Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

HUẾ ĐÃ HÓA VÀNG XONG MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA



Bia Quốc học trước khi được trùng tu.

Trùng tu biến dạng nhà bia Quốc học: 
Họ đã cạo sạch hoa văn trên đó
Dân Việt
Thứ Tư, ngày 11/01/2017, 06:30

TS Trần Đình Hằng cho rằng, vấn đề nghiêm trọng không phải ở màu sắc lòe loẹt mà là việc người ta đã cạo sạch những hoa văn trang trí trên công trình.



Bia Quốc học Huế sau trùng tu bị sai lệch, lòe loẹt phản cảm?
Bia Quốc học Huế đổ nát, thành tụ điểm "hút hít"
Ngắm 16 bảo vật quốc gia lần đầu tiên được trưng bày

Liên quan đến việc dư luận ở Huế cho rằng việc trùng tu bia Quốc học đã khiến công trình này trở nên lòe loẹt và biến dạng, PV Dân Việt trao đổi với TS Trần Đình Hằng- Phân Viện trưởng Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế.

TS Hằng cho biết, sau khi phát hiện tình trạng trên, ông đã gọi điện phản ánh với ông Nguyễn Văn Thành- Chủ tịch UBND TP.Huế và ông Lê Văn Quảng- Phó Giám đốc phụ trách Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung (thành viên tư vấn thiết kế trùng tu, cải tạo bia Quốc học). Trong đó, ông Quảng đã gặp và trao đổi với ông Hằng nửa giờ đồng hồ.

Theo TS Hằng, màu sắc hiện tại của bia Quốc học giống như “màu cải lương, tuồng chèo”, nhìn rất chói mắt. “Tôi có nguyên bộ ảnh chụp bia Quốc học từ khi khánh thành vào năm 1920. Giờ người ta bao biện hồi đó ảnh chụp là ảnh trắng đen cho nên không biết màu lúc đó nó thế nào”- ông Hằng nói.

Cũng theo ông Hằng, bất kể trước đây màu sắc của bia Quốc học là màu gì thì cũng không thể là màu vàng khè như hiện tại. “Vì những hoa văn trang trí trên đó nó phải có màu tương ứng với nó, bình phong không thể màu vàng khè như thế”- ông Hằng phân tích.

Nhà bia Quốc học Huế hiện nay, ảnh chụp ngày 10.1

Ông Hằng cho rằng, vấn đề nghiêm trọng ở đây chưa phải là màu sắc lòe loẹt mà là việc người ta đã cạo sạch những hoa văn trang trí trên công trình. Ông Hằng nói, giá trị nhất của công trình này là thống hoa văn trang trí có tính biểu tượng chung cho văn hóa truyền thống Việt, cụ thể là Huế, mà họa sĩ đã lấy tinh thần từ bình phong Huế, kiến trúc Huế để đưa vào.

“Bây giờ họ muốn làm cho khỏe, họ cạo hết, nạo hết, làm phẳng hết. Họ cạo đi cái đó mới là cái nguy hiểm. Hoa văn trang trí nó tinh tế như vậy mà bị cạo sạch”- ông Hằng bức xúc bày tỏ.

Ông Hằng cho biết thêm, các cơ quan liên quan đã dựa vào lý do công trình này chưa được công nhận di tích để làm việc tùy tiện. “Đầu tư tiền tỷ để làm việc đó là vô bổ. Chỉ cần dùng tiền đó xử lý, gia cố cái móng cho nó chắc để không sập là được rồi”- ông Hằng cho hay.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử khác ở Huế, trước khi trùng tu bia Quốc học, UBND TP. Huế đáng ra cần tổ chức hội đàm khoa học để tiếp thu ý kiến của giới nghiên cứu và một số đơn vị liên quan để giúp đơn vị thi công làm tốt hơn.

An Sơn

 Trước và sau khi "trùng tu", hóa vàng di tích


4 nhận xét :

  1. cạo cho sạch để chép văn hóa hán tộc vào !!!!!!!

    Trả lờiXóa
  2. Sự vô văn hóa của bọn mần văn hóa chính là tội ác với tổ tiên, di tích và hậu thế... Sẽ còn nhiều công trình lịch sử chịu số phận tương tự khi chúng đã quy tất cả thành tiền...

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là làm văn hóa mà vô văn hóa, Không hiểu những người làm họ nghĩ gì? phá tan nát rồi, nuối tiếc quá

    Trả lờiXóa
  4. Sách báo tư tưởng người trí thức thì đốt sạch, di tích lịch sử thì đập bỏ. Còn gì nữa ?

    Trả lờiXóa