Lời thưa trước
(in trong cuốn sách "Kiều Oánh Mậu - Cuộc đời và Tác phẩm"
- do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện biên soạn)
Sách dày 568 trang, giấy Bãi Bằng ngà vàng 70g/m2. Bìa cứng, có áo bìa.
NXB Thế Giới, Hà Nội, 2016. Giá bìa: 270.000 đ.
Đây là công trình đã được Viện Nghiên cứu Hán Nôm nghiệm thu và đánh giá Xuất sắc.
Tác giả tự bỏ tiền in và tự phát hành.NXB Thế Giới, Hà Nội, 2016. Giá bìa: 270.000 đ.
Đây là công trình đã được Viện Nghiên cứu Hán Nôm nghiệm thu và đánh giá Xuất sắc.
Giá bán: 220.000 đ.
(Gửi bưu điện, quý vị chịu tiền cước phí)
(Gửi bưu điện, quý vị chịu tiền cước phí)
Tưởng nhớ công đức của học giả đời trước;
chia sẻ với nỗi nhọc nhằn của học giả đời nay,
Liên hệ mua sách: Chị Nguyễn Kim Măng – Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội.
ĐT: 098 529 9535
Email: kimmanghn@gmail.com
Tài khoản: Nguyễn Kim Măng. Số: 103 213 677 91011
Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Thăng Long – Hà Nội
Tài khoản: Nguyễn Kim Măng. Số: 103 213 677 91011
Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Thăng Long – Hà Nội
Lời thưa trước
Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (1854 - 1911) là một học giả nổi tiếng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Với bản Kiều do chính ông đứng ra xuất bản dưới tên gọi Đoạn trường tân thanh (sau khi đã khảo đính, chú giải, nhuận sắc rất tỷ mỉ, khoa học) đã đưa ông lên địa vị một học giả rất có uy tín hồi đầu thế kỷ XX. Bản Kiều của Kiều Oánh Mậu có ảnh hưởng lớn đến các bản Kiều Nôm và Quốc ngữ xuất bản sau đó. Kiều Oánh Mậu đã mở đầu cho việc khảo cứu, sưu tầm, bình giải, nghiên cứu và đánh giá Truyện Kiều trong suốt cả thế kỷ XX.
Tôi là người cùng quê Đường Lâm với Giá Sơn Kiều Oánh Mậu. Năm tôi lên tám lên chín, bác hàng xóm Phan Xuân Hạt cho tôi cuốn Truyện Kiều do Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải (bản in năm 1972). Cuốn sách rất dày, nhưng tôi bắt đầu đọc và yêu thích Truyện Kiều từ đó và đọc thấy có một người Đường Lâm quê tôi là Kiều Oánh Mậu đã chú giải và xuất bản Truyện Kiều của Nguyễn Du.
.
Năm 1988, tôi vào Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và theo học ngành Hán Nôm. Năm 1992, tôi đã chọn tác phẩm Tiên phả dịch lục của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu để làm luận văn tốt nghiệp. Tôi đã được tiếp xúc với hậu duệ của Kiều Oánh Mậu và được cụ Lê Giáp (nay đã mất), cán bộ văn hóa xã Đường Lâm, giúp đỡ và chỉ dẫn nhiều điều bổ ích.
Tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu về Kiều Oánh Mậu, bản thảo cuốn sách trên tay quý vị được hoàn thành vào năm 1999; sửa chữa, bổ sung vào năm 2005 và đến năm 2014 được hoàn thiện trong khuôn khổ một công trình cấp cơ sở tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trước khi đưa đi nhà in, bản thảo lại được các bạn Nguyễn Xuân Toàn, Nguyễn Văn Thanh kiểm đọc lại lần nữa ở phần truyện Nôm. Mặc dù đã cố gắng, song không tránh khỏi sai nhầm, kính mong chư vị độc giả cho ý kiến góp ý.
Cuốn sách này là ấn phẩm đầu tiên dành riêng giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu và 3 sáng tác của ông được in cùng nguyên bản chữ Nôm: Tỳ bà quốc âm tân truyện (2290 câu), Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch (1400 câu) và Tiên phả dịch lục (776 câu). Đây là những tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát cuối cùng của văn học trung đại, xứng đáng được các nhà nghiên cứu văn học sử quan tâm tìm hiểu.
Trong ba tác phẩm kể trên, có hai tác phẩm viết về sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Phật Bà Quan Thế Âm Chùa Hương dựa trên các phả ký và chân kinh được Kiều Oánh Mậu dày công sưu tập và chọn lựa. Hai tác phẩm này do vậy rất có giá trị tư liệu học về tín ngưỡng phụng thờ Phật Mẫu trong dân gian.
Trong niềm tôn kính Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Phật Bà Quan Thế Âm Chùa Hương; tưởng nhớ công đức của học giả đời trước; chia sẻ với nỗi nhọc nhằn của học giả đời nay, anh chị Hàn Mạnh Tiến - Phạm Minh Tân đã hỗ trợ xuất bản cuốn sách này. Chúng tôi xin có lời cảm tạ chân thành!
Nhân dịp này, chúng tôi xin gửi tới các thầy trong Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH KHXH và Nhân văn Hà Nội) và các đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm lời cảm ơn chân thành. Xin cảm ơn Tiến sĩ Trần Đoàn Lâm, Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Thế Giới đã đọc bản thảo lần cuối và cho nhiều ý kiến bổ ích.
Kể từ buổi đầu đọc và học chữ Nôm qua tác phẩm của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu năm 1992 thời sinh viên; từ bản thảo ban đầu viết tay trên giấy học trò, qua nhiều lần sửa sang rồi gác lại, nay mới được in ra, cũng đã sắp tròn ¼ thế kỷ.
Đến bây giờ mới thấy đây!
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2016
Nguyễn Xuân Diện
Tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu về Kiều Oánh Mậu, bản thảo cuốn sách trên tay quý vị được hoàn thành vào năm 1999; sửa chữa, bổ sung vào năm 2005 và đến năm 2014 được hoàn thiện trong khuôn khổ một công trình cấp cơ sở tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trước khi đưa đi nhà in, bản thảo lại được các bạn Nguyễn Xuân Toàn, Nguyễn Văn Thanh kiểm đọc lại lần nữa ở phần truyện Nôm. Mặc dù đã cố gắng, song không tránh khỏi sai nhầm, kính mong chư vị độc giả cho ý kiến góp ý.
Cuốn sách này là ấn phẩm đầu tiên dành riêng giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu và 3 sáng tác của ông được in cùng nguyên bản chữ Nôm: Tỳ bà quốc âm tân truyện (2290 câu), Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch (1400 câu) và Tiên phả dịch lục (776 câu). Đây là những tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát cuối cùng của văn học trung đại, xứng đáng được các nhà nghiên cứu văn học sử quan tâm tìm hiểu.
Trong ba tác phẩm kể trên, có hai tác phẩm viết về sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Phật Bà Quan Thế Âm Chùa Hương dựa trên các phả ký và chân kinh được Kiều Oánh Mậu dày công sưu tập và chọn lựa. Hai tác phẩm này do vậy rất có giá trị tư liệu học về tín ngưỡng phụng thờ Phật Mẫu trong dân gian.
Trong niềm tôn kính Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Phật Bà Quan Thế Âm Chùa Hương; tưởng nhớ công đức của học giả đời trước; chia sẻ với nỗi nhọc nhằn của học giả đời nay, anh chị Hàn Mạnh Tiến - Phạm Minh Tân đã hỗ trợ xuất bản cuốn sách này. Chúng tôi xin có lời cảm tạ chân thành!
Nhân dịp này, chúng tôi xin gửi tới các thầy trong Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH KHXH và Nhân văn Hà Nội) và các đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm lời cảm ơn chân thành. Xin cảm ơn Tiến sĩ Trần Đoàn Lâm, Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Thế Giới đã đọc bản thảo lần cuối và cho nhiều ý kiến bổ ích.
Kể từ buổi đầu đọc và học chữ Nôm qua tác phẩm của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu năm 1992 thời sinh viên; từ bản thảo ban đầu viết tay trên giấy học trò, qua nhiều lần sửa sang rồi gác lại, nay mới được in ra, cũng đã sắp tròn ¼ thế kỷ.
Đến bây giờ mới thấy đây!
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2016
Nguyễn Xuân Diện
------------------------
Chùm ảnh về Giá Sơn Kiều Oánh Mậu:
1- Ngôi nhà cũ của Kiều Oánh Mậu ở Đường Lâm. Ngôi nhà nay thuộc sở hữu của Gia đình Bà Vũ Thị Ấm, và đã được Nhà nước xếp hạng Nhà cổ Loại 1. Đây là ngôi nhà được dựng vào năm 1880, khi Kiều Oánh Mậu thi đỗ Phó bảng.
2- Bia Văn chỉ làng Đông Sàng ghi tên 3 vị đại khoa họ Kiều (trong đó có Kiều Oánh Mậu).
3- Bức hoành phi: Đường Đệ Cạnh tú (Cây đường cây đệ đua phô vẻ đẹp - ý nói anh em trong nhà đua nhau hiển đạt) tại nhà Kiều Oánh Mậu.
4- Bút tích Kiều Oánh Mậu trong văn bản Văn Tế Thổ Thần,
Mới nghe tác giả giới thiệu tôi đã thấy cuốn sách " Kiều Mậu Oánh - Cuộc đời và Tác phẩm " đã có sức hấp đẫn rồi . Chúc mừng tác giả Nguyễn Xuân Diện .
Trả lờiXóaTôi đã ở đây, trong ngôi nhà này 2 lần.
Trả lờiXóaLần đầu khi 5-6 tuổi, nghe mẹ tôi kể lại, được ăn cá anh vũ do cháu dâu trưởng của cụ Kiều Oánh Mậu đãi.
Lần 2 khoảng mùa hè 1972, sơ tán đợt ném bom Hà nội khi tôi 10 tuổi. Cảm tưởng sự thâm nghiêm cổ kính của khu nhà vẫn in đậm trong tâm trí tôi đến tận ngày nay.
Không biết những hoành phi câu đối của ngôi nhà còn nguyên vẹn không nhỉ.
Sao Hà Nội chưa đặt tên đường cụ Kiều Oánh Mậu, trong khi đặt tên toàn những nhân vật ngày nay như Nguyễn Lân (Lẫn Nguyên). Phải chăng quan chức Thủ đô ngu quá, chả biết Kiều Oánh Mậu là ai, hay vì con cháu cụ Mậu không có tiền, không có thế lực để "chạy" đặt tên đường? Tôi biết khối người con cháu vận động để đặt tên đường ông cha, dù ông cha chả tài cán gì lắm. Đời loạn thật đấy.
Trả lờiXóaQuả thật tác phẩm nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được biên soạn công phu và in ấn rất đẹp.
Trả lờiXóaCầm quyển sách đẹp mà không dám lật mạnh từng trang vì sợ sách "đau".
Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn xuân Diện đã "gởi hương cho gió" đem lại cho đời!