Song Hà
CON GÌ BAY LẢ BAY LA?
Và "bay lả bay la" là bay như thế nào?
Muốn biết, hãy đọc các cuốn từ điển tiếng Việt của giáo sư Nguyễn Lân, người từng được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt" năm 2001.
GS Nguyễn Lân giải thích cụm từ "bay lả bay la" như sau: "Nói chim bay nơi này nơi khác sát mặt đất".
CON GÌ BAY LẢ BAY LA?
Và "bay lả bay la" là bay như thế nào?
Muốn biết, hãy đọc các cuốn từ điển tiếng Việt của giáo sư Nguyễn Lân, người từng được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt" năm 2001.
GS Nguyễn Lân giải thích cụm từ "bay lả bay la" như sau: "Nói chim bay nơi này nơi khác sát mặt đất".
Ngay sau đó, giáo sư lấy một ví dụ cực kỳ sinh động "Con quạ bay lả bay la".
Tôi đến phì cười với những phát hiện của anh Hoàng Tuấn Công, khi đọc "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu", mà anh là tác giả.
Anh Công làm ở Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa, lĩnh vực anh hoạt động không liên quan gì đến ngôn ngữ. Nhưng anh Công ạ, anh đã rất to gan khi dám đụng đến một tượng đài, một nhà vô địch từ điển, người được coi là mẫu mực trong công tác nghiên cứu và biên soạn các bộ từ điển tiếng Việt. Đó là cố GS khả kính Nguyễn Lân.
Thôi, tạm để "tội" của anh đó đã. Chúng ta cùng đọc qua một số "định nghĩa" buồn cười, ngớ ngẩn, không chính xác... của GS Nguyễn Lân trong sách đã dẫn.
Ngoài việc hô biến con cò thành con quạ bay lả bay la, mỗi khi đụng đến chim là giáo sư lại lúng túng trong việc giải thích. Với câu "ba hoa chích chòe", GS cho rằng "Chích chòe là một loài chim nhỏ hay kêu chiêm chiếp". Trời ạ! Cái tiếng chiêm chiếp kia thì chỉ có gà con mới "kêu chiêm chiếp", còn để diễn tả tiếng chích chòe, người ta sẽ nói nó hót líu lo, hoặc nếu kêu, nó cũng chỉ kêu chòe chòe mà thôi (tôi nuôi bọn này nên tôi biết).
Trong Từ điển thành ngữ, tục ngữ VN, GS còn có những "sáng tác" rất vui, ví dụ "mượn đầu....voi nấu cháo". Câu này được giải thích "Cười kẻ hay nói khoác". Hehe, có nói khoác thì dân gian xưa nay cũng chỉ dám mượn đầu heo nấu cháo, chứ chưa ai manh động mượn hẳn đầu voi cả.
Vui hơn, GS giải thích từ "mua dâm" là "Đi lại với gái mại dâm". Chết cười, mua dâm nói theo ngôn ngữ của giới chuyên môn bây giờ là đi đá phò. Đá phò không thể chỉ "đi lại với gái mại dâm" được (trừ mấy anh nhà báo đi thực tế viết bài, mấy anh đạo đức này thường chỉ cho tiền rồi viết "tôi bảo hôm nay anh mệt rồi cáo lui" chứ không đá, mả bố các anh bốc phét)
GS cắt nghĩa từ "âm phủ" như sau. (Âm: chết; phủ: dinh thự) Chỗ người chết ở theo mê tín. Vậy âm hộ sẽ được hiểu như thế nào đây, nếu âm là chết? Hay ta mạnh dạn cắt nghĩa âm hộ là nơi nguy hiểm (chết) cấm vào?
Còn rất nhiều lỗi ngớ ngẩn, ngô nghê, tối nghĩa hoặc thiếu chính xác, chưa kể ngay cả khi GS biên soạn cuốn "Muốn đúng chính tả" thì bản thân GS cũng mắc cực kỳ nhiều lỗi chính tả. Anh Công, mặc dù công tác ở TT khuyến nông tỉnh Thanh Hóa nhưng đã chỉ ra rất nhiều lỗi chính tả của GS. Đây hoàn toàn lá "dấu ấn cá nhân", thuộc về "phong cách" của GS hơn là lỗi thằng đánh máy. Cụ thể GS rất hay mắc lỗi nói ngọng (dẫn đến viết ngọng L/N, X/S, R/GI...), như "nen nét", cái "lõ" điếu, "chỗi" dậy, "giộp" bỏng, quyến "dũ", ngã "xóng" xoài, "xặc" sỡ...
Tôi không thể hiểu được vì sao một công trình nghiên cứu mang tính chuẩn mực, từng được trao giải thưởng Nhà nước và là cẩm nang cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về từ ngữ tiếng Việt, lại được biên soạn sơ sài và mắc nhiều lỗi sơ đẳng đến vậy. Lạ hơn nữa là hội đồng xét duyệt, ban biên tập và những người chịu trách nhiệm xuất bản... không có ai nhận ra những lỗi cơ bản đó của tác giả để sửa chữa và hoàn thiện trong các lần tái bản sau.
Cùng với việc khen anh Công vì những phát hiện và đóng góp to lớn trong công trình khảo cứu này, tôi đề nghị Liên hiệp các hội VHNT cấp cho anh ấy một cái xe ô tô để anh phối kết hợp vừa chở phân, chở giống ra đồng giúp bà con, vừa làm phương tiện đi lại. Đại thi hào Hữu Thỉnh làm được mấy bài thơ không ai thuộc còn đòi được cấp xe riêng, thì như anh Công (và tôi) bét cũng phải được con Morning.
Qua đây một lần nữa cho phép tôi nghi ngờ tính khách quan, khoa học của nhiều công trình nghiên cứu và các giải thưởng tầm cỡ quốc gia của một số vị giáo sư, tiến sỹ trong thời gian gần đây.
Anh phục chú Hoàng Tuấn Công. Cảm ơn ông Hoàng Tuấn Phổ. Thanh Hóa nhiều tài năng, nhiều dũng khí!
Trả lờiXóaAnh Hoàng Tuấn Công đúng là hai lúa làm khoa học! Ở T.T khuyến Nông mà khảo cứu về sách vở chữ nghĩa, thế không biết các bác ở chỗ chữ nghĩa sách vở (viện ngôn ngữ/ khoa văn học/ viện hàn lâm KHXH&NV...) thì đi nghiên cứu gì nhỉ, chắc lại nghiên cứu khuyến nông? Những người tài bây giờ cứ làm việc lộn sòng thế nào ý?
XóaHaizzzzz đọc bài này vừa đọc vừa cười. Đọc xong rồi thì mắt cay cay trước thực trạng khoa học XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.......
Trả lờiXóaViết hay thật.
Trả lờiXóaĐọc thấy sướng như "đi lại với gái mãi dâm".
Mãi dâm có phải là "dâm mãi" không các cụ, tức là dâm rất lâu dâm mãi mãi ý?
XóaCái con chim bồ câu nó bay gần mặt đất mà chả thấy ai bảo: bồ câu bay lả bay la nhỉ?
Xóabài viết phê phán quá hay
Trả lờiXóaTôi thì đề nghị cấp cho anh Công cái xe công nông (đúng ngành nghề) rồi đem đổi cho Đại thi hào Hữu Thỉnh (cho đúng mốt).
Trả lờiXóaGiờ mới được biết Hoàng Tuấn Công là con/cháu ông Hoàng Tuấn Phổ. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh...
Trả lờiXóaTừ điển là chuẩn mực, những lỗi rất sơ đẳng ấy có thể do lỗi của người oánh máy chứ GS Nguyễn Lân đã về với tổ tiên thì làm gì có lỗi nữa, cũng cảm ơn Tuấn Công Thư Phòng đã mạnh dạn và thẳng thắn và có thể cảnh báo những ai có ý định đưa Bố làm Nghệ sĩ gì gì đó hoặc Quốc sư, Quốc sãi sẽ phải cẩn trọng hơn.
Trả lờiXóaÔng Lân không được xét duyệt bao giờ sao dám nhận giáo sư nhĩ?
Trả lờiXóaMà cụ Lân dạy học bao nhiêu năm chẳng lẽ dạy cho học sinh thế này à?
Trả lờiXóaCon cò bay lả bay la có nghĩa là con cò bay lâu quá liệt sức(lả) nên còn cất tiếng la
Trả lờiXóaĐất nước này có được một người dày công, tự viết được cuốn từ điển không cần phân công của nhà nước là phúc lắm rồi. Bất hạnh là nhà xuất bản hoặc bất tài hoặc lười biếng, vô trách nhiệm mới tới nông nỗi đó. Tiền lương nhà xuất bản nên truy thu trả cho anh Hoàng Tuấn Công mới công bằng.
Trả lờiXóaSONG HÀ bắt bẻ từ ÂM PHỦ chưa thoả đáng:"GS cắt nghĩa từ "âm phủ" như sau. (Âm: chết; phủ: dinh thự) Chỗ người chết ở theo mê tín...Vậy âm hộ thì sao ?".
Trả lờiXóaTỪ "âm" khi kết hợp với "phủ" khác với "âm" kết với "hộ". Đó là độ mở linh động của từ đơn khi tạo từ ghép. Ở đây liên quan độ mở rộng của cặp cấu trúc ÂM - DƯƠNG.
SONG HÀ phê phán cái này cũng chưa ổn:
Trả lờiXóa"Vui hơn, GS giải thích từ "mua dâm" là "Đi lại với gái mại dâm".
Định nghĩa của cụ Lân tuy đơn sơ nhưng chấp nhận được, theo cách nói của người cao tuổi giai đoạn trước. Bây giờ có nhiều cách nói khác.
Không biết cái "hội đồng xét giải thưởng Nhà nước" cho GS Nguyễn Lân có đọc cuốn từ điển này của ông trước khi xét giải thưởng không nhỉ?
Trả lờiXóaCon bò chứ con gì nữa:
Trả lờiXóa" Con bò bay lả bay la"
Khi đã nói công trình khoa học thì trước hết phải nói đến tính khoa học và chính xác ,còn về tuổi tác chỉ thêm sự thừa nhận nổ lực và lòng say mê ,tận tụy với công việc của tác giả .
Trả lờiXóaNếu quyển từ điển của gs N.Lân chính xác thì tác giả xứng đáng nhận sự vinh danh ,còn nếu sai nhiều quá và sai cơ bản thì làm thui chột tiếng Việt .
Do đó cần sự phản biện khoa học ,xem xét thấu đáo công khai và đi đến tận cùng sự việc .Vì từ điểm của GS N.Lân đang được xem là chuẩn ,nếu có quá nhiều lỗi sai thì sẽ giết chết tiếng Việt và mang di họa về sau rất lớn.
Như vậy trách nhiệm bắt buộc là của các nhà Ngôn Ngữ Học Việt Nam ,mà cụ thể là ở cơ quan VIỆN HÀN LÂM NGÔN NGỮ HỌC VN. Chính họ phải tổ chức hội thảo công minh ,ngay thẳng và không dấu diếm hoặc thỏa hiệp với bất cứ ai .
Thế mà hôm giờ họ lặn mất tâm hoặc đưa quan điểm nhưng dấu tên ,qua đó cho thấy họ không dũng cảm và xứng đáng vị trí mà họ đang ăn lương để làm công việc của HTC.
Xem thế mới biết nền giáo dục Việt Nam nô dịch biết chừng nào
Trả lờiXóaGS Nguyễn Lân giải thích cụm từ "bay lả bay la" như sau: "Nói chim bay nơi này nơi khác sát mặt đất".
Trả lờiXóa???
Thường người ta nói "bay lả bay la" để miêu tả sự bay của con cò. Mà chúng thường bay khá cao. "Bay lả bay la" có lẽ là miêu tả việc bay chấp chới, uyển chuyển của chúng.
Tôi còn nhớ cách đây mấy chục năm ở Hà Nội, có đọc ý kiến của một học giả rằng, đoàn công-voa (convoi - đoàn xe hộ tống quân sự) trong tiếng Pháp bắt nguyồn từ... tiếng Việt "Con voi"!
Bái phục các sư phụ lởm!
Song Hà hỏi CON GÌ BAY LẢ BAY LA: Xin giả nhời rằng- Con gì cũng bay lả bay la được, kể cả con người(Bay bằng dù). Còn MUA DÂM thì là động vật khác giới(Đực hoặc Cái) mang Thóc hoặc gì đó quy đổi tương đương để thỏa mãn cái sung sướng chỉ chính chủ lần đó thôi mà để cho người khác biết thì hơi bị ngại, hay Đá phò cũng được, nhưng nói như anh Phọt Phẹt, cái đồ cổ của mình mà lại nói là Tỉn Con Phò thì....
Trả lờiXóaThời bát nháo xã hội chủ nghĩa !
Trả lờiXóaĐọc trên báo mạng thấy con cụ Nguyễn phản công lại mà thấy buồn, con cụ toàn người trí thức có học hàm học vị thế mà bảo Hoàng Tuấn Công "Chơi lại" cụ. Đã là khoa học thì phải khách quan và chính xác, nếu có sai thì phải sửa đấy mới là người "tử tế".
Trả lờiXóaChưa được đọc công trình khảo cứu và sửa lỗi cụ Nguyễn Lân mà anh nông dân Hoàng Tuấn Công là tác giả. Nhưng bài viết của tác giả hay đáo để. Đọc xong cười sảng khoái như ...từ âm phủ trở về..
Trả lờiXóaTôi thử đưa mấy thí dụ này không nói của ai hỏi một bác nông dân ít chữ nhà bên cạnh. Nghe xong bác bảo thằng nào giải thích mà ngu thế?
Trả lờiXóa