VỀ THỎA THUẬN ĐỒNG TÂM
Lê Tuấn Huy
14 - 16/06/2017
Những điều đạt được giữa Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm ngày 24/02/17 có thể gọi là thỏa thuận Đồng Tâm.
Đó không phải là câu chữ bột phát và thiếu ý thức, không phải hành động đơn phương và nhất thời, mà là một giao ước ràng buộc lẫn nhau. Về phía người dân, là giao trả người và trở về đời sống dân sự. Về phía ông Chung, là những gì đã viết trong Bản cam kết.
1.
Có ý kiến cho rằng viết cam kết này, ông Chung không có cơ sở pháp lý và đã xâm phạm đến tư pháp. Theo luật định và thực tế thì sao?
Khoản 3 Điều 22 Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương quy định Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh có quyền: Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng (...).
Khoản 2 Điều 20, cũng của Luật trên, quy định: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
Cơ quan công an cấp tỉnh hiện nay không còn dùng chữ “Sở” (mà chỉ vỏn vẹn chữ “Công an”), nhưng theo phân cấp tại Khoản 1 Điều 16 Luật Công an Nhân dân, Công an tỉnh là một cơ quan tương đương sở. Và do đó, Công an tỉnh phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh khi ông này thực hiện nhiệm vụ về an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Khoản 1 Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự trao cho cơ quan điều tra thẩm quyền khởi tố vụ án. Ngoài việc tự mình ghi nhận dấu hiệu tội phạm và quyết định khởi tố, cơ quan này còn khởi tố dựa trên những căn cứ khác, quy định tại Điều 143 và Điều 155 của cùng Bộ luật. Theo đó, là các trường hợp sau: tố giác, có tin báo, tin từ truyền thông, kiến nghị, tự thú, người bị hại yêu cầu...
Đối chiếu qua trường hợp Đồng Tâm, giả như, cho dù cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố – như cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự của ông Chung – thì, nếu bất bình với cam kết của ông Chủ tịch, cá nhân nào đó vẫn có quyền tố giác, cơ quan nhà nước nào đó vẫn có quyền kiến nghị, người nào đó trong số 38 người bị giữ vẫn có quyền yêu cầu..., để công an Hà Nội phải khởi tố. Tuy nhiên, với thẩm quyền của mình (như đã nêu), Chủ tịch Chung hoàn toàn có thể chỉ đạo không khởi tố.
Điều đó có phải là can thiệp của hành pháp vào công việc của tư pháp? Dù có khác biệt trong vận hành tư pháp giữa Việt Nam và chuẩn mực tiến bộ của thế giới, thì bộ máy an ninh công quyền (tức “công an”) ở đâu cũng thuộc về hành pháp. Nên, nếu Nguyễn Đức Chung có chỉ đạo không khởi tố, thì đó vẫn nằm trong thẩm quyền hành pháp của ông. Và công cụ để kiểm soát và điều chỉnh sự lạm dụng thẩm quyền này – nếu có – là hội đồng nhân dân cùng cấp, hành pháp cấp trên, và công luận.
Cũng có ý cho rằng Bản cam kết do ông Chung viết tay và lăn tay đó không có con dấu, nên không có hiệu lực. Thế nhưng, hiệu lực là ở đâu nếu trước hết không phải là ở chính tư cách Chủ tịch Thành phố Hà Nội của ông?
Chỉ với buổi làm việc với tư cách ấy thôi, đã cho ông thẩm quyền viết Bản cam kết.
Nó sẽ đương nhiên vô hiệu nếu ông Chung đến Đồng Tâm chỉ với tư cách một người bình thường. Nhưng với tư cách ấy, trong trường hợp ấy, thì dân Đồng Tâm cũng đã đương nhiên không cần cái gọi buổi đối thoại ấy, không cần phải tiếp cái ông có tên Nguyễn Đức Chung đồng dân vô quyền ấy.
Cùng với tư cách và thẩm quyền như vậy, với sự chứng kiến và xác thực bằng chữ ký của hai đại biểu quốc hội, trước sự chứng kiến và xác thực thực tế của người dân Đồng Tâm, Bản cam kết của Chủ tịch Chung không những có giá trị pháp lý mà còn mang giá trị đạo lý và giá trị chính trị.
Muốn hủy bỏ nó, nếu trên tinh thần của công lý và công minh, của sự chính trực và chính danh, không thể đơn giản là nại ra con dấu, mà phải xem xét đến sự tồn tại của chính chức vị của ông Chủ tịch, cũng như cần đến những định chế và tiến trình chính trị lẫn pháp lý khác (chẳng hạn, tòa án hiến pháp, ủy ban điều tra độc lập của quốc hội... mà hiện không có). Không thể không ghi nhận sự vận hành theo cơ chế con dấu ở Việt Nam, nhưng cần thấy rằng, khi đi ngược lại với chữ “nếu” vừa nêu, phủ nhận giá trị pháp lý của nó theo kiểu giũ áo phủi bỏ, thì dứt khoát cũng là đã chà đạp lên giá trị đạo lý và hủy diệt giá trị chính trị, mà hậu quả chắc chắn không thể nhỏ.
2.
Tiến trình của sự việc và thời điểm của quyết định khởi tố ngày 13/06/17 khiến cho khó mà không có nghi vấn, rằng đấy chỉ là việc bình thường của công an, hay có những toan tính khác thường? Đấy là những giả định có thể có, theo mức độ tiêu cực giảm dần:
- Thỏa thuận Đồng Tâm chỉ là biện pháp tình thế và giả tạo ngay từ đầu, chính quyền vẫn quyết thắng dân cho bằng được.
- Các thế lực tương nghịch trong Đảng Cộng sản Việt Nam chống nhau hoặc chống lại hướng đối thoại vừa manh nha.
- Trước nguy cơ mất sân golf Tân Sơn Nhất, nhóm lợi ích có liên quan dùng Đồng Tâm để đổi chác, hoặc ít ra là “đáp lễ”.
- Cá nhân Nguyễn Đức Chung bị chống đối, bị chơi xỏ.
- Khởi tố như một đòn gió, nhằm thỏa mãn nhóm người bảo thủ muốn giữ “kỷ cương phép nước”, hoặc để đáp ứng cho thế lực công an không muốn bị mất mặt.
- Khởi tố như một đòn gió, để một vài nhân vật sẽ ghi điểm khi thay đổi được tình thế.
- Khởi tố như một đòn gió, giữ cho tất cả trong thế cùng thắng.
- Khởi tố như một đòn gió, nhân đang nóng vụ sân golf Tân Sơn Nhất, tái kích hoạt công luận về dự liên quan của quân đội tại đây nói riêng, và hoạt động kinh tế của quân đội nói chung, cũng như về sở hữu đất đai.
Lê Tuấn Huy
14 - 16/06/2017
Những điều đạt được giữa Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm ngày 24/02/17 có thể gọi là thỏa thuận Đồng Tâm.
Đó không phải là câu chữ bột phát và thiếu ý thức, không phải hành động đơn phương và nhất thời, mà là một giao ước ràng buộc lẫn nhau. Về phía người dân, là giao trả người và trở về đời sống dân sự. Về phía ông Chung, là những gì đã viết trong Bản cam kết.
1.
Có ý kiến cho rằng viết cam kết này, ông Chung không có cơ sở pháp lý và đã xâm phạm đến tư pháp. Theo luật định và thực tế thì sao?
Khoản 3 Điều 22 Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương quy định Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh có quyền: Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng (...).
Khoản 2 Điều 20, cũng của Luật trên, quy định: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
Cơ quan công an cấp tỉnh hiện nay không còn dùng chữ “Sở” (mà chỉ vỏn vẹn chữ “Công an”), nhưng theo phân cấp tại Khoản 1 Điều 16 Luật Công an Nhân dân, Công an tỉnh là một cơ quan tương đương sở. Và do đó, Công an tỉnh phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh khi ông này thực hiện nhiệm vụ về an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Khoản 1 Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự trao cho cơ quan điều tra thẩm quyền khởi tố vụ án. Ngoài việc tự mình ghi nhận dấu hiệu tội phạm và quyết định khởi tố, cơ quan này còn khởi tố dựa trên những căn cứ khác, quy định tại Điều 143 và Điều 155 của cùng Bộ luật. Theo đó, là các trường hợp sau: tố giác, có tin báo, tin từ truyền thông, kiến nghị, tự thú, người bị hại yêu cầu...
Đối chiếu qua trường hợp Đồng Tâm, giả như, cho dù cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố – như cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự của ông Chung – thì, nếu bất bình với cam kết của ông Chủ tịch, cá nhân nào đó vẫn có quyền tố giác, cơ quan nhà nước nào đó vẫn có quyền kiến nghị, người nào đó trong số 38 người bị giữ vẫn có quyền yêu cầu..., để công an Hà Nội phải khởi tố. Tuy nhiên, với thẩm quyền của mình (như đã nêu), Chủ tịch Chung hoàn toàn có thể chỉ đạo không khởi tố.
Điều đó có phải là can thiệp của hành pháp vào công việc của tư pháp? Dù có khác biệt trong vận hành tư pháp giữa Việt Nam và chuẩn mực tiến bộ của thế giới, thì bộ máy an ninh công quyền (tức “công an”) ở đâu cũng thuộc về hành pháp. Nên, nếu Nguyễn Đức Chung có chỉ đạo không khởi tố, thì đó vẫn nằm trong thẩm quyền hành pháp của ông. Và công cụ để kiểm soát và điều chỉnh sự lạm dụng thẩm quyền này – nếu có – là hội đồng nhân dân cùng cấp, hành pháp cấp trên, và công luận.
Cũng có ý cho rằng Bản cam kết do ông Chung viết tay và lăn tay đó không có con dấu, nên không có hiệu lực. Thế nhưng, hiệu lực là ở đâu nếu trước hết không phải là ở chính tư cách Chủ tịch Thành phố Hà Nội của ông?
Chỉ với buổi làm việc với tư cách ấy thôi, đã cho ông thẩm quyền viết Bản cam kết.
Nó sẽ đương nhiên vô hiệu nếu ông Chung đến Đồng Tâm chỉ với tư cách một người bình thường. Nhưng với tư cách ấy, trong trường hợp ấy, thì dân Đồng Tâm cũng đã đương nhiên không cần cái gọi buổi đối thoại ấy, không cần phải tiếp cái ông có tên Nguyễn Đức Chung đồng dân vô quyền ấy.
Cùng với tư cách và thẩm quyền như vậy, với sự chứng kiến và xác thực bằng chữ ký của hai đại biểu quốc hội, trước sự chứng kiến và xác thực thực tế của người dân Đồng Tâm, Bản cam kết của Chủ tịch Chung không những có giá trị pháp lý mà còn mang giá trị đạo lý và giá trị chính trị.
Muốn hủy bỏ nó, nếu trên tinh thần của công lý và công minh, của sự chính trực và chính danh, không thể đơn giản là nại ra con dấu, mà phải xem xét đến sự tồn tại của chính chức vị của ông Chủ tịch, cũng như cần đến những định chế và tiến trình chính trị lẫn pháp lý khác (chẳng hạn, tòa án hiến pháp, ủy ban điều tra độc lập của quốc hội... mà hiện không có). Không thể không ghi nhận sự vận hành theo cơ chế con dấu ở Việt Nam, nhưng cần thấy rằng, khi đi ngược lại với chữ “nếu” vừa nêu, phủ nhận giá trị pháp lý của nó theo kiểu giũ áo phủi bỏ, thì dứt khoát cũng là đã chà đạp lên giá trị đạo lý và hủy diệt giá trị chính trị, mà hậu quả chắc chắn không thể nhỏ.
2.
Tiến trình của sự việc và thời điểm của quyết định khởi tố ngày 13/06/17 khiến cho khó mà không có nghi vấn, rằng đấy chỉ là việc bình thường của công an, hay có những toan tính khác thường? Đấy là những giả định có thể có, theo mức độ tiêu cực giảm dần:
- Thỏa thuận Đồng Tâm chỉ là biện pháp tình thế và giả tạo ngay từ đầu, chính quyền vẫn quyết thắng dân cho bằng được.
- Các thế lực tương nghịch trong Đảng Cộng sản Việt Nam chống nhau hoặc chống lại hướng đối thoại vừa manh nha.
- Trước nguy cơ mất sân golf Tân Sơn Nhất, nhóm lợi ích có liên quan dùng Đồng Tâm để đổi chác, hoặc ít ra là “đáp lễ”.
- Cá nhân Nguyễn Đức Chung bị chống đối, bị chơi xỏ.
- Khởi tố như một đòn gió, nhằm thỏa mãn nhóm người bảo thủ muốn giữ “kỷ cương phép nước”, hoặc để đáp ứng cho thế lực công an không muốn bị mất mặt.
- Khởi tố như một đòn gió, để một vài nhân vật sẽ ghi điểm khi thay đổi được tình thế.
- Khởi tố như một đòn gió, giữ cho tất cả trong thế cùng thắng.
- Khởi tố như một đòn gió, nhân đang nóng vụ sân golf Tân Sơn Nhất, tái kích hoạt công luận về dự liên quan của quân đội tại đây nói riêng, và hoạt động kinh tế của quân đội nói chung, cũng như về sở hữu đất đai.
- Và, những kết hợp của vài trường hợp trên.
Dù với bất kỳ trường hợp nào vừa nêu, nếu có bất cứ án tù nào cho người dân Đồng Tâm, thì cá nhân ông Nguyễn Đức Chung cùng toàn thể Bộ Chính trị đương nhiệm cũng sẽ gánh lấy trách nhiệm.
Thỏa thuận Đồng Tâm vẫn là một thỏa thuận lịch sử hay sẽ là một sự lật lọng lịch sử, là tùy ở các vị ấy.
Cơ may giữ lại một niềm tin mong manh cuối cùng cho sự cải tổ hòa bình, đã sơ khởi mở ra từ đối thoại Đồng Tâm, sẽ được tiếp tục hay bị kết liễu sớm, để rồi sẽ đi đến một cuộc động loạn rộng khắp trong tương lai, là tùy ở các vị ấy.
14 - 16/06/17
L.T.H.
(Nguồn bauxitevn, 17/6/2017)
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tau-vo-thep-dong-hong-tong-cuc-hau-can-vao-cuoc-nong-3337545/
Trả lờiXóaCông ty TNHH MTV Nam Triệu (thuộc Bộ Công an) ăn bẩn, ăn cả cứt của ngư dân. Tàu vỏ thép đóng hỏng: Tổng cục Hậu cần vào cuộc nóng.
Ông nguyễn Đức Chung là ủy viên trung ương đảng, phó bí thư thành ủy Hà Nội và đảng của ông là đảng cầm quyền, và hơn thế nữa, chỉ có một đảng của ông lãnh đạo toàn diện đất nước này, ông được cử giữ chức chủ tịch Hà Nội, một chức vụ quan trọng mà đảng giao cho ông, ông lãnh đạo nhân dân, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, công an, quân đội đóng trên địa bàn Hà Nội. Vậy thì ông là một nhân vật chính trị cao cấp. Việc ông đến Đồng Tâm là một sứ mệnh quan trọng mà đảng giao cho ông, ông không đến đó một mình với tư cách cá nhân, và hơn thế nữa, ông không được phép tuyên bố hay ký chác gì nếu đảng của ông không cho phép. Tất cả những gì ông làm, đó là kỷ luật đảng! Những nhân vật cao cấp nhất trong đảng, nhà nước còn phải đọc diễn văn soạn sẵn với dấu chấm, dấu phẩy rõ ràng thì phải hiểu rằng, những gì ông nói, ông ký tên, ông điểm chỉ chính là văn kiện quan trọng mà đảng của ông đã ký với nhân dân và không bao giờ là của cá nhân ông!
Trả lờiXóaTác giả Lê T.Huy viết bài này rất hợp lý và hợp tình.
Trả lờiXóaLý luận thẳng thắn cho một sự kiện liên quan xã hội,kinh tế và chính trị,kể cả luật pháp.
Hợp tình theo kiểu sòng phẳng,công bình một cách minh bạch
chứ không thiên vị bên nào cả.
Tiếc là ông Huy viết không nhiều,có lẽ ông bận việc.Tôi có
lòng mến phục ông qua những bài của ông đăng trên Talawas.