Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

CẬP NHẬT TIN TỨC VỀ VỤ BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH

Thanh về trên tấm thảm bay huyền thoại. Chứ đâu phải về trên một máy bay.
Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh

Nhà văn Phạm Thị Hoài: Tờ taz vừa đưa thêm thông tin chi tiết hơn về vụ bắt cóc ở Công viên Vườn thú. Đáng chú ý: 

Ông Thanh sang Đức bằng hộ chiếu ngoại giao, vì từng là đại biểu Quốc hội. Ông và vợ đã xin giấy phép lưu trú tại Đức, nhưng chỉ vợ ông được cấp, còn ông thì không, vì ông đang bị Hà Nội truy tìm. Tháng Sáu 2017, tức một tháng trước G20, ông làm đơn xin tị nạn.


Sáng ngày 24/7, sau khi bà luật sư của ông báo tin ông biệt tăm, không đến cơ quan phụ trách tị nạn để trình bày hồ sơ theo lịch định và lo lắng rằng có thể ông đã bị bắt cóc thì cơ quan an ninh quốc gia (Staatsschutz) cho biết là còn quá ít cơ sở để nhận định. Song hai hôm sau, tức ngày 26/7, thì cảnh sát thông báo cho bà rằng „hầu như không còn nghi ngờ gì về việc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một người Việt giữa Berlin“.

Điện thoại di động của ông Thanh bị rớt lại tại hiện trường.

Mà toàn bộ cuộc đời chúng ta bây giờ đều nằm trong điện thoại và chắc chắn ông đã sử dụng mạng điện thoại ở Đức. Chuyện ngày càng thú vị.

Dưới đây là Tổng hợp và bình luận của Báo Tiếng Dân:
Đức phẫn nộ vì ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, không phải vì họ xem ông Thanh là một nhân vật quan trọng, mà vì các viên chức VN ở Đức hành xử giống như băng đảng mafia, tại đất nước có luật pháp như Đức. BBC đưa tin, Đức dọa trả đũa Việt Nam vì ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù phía Việt Nam phủ nhận chuyện bắt cóc ông Thanh, nhưng Đức khẳng định ông ta bị bắt cóc.

Ông Sigmar Gabriel, Ngoại trưởng Đức, yêu cầu viên chức tình báo Việt Nam phải rời khỏi Berlin. Ông nói: “Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng ông ta liên quan vụ bắt cóc. Không có chi tiết gì trái ngược giả thuyết này. Mọi thứ đều ủng hộ giả thiết rằng ông ta, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam và dùng nơi ở của ông ta tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đã xin tị nạn”.

ông Nguyễn Đức Thoa, đại diện Tổng cục Tình báo Việt Nam ở Berlin đã bị Chính phủ Đức trục xuất. Trang Thời Báo cho biết: “Cộng đồng người Việt tại Đức đang phải trải qua một thời kỳ khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng với cơ quan đại diện của họ, nhiều người bày tỏ lo lắng khi tình hình an ninh trật tự ở đây đang trở nên xấu đi, bất cứ lúc nào bản thân và gia đình họ cũng có thể bị những đối tượng có vũ trang đột nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Đức để bắt cóc hoặc khủng bố“.


Tác giả Giang Phúc Đông Sơn từ CHLB Đức, có bài viết riêng cho Tiếng Dân: Người Đức nghĩ gì về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh? Tác giả viết: “Ngay cả khi Thanh là một tội phạm đang bị lãnh án tù ở Đức vì một tội nào đó thì việc bắt cóc Thanh vẫn là xâm phạm chủ quyền quốc gia của Đức. Đòi Việt Nam phải trao trả Thanh chẳng phải để chứng tỏ uy quyền hay sự nghiêm minh của nền tư pháp Đức. Tất cả chỉ là nguyên tắc tôn trọng công pháp quốc tế trong quan hệ ngoại giao“.

Về hậu quả trong quan hệ Việt – Đức, Facebooker Le Ngoc Son có bài phân tích cho rằng: “Đức là nước tôn trọng sự khác biệt, đặc biệt là quyền cá nhân, và phẩm giá con người. Chưa ai được xem là có tội khi chưa qua xét xử“. Do đó, theo tác giả, “những gã tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh không có đất dung thân“, nhưng Đức là nước tôn trọng quy trình và thủ tục, nên “mọi thứ vội vàng và ‘vuốt mặt’ họ là đều là thứ khó được chấp nhận!

Trên trang Sputnik, chuyên gia Anton Tvestov từ Trung tâm hoạch định chiến lược Nga, nêu một số lý do vì sao vụ Trịnh Xuân Thanh quan trọng với chính trị nội bộ Việt Nam. Ông Tvestov nói rằng, do chiến dịch chống tham nhũng ở Việt nam đang vào tâm điểm, cũng như những người đứng đầu chiến dịch này muốn biết, kẻ nào đã tiếp tay, giúp Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài. Tác giả kết luận: Mặc dù chuyện này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ Việt – Đức, nhưng Hà Nội “sẵn sàng đương đầu với khả năng xấu hơn nữa…“.

Liên quan đến vụ án ông Trịnh Xuân Thanh, cựu bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã bị kỷ luật, nhưng bằng hình thức… cảnh cáo và bị “cắt hết các chức vụ đã từng có“. Chức vụ “đã từng có”, nghĩa là hiện “không còn” giữ chức vụ đó, mà đã “không còn” thì lấy gì để “cắt”?

Ngoài ông Vũ Huy Hoàng, còn có 6 lãnh đạo cao cấp khác cũng bị xử lý kỷ luật, chỉ với hình thức “kỷ luật cảnh cáo” và “kỷ luật khiển trách”, cho dù họ “đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc và tạo dư luận xấu trong xã hội“.

Cũng vụ Trịnh Xuân Thanh, VTC cho biết, trong buổi họp báo Chính phủ, trả lời phóng viên về vấn đề thất lạc hồ sơ của ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó chủ tịch Hậu Giang, đại diện Bộ Nội vụ cho biết: “Hiện nay hồ sơ gốc thì vẫn còn, chỉ thất lạc bộ hồ sơ do tỉnh Hậu Giang chuyển đến. Chúng tôi đang tiến hành kiểm điểm, khi có kết quả sẽ thông báo”.




Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét