Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Tư liệu: THI SĨ ĐÔNG HỒ KHÓC LỆ THẦN TRẦN TRỌNG KIM

TƯỞNG NHỚ THI SĨ ĐÔNG HỒ - NHÂN 110 NĂM SINH (1906 - 2016)

Đông Hồ (10 tháng 3 năm 1906 - 25 tháng 3 năm 1969), tên thật Lâm Tấn Phác, tự Trác Chi, hiệu Đông Hồ và Hòa Bích; các bút hiệu khác: Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu Tiên Sinh. Ông được đánh giá là một nhà giáo, nhà thơ, chuyên gia nghiên cứu tiếng Việt và là một người nhiệt tình với văn hóa dân tộc Việt Nam.

Ông là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết (cũng là vợ của ông), Lư Khê và Trúc Hà.

Nhà ông, tổ tiên truyền mấy đời, đều ở ven Đông Hồ ấn nguyệt, là một thắng cảnh trong Hà Tiên Thập Cảnh, nên khi bắt đầu biết làm thơ ông đã lấy hiệu Đông Hồ.

Theo tâm sự của Đông Hồ, chính Nam Phong tạp chí đã đánh thức nơi ông niềm say mê với quốc văn, quốc ngữ:

Nằm nhà buồn buồn, tôi lấy mấy quyển sách ra xem thì là mấy tập Nam Phong cũ. Tôi giở từng số, xem qua một lượt. Tôi gặp bài thơ Le Lac của Lamartine dịch ra quốc ngữ của cô Lê Cẩm Nhung và của ông Nguyễn Văn Bông. Tôi để ý đọc, chỉ đọc bài quốc ngữ thôi, vì bài chữ Tây thì tôi đã thuộc lòng (…) Thì ra quốc văn có thể diễn nổi những cảnh sắc sảo sáng sủa của thơ Tây, và cũng có thể diễn nổi những ý tứ thâm trầm, những tư tưởng cao thượng của thơ Tàu. Tôi tỉnh ngộ. Tôi thấy rằng nước ta còn có chữ, giống ta còn có tiếng nói. Quốc văn ta có nghèo hèn kém cỏi gì đâu. Tôi bỏ Pháp văn, quay ra chuyên tâm học quốc ngữ. Cái duyên của tôi với báo Nam Phong cũng bắt đầu từ đó, mà cái cảm tình của tôi đối với tiếng nước nhà đằm thắm mặn mà cũng bắt đầu từ đó.


Lược kê những hoạt động chính của ông:

Năm 1926 - 1934: lập Trí Đức học xá trên bờ Đông hồ, chủ trương chuyên dạy toàn tiếng Việt, cổ động người Việt tin tưởng ở tương lai Việt ngữ. Thời kỳ này ông cộng tác với Nam Phong tạp chí do Phạm Quỳnh chủ trương đến khi báo đình bản (1935). Thời kỳ này, ông nổi tiếng với bài ký Linh Phượng tức Trác Chi lệ ký tập và bài phú Đông Hồ.

Năm 1935: xuất bản tuần báo Sống ở Sài Gòn nhưng chỉ ra được vài chục số thì ngưng vì không tự túc nổi, ông phải về lại Hà Tiên sinh sống và chuyên nghiên cứu văn học miền Nam.

Năm 1945: tham gia kháng chiến chống Pháp một thời gian, nhưng sức yếu, ông rời Hà Tiên trở lên Sài Gòn.

Năm 1950: sáng lập nhà xuất bản Bốn Phương và nhà sách Yiễm Yiễm thư trang.

Năm 1953: xuất bản tập san Nhân Loại để yểm trợ cho nhà xuất bản và nhà sách nêu trên cho đến giữa năm 1964, tất cả mới ngưng hoạt động.

Năm 1964: ở ẩn tại Quỳnh Lâm thư thất thuộc ngoại ô Sài Gòn. Những năm về sau, ông vừa làm văn vừa làm thơ, thường viết về văn học, về lịch sử đăng ở các tạp chí xuất bản ở Sài Gòn như Văn Hóa nguyệt san, Bách Khoa, Văn,...

Năm 1965: ông được mời phụ trách môn Văn học miền Nam tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.


Ông mất ngày 25 tháng 3 năm 1969 (tức 8 tháng 2 năm Kỷ Dậu) lúc đang đứng trên bục giảng cho sinh viên bài thơ "Trưng Nữ Vương" của nữ sĩ Ngân Giang. 
(Theo Wikipedia - Đông Hồ)
.
Kỷ niệm 110 năm sinh Thi sĩ Đông Hồ (1906 -2016), Tễu Blog xin giới thiệu bài viết về ông trên Văn Chương Việt, và Bài Lệ Thần trong tập Bội Lan hành xuất bản năm 1969 - bài thơ viết về Nhà biên khảo, Chính khách Việt Nam Lệ Thần Trần Trọng Kim, để tưởng nhớ Đông Hồ và Lệ Thần. (Văn bản chụp bài Lệ Thần do bà Phạm Lệ Hương, Việt Viện học Hoa Kỳ cung cấp).

Nhân 100 năm sinh thi sĩ Đông Hồ (1906 - 2006): 
Một nhà thơ lớn của miền Tây

Đông Hồ và Mộng Tuyết
Cách đây 37 năm, tôi được một người bạn tặng tập thơ Bội lan hành của nhà thơ Đông Hồ. Lúc đó tôi đã làm thơ đăng báo được mấy năm, theo phong trào thơ mới, nhưng tập Bội lan hành đã làm tôi suy nghĩ nhiều về thơ cũ và sự cách tân thơ. Thời điểm ấy ở miền Nam phong trào thơ tự do, siêu thực rộ lên do Thanh Tâm Tuyền khởi xướng và không ít người làm thơ trẻ nôn nả đi theo.

Bội lan hành đã gợi cho tôi một hồn thơ. Những câu thơ sâu lắng, hàm xúc, làm cho người đọc rung động nhẹ nhàng nhưng khó phai. Từ đó hồn thơ hòa nhập với hồn người và đọng lại, làm cho người ta dễ cảm dễ thuộc dù không ai bắt buộc phải học.

Nhà thơ Đông Hồ vẫn giữ truyền thống đó trong suốt cuộc đời làm thơ của ông, kể cả khi làm thơ Đường luật, thất ngôn cũng như những bài theo loại thơ mới trong tập Cô gái xuân in năm 1935, hay những bài thơ tản văn trong cuốn Thơ Đông Hồ in sau này. Nhà thơ Đông Hồ làm thơ mới rất sớm, từ những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Nhưng có lẽ nhà thơ không đặt nặng thơ cũ hay thơ mới, mà quan trọng đối với ông là xúc cảnh thành thi. Trong bài nói chuyện về thơ của ông tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn ngày 19-1-1967, ông từng đã đề cập vấn đề này. Ông nói: “Chúng ta đã nghe rồi, ai đó đã nói: thất bộ thành thi. Chúng ta đã nghe rồi, ai đó đã nói: xuất khẩu thành thi. Nhưng mà xúc cảnh thành thi là nói lại cả hai thành ngữ “xúc cảnh sinh tình” và “xúc cảnh ngâm đề”. Sinh tình và ngâm đề là thi thành rồi đó”.

Có cảnh có tình là có thơ, thơ làm người đọc rung động là thơ hay. Thơ làm người ta rung động phải dễ cảm dễ hiểu. Dù thể loại thơ nào, thơ của thời nào cũng không thể thoát ra khỏi những yếu tố đó. Cho nên, theo tôi chỉ có thơ hay hay không chớ không phải là thơ cũ, thơ mới. Rất may là trong thời đó cũng như bây giờ, đa số nhà thơ đều theo khuynh hướng này.

Sinh ra và lớn lên trên miền đất Tây Nam tổ quốc là Hà Tiên một vùng đất xa xôi, cách trở nhưng có nhiều thắng cảnh, núi rừng biển cả đẹp như thơ. Dường như miền đất ấy đã hun đúc tâm hồn ông, truyền lại hào khí của những người đi mở đất đã gieo vào lòng ông những nỗi niềm ngưỡng vọng và vươn lên trong cuộc sống. Tiền nhân nơi đây đã là những tao nhân mặc khách, thì bấy giờ Hà Tiên xuất hiện một nhà thơ tiên phong của thời cận đại như Đông Hồ là lẽ bình thường. Điều đáng nói là ông đã sống và viết với một tài hoa, một nhân cách của một nhà nho, một nghệ sĩ tiến bộ, một trí thức mới. Trong buổi giao thời giữa thơ cũ và thơ mới, ông đã dung hoà và tạo cho mình một thế đứng. Và ông đã trở thành một nhà thơ lớn.

Không riêng người Hà Tiên, Kiên Giang mà người Nam bộ đều tự hào về nhà thơ Đông Hồ, người đã góp phần khai mở vùng đất văn học Đồng bằng sông Cửu Long và đến nay vẫn là một cây cổ thụ sừng sững của nền văn học miền Tây và cả nước.

Khóc Lệ Thần Trần Trọng Kim
(trong tập Bội Lan hành - 1969)





Bản ảnh do Bà Phạm Lệ Hương (Viện Việt học Hoa Kỳ) cung cấp.

6 nhận xét :

  1. Văn cguwowng ấy ngày nay lạc điệu, nhưng tấm lòng ấy mãi mãi hòa đồng cùng dân tộc

    Trả lờiXóa
  2. Thiếu mất phần lớn nhất trong đời Trần Trọng Kim là:
    Chính phủ vừa thành lập
    Thì bị cướp mất rồi
    Đành sống đời lưu lạc
    Giữa dân tộc đơn côi

    Trả lờiXóa
  3. Những gì thuộc về lịch muôn đời sau vẫn còn nguyên giá trị.

    Trả lờiXóa
  4. Nhớ Tiên Sinh xưa:
    Trí dõi sáng mặt trời,
    Học noi sâu lòng bể.
    Dẫu theo Tây thức Văn minh,
    Vẫn giữ Đông Phương phong thế.

    ..Ngày 17 tháng Tư, 1945,
    Tiên sinh được Vua trao thác,
    Thành lập nội các,
    Lập chính phủ dân chủ đầu tiên.
    Được trao trả nền Độc Lập,
    Được hậu thuẫn nô nức toàn Dân 3 miền.

    Nhưng mưu toan cướp xoán chính quyền.
    Của nhóm người, tự xưng trào lưu mới.
    Từ nước Nga xa xôi.
    Đòi xây dựng thế giới đại đồng.
    Đại đồng ra sao thì ai cũng đã rõ.
    Tiên sinh cũng đã biết nó,
    Quyền hành tôi có thể trao các ông,
    Nhưng thế nào thì lịch sử sẽ phán xét.

    Thế rồi ngày tháng 8 giá rét,
    Công chức Hà nội chào đón chính phủ,
    Cũng biến thành ngày đão chính của VM.
    Tương lai 60 năm Vn đuọc định hình...


    Lời Tiên sinh, ở xa, mà như gần,
    Xin truy điệu thương tiếc bằng mấy hàng mực lệ!!

    Trả lờiXóa
  5. Nhật đã bàn giao chính quyền cho Bảo Đại. Bảo Đại giao Trần Trọng Kim lập chính phủ độc lập của Việt Nam từ tháng 3/ 1945. Nhưng tháng 9 thì bị cướp mất trên tay. Xót thương sao

    Trả lờiXóa
  6. Người ta cướp bạc, cướp tiền
    Ông này bị cướp chính quyền mới hay
    Vua vừa ban mấy tuần nay
    Thế mà chúng cướp trên tay của Ngài

    Trả lờiXóa