn Du, Dạy tiếng Việt trường Marie Curie và Trung tâm văn hóa Việt Nam, giảng viên mời dạy trường Đại học Y ở Evrard (Pháp). Từng làm Phó tổng thư ký Hội Pháp ngữ tại Paris, Chủ tịch hội Aurore (chuyên về trao đổi văn hóa Việt Pháp).

 

4 nhận xét :

  1. Xã hội loài người đã đặt tên cho hàng trăm 'loại' đạo rồi, nào là đạo Bà La Môn, đạo Phật, đạo Thiên Chúa Gíao, đạo Hồi, đạo Khổng, ... nay lại thêm một 'loại' đạo nữa, đạo Vũ Trụ. Con người tham lam và đang bế tắc mới đi tìm đạo. Đạo do con người tự đặt ra đạo, chứ thực ra chẳng có đạo nào cả mà chỉ sự thực tuyêt đối mà ông Phật Thích Ca chỉ ra đó là: Vô thường, Khổ và Vô ngã mà thôi. Ai tin, biết và thấy sự thực tuyệt đối này; chân lý này thì mới thực biết thế nào là Đạo!

    Trả lờiXóa
  2. Việc xây dựng các công trình đập và hệ thống thủy nông ở miền Trung Vn từ những năm 30 của TK trước chắc là ý tưởng của những người thuộc hội này. Nếu soi kỹ những cống tràn, đập tràn thì phía dưới đập thường được ghép loại đá chân răng, đá này tượng trưng khí phách của những người thợ xây tự do, ngòai cái bay, cái eke thì đâu đó có hòn đá chân răng. Xem bản vẽ gốc của đập ba ra Đô Lương phía dưới ̣đập tràn đáy sông là 1 khoảng khá rộng ghép toàn loại đá này. Muốn cất cánh phát triển phải tìm hiểu cái thành tựu của ông cha ta thời xưa và từ đó làm theo hay phát triển lên. Xem Freimaurerei trong Wikipedia.de

    Trả lờiXóa
  3. Quý Thầy nên cẩn thận! Nhiều phát biểu được cho là của Einstein về tôn giáo là ngụy tạo (chẳng hạn cho rằng đạo Phật là "tôn giáo của tương lai"), không tìm ra căn cứ văn bản gốc nào hết dù được phổ biến và ca tụng rầm rộ, tràn lan khắp nơi! Mong quý Thầy trưng văn bản gốc thật rõ ràng trước khi cao đàm nhé!!

    Trả lờiXóa
  4. Đạo Vũ Trụ của Einstein chẳng thấy giáo chủ cũng chẳng thấy môn đồ ? Không lẽ có mình ông ta vừa là giáo chủ sáng lập vừa là tín đồ duy nhất !

    Trả lờiXóa