Những thành ngữ gốc Tàu, nhầm lẫn hay cố ý?
Đặng Văn Sinh
Tôi chả ưa gì cái cách ứng xử sặc mùi chauvinism của tay đảng trưởng họ Tập cũng như tập đoàn lãnh đạo Trung cộng với bàn dân thiên hạ, thậm chí bọn hậu Maoisme này đang là mối đe dọa thường trực với nền hòa bình thế giới, không chỉ bởi vũ khí hạt nhân mà còn bởi các học thuyết chính trị cực đoan bắt nguồn từ tư tưởng Đại Hán. Tuy nhiên phải công bằng trong việc đánh giá và vận dụng các thành tựu văn hóa của họ.
Từ thời cổ đại, Trung Quốc đã là một nhà nước phong kiến tập quyền, một ngôn ngữ phong phú, hơn nữa, lại có chữ viết từ rất sớm nên người Tàu kiến tạo được một nền văn hóa mạnh, có ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Trong nền văn hóa Hoa Hạ đặc thù ấy có các loại ca dao, tục ngữ, thành ngữ, mà một phần trong đó được ông tổ của đạo Nho là Khổng Khâu san định thành “Thi Kinh”. Ngoài tục ngữ, ca dao, người Hán còn sử dụng khá nhiều điển cố, mà phần lớn có nguồn gốc từ trước tác của những triết gia, học giả nổi tiếng từng được ghi chép trong chính sử.
Thế nhưng, không hiểu vô tình hay cố ý, người Việt chúng ta lại cứ hay nhân vơ làm của mình. Không ít kẻ chơi trò lập lờ đánh lận con đen, gộp tất cả những lời hay ý đẹp ấy cho một người với mục đích biến đối tượng thành vĩ nhân, mở miệng là lập tức thành lời vàng ý ngọc. Trong phạm vi bài nhỏ này, tôi xin dẫn ra vài thành ngữ bắt nguồn từ điển cố Tàu mà dân ta vẫn ngộ nhận là có xuất xứ từ Việt Nam gần sáu mươi năm qua.
1/ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
Đây là câu thành ngữ được người Hán dùng trong đời sống thường nhật, nguyên văn “Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân” (十年树樹木,百年树樹人), (không có ba chữ “Vì lợi ích”). Tuy nhiên bản thân câu này lại nằm ở một đoạn văn trong bài triết luận “Quyền tu đệ tam” của Quản Di Ngô, tức Quản Trọng (723 hoặc 716 TCN - 645 TCN), vốn là tể tướng của Tề Hoàn Công. Quản trọng được lịch sử Trung Quốc đề cao như một nhà lập thuyết, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà kinh tế, nhà cải cách lỗi lạc, có công chấn hưng nước Tề thành quốc gia đứng đầu Ngũ Bá thời Xuân Thu. Trong bài “Quyền tu đệ tam” (權修第三), Quản Trọng viết “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã; nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã; nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã”
(一年之計,莫如樹穀;十年之計,莫如樹木;終身之計,莫如樹人。一樹一穫者,穀也;一樹十穫者,木也;一樹百穫者,人也).
Có thể dịch nghĩa như sau: “Kế hoạch một năm không gì bằng trồng (ngũ) cốc, kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây, kế hoạch cả đời không gì bằng trồng người. Trồng một được một là trồng (ngũ) cốc; trồng một được mười là trồng cây; trồng một được một trăm là trồng người”. Thiết nghĩ đây là một mệnh đề có nội hàm phong phú, súc tích mang tính ẩn dụ cao nhưng lại dễ nhớ, dễ hiểu, người viết xin phép miễn bàn.
Có thể nói, lời Quản Trọng đã trở thành thành ngữ đặc thù xuyên suốt mấy thiên niên kỷ, giống như một thứ “quốc hồn quốc túy” không thể lẫn được và cũng không ai có thể phủ nhận được của văn hóa Hoa Hạ. Nó nổi tiếng đến mức, tổng thống Barack Obama, đã từng nhắc đến trong cuộc hội kiến với đảng trưởng Hồ Cẩm Đào ngày 19 tháng 01 năm 2011. Gần đây, trong chuyến thăm Đại lục, nữ tổng thống Hàn Quốc , trong lời phát biểu mở đầu bằng tiếng Hán với sinh viên Đại học Thanh Hoa, bà Park Geun-hye đã dẫn nguyên văn câu thành ngữ trên, kèm theo lời bình rất sâu sắc, qua đó tỏ thái độ kính trọng với Quản Di Ngô.
2/
Đặng Văn Sinh
Tôi chả ưa gì cái cách ứng xử sặc mùi chauvinism của tay đảng trưởng họ Tập cũng như tập đoàn lãnh đạo Trung cộng với bàn dân thiên hạ, thậm chí bọn hậu Maoisme này đang là mối đe dọa thường trực với nền hòa bình thế giới, không chỉ bởi vũ khí hạt nhân mà còn bởi các học thuyết chính trị cực đoan bắt nguồn từ tư tưởng Đại Hán. Tuy nhiên phải công bằng trong việc đánh giá và vận dụng các thành tựu văn hóa của họ.
Từ thời cổ đại, Trung Quốc đã là một nhà nước phong kiến tập quyền, một ngôn ngữ phong phú, hơn nữa, lại có chữ viết từ rất sớm nên người Tàu kiến tạo được một nền văn hóa mạnh, có ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Trong nền văn hóa Hoa Hạ đặc thù ấy có các loại ca dao, tục ngữ, thành ngữ, mà một phần trong đó được ông tổ của đạo Nho là Khổng Khâu san định thành “Thi Kinh”. Ngoài tục ngữ, ca dao, người Hán còn sử dụng khá nhiều điển cố, mà phần lớn có nguồn gốc từ trước tác của những triết gia, học giả nổi tiếng từng được ghi chép trong chính sử.
Thế nhưng, không hiểu vô tình hay cố ý, người Việt chúng ta lại cứ hay nhân vơ làm của mình. Không ít kẻ chơi trò lập lờ đánh lận con đen, gộp tất cả những lời hay ý đẹp ấy cho một người với mục đích biến đối tượng thành vĩ nhân, mở miệng là lập tức thành lời vàng ý ngọc. Trong phạm vi bài nhỏ này, tôi xin dẫn ra vài thành ngữ bắt nguồn từ điển cố Tàu mà dân ta vẫn ngộ nhận là có xuất xứ từ Việt Nam gần sáu mươi năm qua.
1/ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
Đây là câu thành ngữ được người Hán dùng trong đời sống thường nhật, nguyên văn “Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân” (十年树樹木,百年树樹人), (không có ba chữ “Vì lợi ích”). Tuy nhiên bản thân câu này lại nằm ở một đoạn văn trong bài triết luận “Quyền tu đệ tam” của Quản Di Ngô, tức Quản Trọng (723 hoặc 716 TCN - 645 TCN), vốn là tể tướng của Tề Hoàn Công. Quản trọng được lịch sử Trung Quốc đề cao như một nhà lập thuyết, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà kinh tế, nhà cải cách lỗi lạc, có công chấn hưng nước Tề thành quốc gia đứng đầu Ngũ Bá thời Xuân Thu. Trong bài “Quyền tu đệ tam” (權修第三), Quản Trọng viết “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã; nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã; nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã”
(一年之計,莫如樹穀;十年之計,莫如樹木;終身之計,莫如樹人。一樹一穫者,穀也;一樹十穫者,木也;一樹百穫者,人也).
Có thể dịch nghĩa như sau: “Kế hoạch một năm không gì bằng trồng (ngũ) cốc, kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây, kế hoạch cả đời không gì bằng trồng người. Trồng một được một là trồng (ngũ) cốc; trồng một được mười là trồng cây; trồng một được một trăm là trồng người”. Thiết nghĩ đây là một mệnh đề có nội hàm phong phú, súc tích mang tính ẩn dụ cao nhưng lại dễ nhớ, dễ hiểu, người viết xin phép miễn bàn.
Có thể nói, lời Quản Trọng đã trở thành thành ngữ đặc thù xuyên suốt mấy thiên niên kỷ, giống như một thứ “quốc hồn quốc túy” không thể lẫn được và cũng không ai có thể phủ nhận được của văn hóa Hoa Hạ. Nó nổi tiếng đến mức, tổng thống Barack Obama, đã từng nhắc đến trong cuộc hội kiến với đảng trưởng Hồ Cẩm Đào ngày 19 tháng 01 năm 2011. Gần đây, trong chuyến thăm Đại lục, nữ tổng thống Hàn Quốc , trong lời phát biểu mở đầu bằng tiếng Hán với sinh viên Đại học Thanh Hoa, bà Park Geun-hye đã dẫn nguyên văn câu thành ngữ trên, kèm theo lời bình rất sâu sắc, qua đó tỏ thái độ kính trọng với Quản Di Ngô.
2/
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Thực chất đây là bản dịch sang tiếng Việt không trọn vẹn (bị lược mất câu thứ hai) trong bốn câu trích từ bài thơ ngũ ngôn “Huấn mông ấu học thi” (訓蒙幼學詩), nghĩa là “Thơ dạy học trò nhỏ” của tác giả Giang Chu (Thù) thời Bắc Tống. Nội dung chủ yếu khuyến khích các em nhỏ cố gắng học tập, sau này lớn lên thành tài, thi đỗ làm quan làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ, giúp ích cho đời. Trong số 108 câu thơ, các câu 29, 30, 31 và 32 có nội dung như sau:
“Tạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bổ thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên”…
(鑿山通大海,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Thực chất đây là bản dịch sang tiếng Việt không trọn vẹn (bị lược mất câu thứ hai) trong bốn câu trích từ bài thơ ngũ ngôn “Huấn mông ấu học thi” (訓蒙幼學詩), nghĩa là “Thơ dạy học trò nhỏ” của tác giả Giang Chu (Thù) thời Bắc Tống. Nội dung chủ yếu khuyến khích các em nhỏ cố gắng học tập, sau này lớn lên thành tài, thi đỗ làm quan làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ, giúp ích cho đời. Trong số 108 câu thơ, các câu 29, 30, 31 và 32 có nội dung như sau:
“Tạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bổ thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên”…
(鑿山通大海,
煉石補青天,
世上無難事,
人心自不堅)
Tạm dịch:
“Đục núi thông ra biển
Luyện đá vá trời xanh
Trên đời không có việc khó
(Chỉ sợ) lòng người không bền bỉ”.
Bài thơ ngũ ngôn này, trước năm 1945 được sử dụng khá rộng rãi tại các lớp học vỡ lòng chữ Hán ở làng quê Việt Nam. Các cậu học trò “tí nhau” khi nhập môn đạo Khổng Mạnh đều phải thuộc nằm lòng cùng với “Tam tự kinh” và “Tam thiên tự”. Trong tác phẩm “Lều chõng”, được giải nhì Tự lực văn đoàn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa rất thành công ông đồ Nguyễn Khắc Mẫn cầm roi nẹt đám học trò thò lò mũi xanh lải nhải đọc những câu thơ mà bản thân chúng chẳng hiểu gì, đại loại như “Thiên tử trọng hiền hào/ Văn chương giáo nhĩ tào/ Vạn ban giai hạ phẩm/ Duy hữu độc thư cao” (Nhà vua trọng người hiền/ Văn chương dạy các người/ Muôn nghề đều thấp kém/ Chỉ đọc sách là cao). Như vậy, những câu thơ trên có “nguồn gốc xuất thân” hẳn hoi, không phải là của giời ơi, bất cứ ai hứng lên cũng tùy tiện nhận là của mình được.
Người phương Tây có câu ngạn ngữ “Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar”. Tôi xin mượn câu ngạn ngữ trên thay cho lời kết của bài viết này.
Đ.V.S.
Tạm dịch:
“Đục núi thông ra biển
Luyện đá vá trời xanh
Trên đời không có việc khó
(Chỉ sợ) lòng người không bền bỉ”.
Bài thơ ngũ ngôn này, trước năm 1945 được sử dụng khá rộng rãi tại các lớp học vỡ lòng chữ Hán ở làng quê Việt Nam. Các cậu học trò “tí nhau” khi nhập môn đạo Khổng Mạnh đều phải thuộc nằm lòng cùng với “Tam tự kinh” và “Tam thiên tự”. Trong tác phẩm “Lều chõng”, được giải nhì Tự lực văn đoàn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa rất thành công ông đồ Nguyễn Khắc Mẫn cầm roi nẹt đám học trò thò lò mũi xanh lải nhải đọc những câu thơ mà bản thân chúng chẳng hiểu gì, đại loại như “Thiên tử trọng hiền hào/ Văn chương giáo nhĩ tào/ Vạn ban giai hạ phẩm/ Duy hữu độc thư cao” (Nhà vua trọng người hiền/ Văn chương dạy các người/ Muôn nghề đều thấp kém/ Chỉ đọc sách là cao). Như vậy, những câu thơ trên có “nguồn gốc xuất thân” hẳn hoi, không phải là của giời ơi, bất cứ ai hứng lên cũng tùy tiện nhận là của mình được.
Người phương Tây có câu ngạn ngữ “Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar”. Tôi xin mượn câu ngạn ngữ trên thay cho lời kết của bài viết này.
Đ.V.S.
nguyên văn “Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân” (十年树樹木,百年树樹人): sao có đến 2 chữ thụ thế này?!
Trả lờiXóaLại còn câu này nữa chứ.
Trả lờiXóaNguyên của người ta là
"Lương y kiêm từ mẫu",
Mà lại đi dịch là
"Thầy thuốc như mẹ hiền",
rồi lấy đó làm khuôn vàng thước ngọc cho ngành y.
Chữ "kiêm" của người ta nghĩa là "gồm thêm"
mà lại dịch là "như".
Nếu thầy thuốc chỉ như mẹ hiền
thì ở nhà có mẹ hiền rồi đấy,
đến bệnh viện làm gì.
Vì lợi ích Mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người
Trả lờiXóaỐi giời, thế mà người ta bảo Bác Hồ nói đấy!??!!?
Lương y như từ mẫu
Trả lờiXóaCó người dịch là "chôm thuốc là bỏ mẹ " đó con! Vậy mà bệnh viện biết bao bê bối,,
Không biết gà rán Kentucky có biết câu " Vì lợi ích trăm năm trồng người" hay không mà đại tá Sanders khi quảng bá món gà rán KFC qua những vùng đất mới đã chấp nhận chịu lỗ nhiều năm để tạo khẩu vị cho lớp trẻ mới lớn, còn những người trưởng thành hoặc già thì bó tay! Xem ra Quản Trọng cũng là tay kinh doanh ngoại hạng, Vì chính Quản Trọng đã đưa mại dâm là ngành kinh doanh hợp pháp để tránh thất thu thuế cho nhà nước Tàu phong kiến đấy!
Trả lờiXóaCâu này ai cũng bảo của ông Hồ nhưng thực ra là của nhà văn Thanh Tịnh (đã từng nêu trên báo Văn nghệ): "Đâu cần thanh niên có / Đâu khó có thanh niên"
Trả lờiXóa