ĐỘC QUYỀN: Tiết lộ bản thảo bài thơ
“Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ
Khánh Thư
Dân Việt
Chủ Nhật, ngày 03/07/2016 07:00 AM
(Dân Việt) Ban đầu, Lưu Quang Vũ không đồng ý có bất cứ sự thay đổi nào. Thế nhưng khi được vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh thuyết phục rằng cứ in đi rồi khi nào có điều kiện sẽ khôi phục lại bản gốc sau, Lưu Quang Vũ đã chấp nhận sửa tạm "như bùn" thành "như đất cày”...
Nghi vấn đề thi Ngữ văn sai sót, Bộ GDĐT nói gì?
Sau khi buổi thi môn Ngữ văn - kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 kết thúc sáng 2.7, một loạt tranh cãi đã diễn ra liên quan đến câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” trong bài thơ “Tiếng Việt” của tác giả Lưu Quang Vũ có trong đề thi bị cho là trích dẫn sai. Rất nhiều giáo viên, những bạn đọc yêu văn học, thậm chí có cả các nhà văn nhà thơ cho rằng Bộ Giáo dục đã nhầm lẫn trong đề thi năm nay bởi họ cho rằng câu thơ chính xác phải là “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”.
“Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ
Khánh Thư
Dân Việt
Chủ Nhật, ngày 03/07/2016 07:00 AM
(Dân Việt) Ban đầu, Lưu Quang Vũ không đồng ý có bất cứ sự thay đổi nào. Thế nhưng khi được vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh thuyết phục rằng cứ in đi rồi khi nào có điều kiện sẽ khôi phục lại bản gốc sau, Lưu Quang Vũ đã chấp nhận sửa tạm "như bùn" thành "như đất cày”...
Nghi vấn đề thi Ngữ văn sai sót, Bộ GDĐT nói gì?
Sau khi buổi thi môn Ngữ văn - kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 kết thúc sáng 2.7, một loạt tranh cãi đã diễn ra liên quan đến câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” trong bài thơ “Tiếng Việt” của tác giả Lưu Quang Vũ có trong đề thi bị cho là trích dẫn sai. Rất nhiều giáo viên, những bạn đọc yêu văn học, thậm chí có cả các nhà văn nhà thơ cho rằng Bộ Giáo dục đã nhầm lẫn trong đề thi năm nay bởi họ cho rằng câu thơ chính xác phải là “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”.
.
Trước nhiều ý kiến về vấn đề này, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ (Viện Văn học) – em gái tác giả Lưu Quang Vũ, người đã biên soạn nhiều tuyển tập thơ, kịch Lưu Quang Vũ và cũng chính là người lưu giữ những bản thảo viết tay của ông đã khẳng định: Đề thi Văn không hề sai.
Thông tin riêng với Dân Việt, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ cũng tiết lộ ngọn ngành câu chuyện vì sao hiện vẫn tồn tại những bản thảo thơ có một số chỗ dùng từ khác nhau:
“Sau một thời gian dài Lưu Quang Vũ không in thơ ở trên báo mặc dù anh vẫn sáng tác rất nhiều, nhà thơ Xuân Quỳnh – khi đó đang làm việc ở báo Văn nghệ nói với chồng gửi một số bài thơ để tòa soạn chọn in. Lúc đó nhà thơ Phạm Tiến Duật ở tổ thơ đã ngay lập tức chọn bài “Tiếng Việt” để in trong số ba bài Lưu Quang Vũ gửi, nhưng với điều kiện là phải đổi một số câu thơ.
Ban đầu, Lưu Quang Vũ không đồng ý có bất cứ sự thay đổi nào. Thế nhưng khi được nhà thơ Xuân Quỳnh thuyết phục rằng cứ in đi rồi khi nào có điều kiện mình sẽ khôi phục lại bản gốc sau, Lưu Quang Vũ đã chấp nhận. Nhưng anh chỉ đồng ý sau khi đã trao đổi với biên tập lúc đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Và câu thơ trong bản gốc “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” đã được anh sửa lại thành “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa.”
.
Khi bài thơ được in lần đầu trên báo Văn nghệ và nhận được lời khen của rất nhiều độc giả cũng như giới phê bình văn học, Lưu Quang Vũ vẫn nói với những người thân trong gia đình rằng anh không muốn ý thơ bị khác đi và vì thế nếu sau này có điều kiện anh muốn bài thơ được khôi phục lại như nguyên tác của mình. Nhiều người đọc chữ “bùn” thường liên tưởng đến “hôi tanh mùi bùn”, nhưng với quan niệm của Lưu Quang Vũ, “bùn” cũng là một thứ “phù sa”. Từ lớp “phù sa” ấy đã sinh ra bao nhiêu thứ có ích. Ngay cả loài hoa cao quý và tinh khiết cũng mọc lên từ bùn… cũng như Tiếng Việt là linh hồn của dân tộc Việt Nam. Nó đã trải qua bao thăng trầm, bầm dập để kết tinh thành thứ ngôn ngữ trong sáng được lưu truyền qua bao thế hệ. Như câu thơ “Hồn dân tộc dạy ta làm thi sĩ” cũng là một sự tôn vinh Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ”.
Rất may mắn, gia đình hiện vẫn lưu giữ bản thảo chép tay của tác giả Lưu Quang Vũ. Mặc dù bản thảo mà PGS.TS Lưu Khánh Thơ cung cấp cho Dân Việt đã bị ố vàng và nhòe mờ theo thời gian nhưng bút tích của nhà thơ Lưu Quang Vũ vẫn rất rõ nét. Theo đó, câu thơ đang gây tranh cãi hiện nay trong bản thảo gốc chép tay ban đầu của nhà thơ vốn được viết là: “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”.
“Từ đó có thể thấy đề thi Ngữ văn năm nay không sai khi sử dụng bản gốc của nhà thơ. Còn bản in lần đầu tiên đăng trên báo Văn nghệ có câu thơ “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” cũng là một bản chính thống, rất nhiều tuyển thơ ở Việt Nam in bài “Tiếng Việt” theo bản này và bạn đọc nhớ đến bản ấy nhiều hơn” – PGS.TS. Lưu Khánh Thơ khẳng định.
.
Bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh nhận được 10.000 lượt thích và hơn 3600 lượt chia sẻ trên mạng xã hội chỉ sau vài tiếng đăng tải
Trước nhiều ý kiến về vấn đề này, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ (Viện Văn học) – em gái tác giả Lưu Quang Vũ, người đã biên soạn nhiều tuyển tập thơ, kịch Lưu Quang Vũ và cũng chính là người lưu giữ những bản thảo viết tay của ông đã khẳng định: Đề thi Văn không hề sai.
Thông tin riêng với Dân Việt, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ cũng tiết lộ ngọn ngành câu chuyện vì sao hiện vẫn tồn tại những bản thảo thơ có một số chỗ dùng từ khác nhau:
“Sau một thời gian dài Lưu Quang Vũ không in thơ ở trên báo mặc dù anh vẫn sáng tác rất nhiều, nhà thơ Xuân Quỳnh – khi đó đang làm việc ở báo Văn nghệ nói với chồng gửi một số bài thơ để tòa soạn chọn in. Lúc đó nhà thơ Phạm Tiến Duật ở tổ thơ đã ngay lập tức chọn bài “Tiếng Việt” để in trong số ba bài Lưu Quang Vũ gửi, nhưng với điều kiện là phải đổi một số câu thơ.
Ban đầu, Lưu Quang Vũ không đồng ý có bất cứ sự thay đổi nào. Thế nhưng khi được nhà thơ Xuân Quỳnh thuyết phục rằng cứ in đi rồi khi nào có điều kiện mình sẽ khôi phục lại bản gốc sau, Lưu Quang Vũ đã chấp nhận. Nhưng anh chỉ đồng ý sau khi đã trao đổi với biên tập lúc đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Và câu thơ trong bản gốc “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” đã được anh sửa lại thành “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa.”
.
Câu thơ trong bảo thảo gốc chép tay được nhà thơ Lưu Quang Vũ sáng tác ban đầu
vốn là "Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa". (Tư liệu gia đình cung cấp)
Khi bài thơ được in lần đầu trên báo Văn nghệ và nhận được lời khen của rất nhiều độc giả cũng như giới phê bình văn học, Lưu Quang Vũ vẫn nói với những người thân trong gia đình rằng anh không muốn ý thơ bị khác đi và vì thế nếu sau này có điều kiện anh muốn bài thơ được khôi phục lại như nguyên tác của mình. Nhiều người đọc chữ “bùn” thường liên tưởng đến “hôi tanh mùi bùn”, nhưng với quan niệm của Lưu Quang Vũ, “bùn” cũng là một thứ “phù sa”. Từ lớp “phù sa” ấy đã sinh ra bao nhiêu thứ có ích. Ngay cả loài hoa cao quý và tinh khiết cũng mọc lên từ bùn… cũng như Tiếng Việt là linh hồn của dân tộc Việt Nam. Nó đã trải qua bao thăng trầm, bầm dập để kết tinh thành thứ ngôn ngữ trong sáng được lưu truyền qua bao thế hệ. Như câu thơ “Hồn dân tộc dạy ta làm thi sĩ” cũng là một sự tôn vinh Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ”.
Rất may mắn, gia đình hiện vẫn lưu giữ bản thảo chép tay của tác giả Lưu Quang Vũ. Mặc dù bản thảo mà PGS.TS Lưu Khánh Thơ cung cấp cho Dân Việt đã bị ố vàng và nhòe mờ theo thời gian nhưng bút tích của nhà thơ Lưu Quang Vũ vẫn rất rõ nét. Theo đó, câu thơ đang gây tranh cãi hiện nay trong bản thảo gốc chép tay ban đầu của nhà thơ vốn được viết là: “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”.
“Từ đó có thể thấy đề thi Ngữ văn năm nay không sai khi sử dụng bản gốc của nhà thơ. Còn bản in lần đầu tiên đăng trên báo Văn nghệ có câu thơ “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” cũng là một bản chính thống, rất nhiều tuyển thơ ở Việt Nam in bài “Tiếng Việt” theo bản này và bạn đọc nhớ đến bản ấy nhiều hơn” – PGS.TS. Lưu Khánh Thơ khẳng định.
.
Báo điện tử Dân Việt trân trọng gửi tới bạn đọc bản thảo gốc chép tay bài thơ "Tiếng Việt" của nhà thơ Lưu Quang Vũ do PGS.TS. Lưu Khánh Thơ cung cấp:
---------------
TỄU: Cả chiều hôm nay (1.7.2016) ầm ĩ mãi trên FB về chuyện đề thi. Theo đó, câu thơ của Lưu Quang Vũ được đưa vào đề thi là: "Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa". Nhưng một số bác cho rằng câu thơ phải là "Ôi Tiếng Việt như đất cày và như lụa". Cả hai bên đều có dẫn chứng đàng hoàng. Bà Lưu Khánh Thơ (PGS.TS Văn học, em gái cố tác giả Lưu Quang Vũ) cho biết, lúc đầu Lưu Quang Vũ viết "Ôi tiếng Việt như đất cày và như lụa" Nhưng khi gửi đăng báo Văn Nghệ thì Phạm Tiến Duật sửa lại thành "Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa".
PGS.TS Đoàn Lê Giang lại cho biết, "NHƯ BÙN" là câu thơ ban đầu của Lưu Quang Vũ:
"PGS Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM cho biết đoạn trích bài thơ Tiếng Việt trong đề thi môn Ngữ văn có nguồn gốc như sau:
Bài thơ Tiếng Việt với câu thơ “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” được công bố trên báo Văn nghệ năm 1978, và in trong Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002.
Còn bài thơ Tiếng Việt với câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” in trong tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục năm 1985, xuất phát từ bản thảo của chính tác giả.
Thầy Giang cho biết khi gửi bản thảo tới báo Văn nghệ (năm 1978), câu thơ trong bài là “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” được ban biên tập sửa thành “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”. Việc sửa chữa này đã được sự đồng ý của tác giả.
Tới năm 1985, khi thực hiện Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, nhà xuất bản đã lấy lại bản thảo đầu tiên của tác giả Lưu Quang Vũ với câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”. Tác giả Lưu Quang Vũ cũng đồng ý với việc này" (VietNamnet).
Xin không bàn về văn bản học, về ai như bùn và ai như đất cày; và mặc dù trân quý cả hai nhà thơ Phạm Tiến Duật và Lưu Quang Vũ, mà chỉ nói về THƠ, về cảm nhận, thì "như BÙN" mới là Thơ, mới là hay, và mới đúng tình điệu bài thơ.
ÔI Tiếng Việt như bùn và như lụa!
_________
Bổ sung 10h sáng 2.7.2016:
Có ba vấn đề:
1. Đề thi của Bộ Giáo dục không sai. Họ đưa ra một văn bản bài thơ có dẫn nguồn đầy đủ. Vì vậy, không nên và không được phép phê phán người ra đề.
Tiếng Việt là bài thơ không nằm trong SGK, nó là bài tham khảo. Vì vậy, người ra đề có thể chọn bất cứ bản nào, để kiếm tra khả năng phân tích, bình luận của học sinh.
Nếu bài thơ này nằm trong SGK, mà người ra đề thi không dùng bản in trong SGK mà lại dùng một bản khác, ngoài hệ thống sách của ngành giáo dục, thì mới đáng bị phê phán.
2. Theo nguyên tắc của văn bản học, dù có thể có nhiều bản khác nhau, nhưng bản chép tay là bản quan trọng nhất, vì nó là bản tác giả, là di sản tác giả và không ai có thể đổi thay, trừ tác giả của nó, tất nhiên cũng phải bằng bút tích của tác giả.
Vì vậy, bản viết tay bài Tiếng Việt mang bút tích của cố tác giả Lưu Quang Vũ là văn bản quan trọng và người đọc cần tôn trọng.
3. Câu thơ của Lưu Quang Vũ "Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa" và "Ôi tiếng Việt như đất cày và như lụa" thì câu nào hay hơn, là do thẩm định của mỗi người. Ai cũng có quyền bày tỏ.
Riêng tôi, tôi thấy: Nói về THƠ, về cảm nhận, thì "như BÙN" mới là Thơ, mới là hay, và mới đúng tình điệu bài thơ. Và đó mới đích thực là câu chữ của Lưu Quang Vũ.
TỄU: Cả chiều hôm nay (1.7.2016) ầm ĩ mãi trên FB về chuyện đề thi. Theo đó, câu thơ của Lưu Quang Vũ được đưa vào đề thi là: "Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa". Nhưng một số bác cho rằng câu thơ phải là "Ôi Tiếng Việt như đất cày và như lụa". Cả hai bên đều có dẫn chứng đàng hoàng. Bà Lưu Khánh Thơ (PGS.TS Văn học, em gái cố tác giả Lưu Quang Vũ) cho biết, lúc đầu Lưu Quang Vũ viết "Ôi tiếng Việt như đất cày và như lụa" Nhưng khi gửi đăng báo Văn Nghệ thì Phạm Tiến Duật sửa lại thành "Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa".
PGS.TS Đoàn Lê Giang lại cho biết, "NHƯ BÙN" là câu thơ ban đầu của Lưu Quang Vũ:
"PGS Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM cho biết đoạn trích bài thơ Tiếng Việt trong đề thi môn Ngữ văn có nguồn gốc như sau:
Bài thơ Tiếng Việt với câu thơ “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” được công bố trên báo Văn nghệ năm 1978, và in trong Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002.
Còn bài thơ Tiếng Việt với câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” in trong tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục năm 1985, xuất phát từ bản thảo của chính tác giả.
Thầy Giang cho biết khi gửi bản thảo tới báo Văn nghệ (năm 1978), câu thơ trong bài là “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” được ban biên tập sửa thành “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”. Việc sửa chữa này đã được sự đồng ý của tác giả.
Tới năm 1985, khi thực hiện Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, nhà xuất bản đã lấy lại bản thảo đầu tiên của tác giả Lưu Quang Vũ với câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”. Tác giả Lưu Quang Vũ cũng đồng ý với việc này" (VietNamnet).
Xin không bàn về văn bản học, về ai như bùn và ai như đất cày; và mặc dù trân quý cả hai nhà thơ Phạm Tiến Duật và Lưu Quang Vũ, mà chỉ nói về THƠ, về cảm nhận, thì "như BÙN" mới là Thơ, mới là hay, và mới đúng tình điệu bài thơ.
ÔI Tiếng Việt như bùn và như lụa!
_________
Bổ sung 10h sáng 2.7.2016:
Có ba vấn đề:
1. Đề thi của Bộ Giáo dục không sai. Họ đưa ra một văn bản bài thơ có dẫn nguồn đầy đủ. Vì vậy, không nên và không được phép phê phán người ra đề.
Tiếng Việt là bài thơ không nằm trong SGK, nó là bài tham khảo. Vì vậy, người ra đề có thể chọn bất cứ bản nào, để kiếm tra khả năng phân tích, bình luận của học sinh.
Nếu bài thơ này nằm trong SGK, mà người ra đề thi không dùng bản in trong SGK mà lại dùng một bản khác, ngoài hệ thống sách của ngành giáo dục, thì mới đáng bị phê phán.
2. Theo nguyên tắc của văn bản học, dù có thể có nhiều bản khác nhau, nhưng bản chép tay là bản quan trọng nhất, vì nó là bản tác giả, là di sản tác giả và không ai có thể đổi thay, trừ tác giả của nó, tất nhiên cũng phải bằng bút tích của tác giả.
Vì vậy, bản viết tay bài Tiếng Việt mang bút tích của cố tác giả Lưu Quang Vũ là văn bản quan trọng và người đọc cần tôn trọng.
3. Câu thơ của Lưu Quang Vũ "Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa" và "Ôi tiếng Việt như đất cày và như lụa" thì câu nào hay hơn, là do thẩm định của mỗi người. Ai cũng có quyền bày tỏ.
Riêng tôi, tôi thấy: Nói về THƠ, về cảm nhận, thì "như BÙN" mới là Thơ, mới là hay, và mới đúng tình điệu bài thơ. Và đó mới đích thực là câu chữ của Lưu Quang Vũ.
Ta nên hiểu tiếng BÙN nhà thơ dùng trong bài này theo nghĩa đẹp .Bùn đen màu mỡ chứa nhiều chất dinh dưỡng nuôi cây lúa ,tức là nuôi sống con người ,Tiếng BÙN có thanh huyền mới phù hợp với âm điệu câu thơ .
Trả lờiXóaLoại bùn nhuyễn mịn như bột ,màu đen ,thường lấy ở đáy ao lên đổ vào gốc chuối ,gốc cau trong vườn ,được nông dân gọi là BÙN HOA .Rõ ràng bà con ta nhìn bùn đó là cái tốt ,cái đẹp chứ không hôi tanh .
XóaCó báo lại viết:
Trả lờiXóaTrao đổi với NNVN, PGS.TS Lưu Khánh Thơ (Viện Văn học), em gái cố Nhà thơ Lưu Quang Vũ, đồng thời là người biên soạn Tuyển thơ “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”, NXB Hội Nhà văn – Công ty Văn hóa Nhã Nam, cho rằng Đề thi không sai.
Bà Lưu Khánh Thơ xác nhận trên thực tế song song tồn tại hai văn bản thơ có những chữ khác nhau “như bùn” và “như đất cày”. Lý giải nguyên nhân, bà Lưu Khánh Thơ cho biết, khi in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã biên tập và sửa thành “như bùn”. Từ đó, trên nhiều sách báo đều sử dụng văn bản trên báo Văn nghệ.
Hết trích.
Chả lẽ bà Lưu Khánh Thơ lại 2 lời.
Chán cho báo chí Việt Nam.
Chắc bác Tễu không xóa nhỉ?
Sửa tới sửa lui, có khi thành ra
Trả lờiXóa“Ôi tiếng Việt như đất phân lô”?
"Mà mưa trắng đất trắng trời Trị Thiên" của Tố Hữa bị sửa lại rất "Bản tin dự báo thời tiết" - "Mà mưa trắng xóa đất trời Trị Thiên", làm Tố Hữu rất bực dọc.
Trả lờiXóaNỗi niềm chi rứa Huế ơi,
XóaMà mưa xối xả trắng trời thừa thiên.
Theo tôi
Trả lờiXóa- Nếu BGD sử dụng bản bác Duật đã biên tập làm đề thi thì phải sửa chữ "như bùn" thành "như đất cày"
- Nếu đã dùng bản gốc của nhà thơ Lưu quang Vũ làm đề thi thì phải giữ nguyên câu: "Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận", như thế mới vô tư, công bằng và tôn trọng tác giả, nếu không dễ gây hiểu lầm rằng những câu chữ của đề thi đã đựơc cân nhắc chọn lựa có chủ ý từ hai phiên bản.
Cảm ơn bác TỄU đã đăng bài thơ chép tay của nhà thơ LQV.
Sống dở, chết dở vì cái trò "biên tập" lại của mấy ông CS, không phải chỉ có trong thơ mà còn ở bao nhiêu bài báo, bài văn khác, cũng chỉ vì yếu tố "nhạy cảm".
Trả lờiXóaChính vì sự "biên tập" này mà bao nhiêu sự thật xẩy ra trong xã hội, trong cuộc sống hàng ngày dân đều không biết hoặc bị hiểu đi một cách sai lệch.