Liệu sẽ xảy ra sự kiện Đồng Tâm 2?
Báo Gia đình & Xã hội có bài: Chủ tịch xã An Khánh lo ngại Thái Nguyên sẽ có vụ Đồng Tâm thứ 2. Bài báo cho biết: “Đã
5 tháng kể từ ngày người dân xã An Khánh dựng lều, căng băng rôn, khẩu
hiệu phản đối việc đổ xỉ thải ở mỏ than Khánh Hòa, Chủ tịch UBND xã An
Khánh lo lắng, đứng ngồi không yên, ông lo ngại Thái Nguyên sẽ có vụ
Đồng Tâm thứ 2“.
Nguyên nhân dẫn đến việc người dân liên tục phản đối hoạt động khai thác than của Công ty Than Khánh Hòa là do “không tìm được tiếng nói chung” về giá cả đền bù cho dân. Được biết, “người dân đã bắt giữ 1 cán bộ công an huyện. Trước thông tin này, lực lượng công an đã được huy động để giải cứu cán bộ công an…“. Vẫn chưa có thông tin vị cán bộ này đã được giải cứu hay chưa.
Mời đọc thêm: Đại Từ – Thái Nguyên: Người dân phản đối hoạt động khai thác than, ném đá vào lực lượng chức năng (GĐ&XH).
Còn ở Nghệ An, một vụ khiếu nại gần giống vụ Đồng Tâm, được báo Nghệ An đưa tin: Kiến nghị của người dân xã Nghi Liên (TP.Vinh) là chính đáng!
Nội dung đơn kiến nghị nêu một số điểm chính: “Đề nghị làm rõ vấn
đề đất đai thuộc phạm vi Cụm cảng hàng không Vinh quản lý và đất thuộc
quyền sử dụng của người dân 3 xóm; qua đó, thực hiện đóng mốc ranh giới.
Thứ hai, làm rõ việc Cụm cảng hàng không Vinh chiếm dụng đất đai của xã
Nghi Liên với diện tích khoảng 9 ha trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó,
người dân 3 xóm cũng đề nghị làm rõ việc xử lý 138 lô đất mà chính quyền
xã Nghi Liên đã cấp trái thẩm quyền từ năm 2004 trở về trước“.
Hiện tại, chính quyền xã đã biết lắng nghe dân, tổ chức một buổi đối thoại, tháo gỡ những vướng mắc trên: “Tại buổi đối thoại, đại diện chính quyền xã Nghi Liên đã làm rõ từng nội dung, và xác định, các kiến nghị của người dân 3 xóm là chính đáng“.
------------------
sẽ có vụ Đồng Tâm thứ 2
Ngày 19 Tháng 8, 2017 | 08:21 AM
Đã 5 tháng kể từ ngày người dân xã An Khánh dựng lều, căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối việc đổ xỉ thải ở mỏ than Khánh Hòa, Chủ tịch UBND xã An Khánh lo lắng, đứng ngồi không yên, ông lo ngại Thái Nguyên sẽ có vụ Đồng Tâm thứ 2.
Liên quan đến sự việc hàng trăm người dân xã An Khánh tụ tập, phản đối hoạt động khai thác than của Công ty Than Khánh Hòa sáng 16/8, ông Trương Văn Dũng cho biết, sự việc người dân phản đối Công ty diễn ra từ 26/3, kéo dài đến thời điểm hiện tại là do các bên không tìm được tiếng nói chung.
Theo ông Dũng, UBND xã, huyện, cũng như tỉnh Thái Nguyên đã nhiều lần tổ chức đối thoại với người dân. Tuy nhiên, người dân nhất quyết phản đối và yêu cầu Công ty Than Khánh Hòa phải đền bù cho hơn 18ha ruộng với giá hơn 100 triệu đồng/sào thì mới đồng ý.
Đã 5 tháng kể từ ngày người dân xã An Khánh dựng lều, căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối việc đổ xỉ thải ở mỏ than Khánh Hòa, Chủ tịch UBND xã An Khánh lo lắng, đứng ngồi không yên, ông lo ngại Thái Nguyên sẽ có vụ Đồng Tâm thứ 2.
Liên quan đến sự việc hàng trăm người dân xã An Khánh tụ tập, phản đối hoạt động khai thác than của Công ty Than Khánh Hòa sáng 16/8, ông Trương Văn Dũng cho biết, sự việc người dân phản đối Công ty diễn ra từ 26/3, kéo dài đến thời điểm hiện tại là do các bên không tìm được tiếng nói chung.
Theo ông Dũng, UBND xã, huyện, cũng như tỉnh Thái Nguyên đã nhiều lần tổ chức đối thoại với người dân. Tuy nhiên, người dân nhất quyết phản đối và yêu cầu Công ty Than Khánh Hòa phải đền bù cho hơn 18ha ruộng với giá hơn 100 triệu đồng/sào thì mới đồng ý.
Sự việc tụ tập, phản đối hoạt động khai thác than của người dân xã An Khánh diễn ra
đã lâu khoảng 5 tháng nay. (ảnh: Đỗ Lực)
Nhưng, xét thời điểm đền bù đất ruộng khi đó giá 78.300.000 đồng/sào nên sự việc người dân đòi phải đền bù bằng giá các thửa ruộng sau là điều khó chấp nhận. Không tìm được tiếng nói chung, người dân đã tụ tập, dựng lều cắt cử người trông coi ở chân khu mỏ. Mỗi khi xe của Công ty chở xỉ than đổ xuống, người dân lại hô hào nhau ra phản đối.
Trước phản ứng mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp Than Khánh Hòa đã phải cầm chừng sản xuất trong nhiều tháng.
"Đúng ngày thành lập đoàn 26/3, hàng trăm người dân đã tụ tập, dựng lều bạt, căng băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu Công ty này dừng hoạt động đổ xỉ thải. Thời điểm đó, chính quyền xã, huyện và tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với dân, tuy nhiên người dân không đồng thuận. Họ nhất quyết đòi Công ty phải thực hiện đền bù hơn 100 triệu đồng/1 sào đất lúa, chứ không lấy 78.300.000 đồng/sào…”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, sự việc người dân quá khích ném đá vào lực lượng công an đang bảo vệ mục tiêu đã làm 20 cán bộ, chiến sĩ công an bị thương.
.
Video cuộc đụng độ giữa người dân và các lực lượng chức năng sáng 16/8/2017.
Nguồn: mạng xã hội.
Trước đó, thông tin đến Báo Gia đình & Xã hội, ông Trương Văn Dũng cho biết, do không đồng tình với giá đền bù đất mà Công ty Than Khánh Hòa bồi thường, sáng 16/8 hàng trăm người dân đã tụ tập, phản đối.
Người dân đã bắt giữ 1 cán bộ công an huyện. Trước thông tin này, lực lượng công an đã được huy động để giải cứu cán bộ công an và giữ gìn an ninh trật tự.
Sự việc có tính nghiêm trọng, trực tiếp lãnh đạo công an tỉnh đã xuống hiện trường chỉ đạo.
Đỗ Lực
Câu chuyện ở Thái nguyên thì không biết sẽ đi tới đâu, nhưng vụ việc ở xã Nghi Liên thì nếu chính quyền hành xử như Đồng Tâm thì sẽ không yên với dân choa được mô. Đừng coi thường dân XỨ NGHỆ.
Trả lờiXóa