Phạm Quang Long
Đây là việc của tao(!)
Mấy hôm nay nghe ồn ào vụ mấy ông nô bộc xưng hô không được nhã lắm với giới truyền thông-ông chủ, trộm nghĩ:
A/ Nhà nước đã " phân cấp" quản lý đúng quy trình rồi. Ai làm việc ấy, người ta có thẩm quyền, có chuyên môn, người ta được quyền nói. Cãi làm gì? "Đây là việc của tao". Ông ấy đã hai lần nói thế mà còn hỏi. "Xe buyt nhanh bị chậm à? Đấy là việc của tao. Lãng phí à? Ai bảo mày thế? Mày làm gì có chuyên môn? Đó là việc của tao". Còn nhớ năm trước, khi các nhà báo và người dân thắc mắc sao đường sắt trên cao không thi công, ông phụ trách việc này đã mắng " các anh không có chuyên môn, không biết người ta làm gì". Việc bày ra giữa bàn dân thiên hạ là công trường không có người làm, ai cũng thấy mà ông ấy còn bảo thế thì đúng là " không phải việc của... chúng mày, làm hay không là việc của tao". Chẳng thế à?
B/ Biển bị đầu độc, cá chết. Các nhà báo chờ cả buổi để ngóng tin. Ông Thứ trưởng xuất hiện độ mươi phút tuyên bố cá chết do "tảo nở hoa, thuỷ triều đỏ, chả liên quan gì đến Formosa cả". Các nhà báo ngớ người. Làm sao mà ngạc nhiên? Các người có trong chuyên môn đâu mà đòi phán này, phán nọ? Tôi nhân danh Bộ có trách nhiệm nói nhá, đó là việc của tôi, quyền của tôi. Các anh chỉ làm cái việc đưa tin. Các anh có cơ sở gì mà nói khác? Nói khác là có " động cơ" gì?
C/ Kết luận cuối cùng: cá chết do Formosa. Họ công bố bồi thường và nhận lỗi. Ô hay, ba tháng trước các ông có trách nhiệm đã tuyên bố : ống xả thải chôn sâu dưới biển, xả thải của họ là " có phép" sao giờ Formosa lại nói ngược lại thế? Sao không thấy ông này nói " Formosa nhận bừa. Đó là việc của tao" nhỉ?
C/ Trên mạng đang có cái video về các ông cảnh sát dừng 1 xe máy đang lưu thông không phạm luật đòi kiểm tra. Cô chủ xe không chịu vì cho là công an sai, bắt họ phải xin lỗi. 5 ông công an lúc đầu không chịu trưng ra quyết định thực thi công vụ, sau đành phải đưa ra 1 văn bản nhưng cô kia vừa đọc được mấy dòng đầu thì bị cướp lại. Lập luận của công an là " tôi đang làm việc của tôi. Tôi là công an nên tôi có quyền. Tôi không có nghĩa vụ phải trình quyết định kiểm tra cho cô". Cãi vã mãi, chả ai chịu ai. Nhưng bản chất cái câu tuyên bố " đây là việc của tôi" thì giống như mấy ông trên.
D/ Thủ tướng đã hơn một lần nhấn mạnh : nhà nước của ta phải là nhà nước phục vụ, nhà nước kiến tạo, do dân, vì dân. Vậy thì cái tinh thần ấy chưa thấm đến mấy ông ở mấy việc trên. Tinh thần của Thủ tướng là nhận việc về mình, nhận khó về mình vì dân, chứ không phải nhận quyền về mình rồi muốn làm gì thì làm, bất chấp cả pháp lý lẫn đạo lý.
* May mà mấy ông ấy chỉ là người thực thi. Nhưng để công việc đúng hướng Thủ tướng đã nói, nên để mấy ông ấy đi làm việc khác chứ phục vụ và kiến tạo kiểu ấy, chỉ hỏng việc thôi.
Đây là việc của tao(!)
Mấy hôm nay nghe ồn ào vụ mấy ông nô bộc xưng hô không được nhã lắm với giới truyền thông-ông chủ, trộm nghĩ:
A/ Nhà nước đã " phân cấp" quản lý đúng quy trình rồi. Ai làm việc ấy, người ta có thẩm quyền, có chuyên môn, người ta được quyền nói. Cãi làm gì? "Đây là việc của tao". Ông ấy đã hai lần nói thế mà còn hỏi. "Xe buyt nhanh bị chậm à? Đấy là việc của tao. Lãng phí à? Ai bảo mày thế? Mày làm gì có chuyên môn? Đó là việc của tao". Còn nhớ năm trước, khi các nhà báo và người dân thắc mắc sao đường sắt trên cao không thi công, ông phụ trách việc này đã mắng " các anh không có chuyên môn, không biết người ta làm gì". Việc bày ra giữa bàn dân thiên hạ là công trường không có người làm, ai cũng thấy mà ông ấy còn bảo thế thì đúng là " không phải việc của... chúng mày, làm hay không là việc của tao". Chẳng thế à?
B/ Biển bị đầu độc, cá chết. Các nhà báo chờ cả buổi để ngóng tin. Ông Thứ trưởng xuất hiện độ mươi phút tuyên bố cá chết do "tảo nở hoa, thuỷ triều đỏ, chả liên quan gì đến Formosa cả". Các nhà báo ngớ người. Làm sao mà ngạc nhiên? Các người có trong chuyên môn đâu mà đòi phán này, phán nọ? Tôi nhân danh Bộ có trách nhiệm nói nhá, đó là việc của tôi, quyền của tôi. Các anh chỉ làm cái việc đưa tin. Các anh có cơ sở gì mà nói khác? Nói khác là có " động cơ" gì?
C/ Kết luận cuối cùng: cá chết do Formosa. Họ công bố bồi thường và nhận lỗi. Ô hay, ba tháng trước các ông có trách nhiệm đã tuyên bố : ống xả thải chôn sâu dưới biển, xả thải của họ là " có phép" sao giờ Formosa lại nói ngược lại thế? Sao không thấy ông này nói " Formosa nhận bừa. Đó là việc của tao" nhỉ?
C/ Trên mạng đang có cái video về các ông cảnh sát dừng 1 xe máy đang lưu thông không phạm luật đòi kiểm tra. Cô chủ xe không chịu vì cho là công an sai, bắt họ phải xin lỗi. 5 ông công an lúc đầu không chịu trưng ra quyết định thực thi công vụ, sau đành phải đưa ra 1 văn bản nhưng cô kia vừa đọc được mấy dòng đầu thì bị cướp lại. Lập luận của công an là " tôi đang làm việc của tôi. Tôi là công an nên tôi có quyền. Tôi không có nghĩa vụ phải trình quyết định kiểm tra cho cô". Cãi vã mãi, chả ai chịu ai. Nhưng bản chất cái câu tuyên bố " đây là việc của tôi" thì giống như mấy ông trên.
D/ Thủ tướng đã hơn một lần nhấn mạnh : nhà nước của ta phải là nhà nước phục vụ, nhà nước kiến tạo, do dân, vì dân. Vậy thì cái tinh thần ấy chưa thấm đến mấy ông ở mấy việc trên. Tinh thần của Thủ tướng là nhận việc về mình, nhận khó về mình vì dân, chứ không phải nhận quyền về mình rồi muốn làm gì thì làm, bất chấp cả pháp lý lẫn đạo lý.
* May mà mấy ông ấy chỉ là người thực thi. Nhưng để công việc đúng hướng Thủ tướng đã nói, nên để mấy ông ấy đi làm việc khác chứ phục vụ và kiến tạo kiểu ấy, chỉ hỏng việc thôi.
-------------
Xem thêm:
Mong sao dân sớm được… giật mình!
Dân trí
Thứ hai, 27/07/2015 - 03:32
Mong rằng người dân sẽ “giật mình” vì số tài sản tham nhũng thu hồi được gần như triệt để và câu nói “cửa miệng”: “Qui mô tham nhũng ngày càng lớn” không còn xuất hiện trong các hội nghị, hội thảo hay nghị trường và cả trong các văn kiện của Đảng.
“Tham nhũng giờ không chỉ một người, một nhóm người, không chỉ một cấp mà nhiều người, nhiều tầng, nhiều cấp… nên chống rất khó”. Đó là phát biểu của Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn tại Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2015 các Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy ngày 24/7.
Thật ra, những điều ông Tuấn nói không mới và càng không lạ.
Không mới bởi TBT Nguyễn Phú Trọng đã hơn một lần đề cập đến cái gọi là “lợi ích nhóm” còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì ví với “một bầy sâu”. Không lạ bởi tham nhũng xuất hiện ở “nhiều người, nhiều tầng, nhiều cấp” mọi người dân đều biết.
Không mới, không lạ nhưng vẫn không thể không giật mình.
Không thể không giật mình bởi luật pháp nước ta còn nhiều chỗ chưa chặt chẽ, khả năng chống tham nhũng còn chưa cao, nếu như nhiều người bắt tay nhau thì quá nguy hiểm.
Một thực tế là nhiều vụ tham nhũng “khủng” như PMU18 hay Vinashin, Vinaline các tổ chức đảng ở đó hầu như tê liệt. Tê liệt là bởi nó “không chỉ một người, một nhóm người, không chỉ một cấp mà nhiều người, nhiều tầng, nhiều cấp”…
Một điều nữa không mới, song cũng không khỏi giật mình.
Đó là tình trạng khai khống gấp nhiều lần giá trị thực.
Cứ nghĩ tham nhũng nó chỉ như kiểu bà đi chợ, mua 10 đồng nói 11 hay 12 đồng. Nhưng không. Bọn chúng mua một đồng nhưng khai lên 3 – 4 đồng thậm chí 5-6 đồng. Ví dụ như cái ụ nổi của Dương Chí Dũng, giá mua chỉ có 2triệu USD nhưng được khai khống lên đến 9 triệu USD (cao hơn khoảng 150 tỉ VND). Một trạm biến áp tại Quy Nhơn nhà thầu trúng thầu với giá 30 tỉ đồng, khi đấu giá lại, số tiền cuối cùng chỉ là 7 tỉ, chênh lệch tới 23 tỉ đồng.
Và một chuyện cũng không mới, đó là hơn 1.000 tỉ đồng trong vụ Vinashin gần như chắc chắn mất tiêu.
Cách đây ít hôm, trên BLOG Dân trí, Nhà báo Lê Chân Nhân đã nói một ý rất hay. Đó là chống tham nhũng mà không thu hồi được tài sản tức là thất bại.
Quá đúng bởi một trong những điều cốt lõi của chống tham nhũng chính là thu hồi số tài sản mồ hôi nước mắt của dân đóng góp. Còn đem một hay vài tên tham nhũng để tử hình mà tiền vẫn mất thì liệu có “vui thú” gì?
Trở lại chuyện “giật mình”. Mong rằng vụ Giang Kim Đạt sẽ là “phát súng mở đầu” cho việc thu hồi tài sản ở cả trong nước và nước ngoài. Mong rằng người dân sẽ “giật mình” vì số tài sản tham nhũng thu hồi được gần như triệt để và câu nói “cửa miệng”: “Qui mô tham nhũng ngày càng lớn” không còn xuất hiện trong các hội nghị, hội thảo hay nghị trường và cả trong các văn kiện của Đảng.
Khi đó chắc dân sẽ… giật mình và mong sao dân sớm được… “giật mình”!
Xem thêm:
Mong sao dân sớm được… giật mình!
Dân trí
Thứ hai, 27/07/2015 - 03:32
Mong rằng người dân sẽ “giật mình” vì số tài sản tham nhũng thu hồi được gần như triệt để và câu nói “cửa miệng”: “Qui mô tham nhũng ngày càng lớn” không còn xuất hiện trong các hội nghị, hội thảo hay nghị trường và cả trong các văn kiện của Đảng.
“Tham nhũng giờ không chỉ một người, một nhóm người, không chỉ một cấp mà nhiều người, nhiều tầng, nhiều cấp… nên chống rất khó”. Đó là phát biểu của Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn tại Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2015 các Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy ngày 24/7.
Thật ra, những điều ông Tuấn nói không mới và càng không lạ.
Không mới bởi TBT Nguyễn Phú Trọng đã hơn một lần đề cập đến cái gọi là “lợi ích nhóm” còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì ví với “một bầy sâu”. Không lạ bởi tham nhũng xuất hiện ở “nhiều người, nhiều tầng, nhiều cấp” mọi người dân đều biết.
Không mới, không lạ nhưng vẫn không thể không giật mình.
Không thể không giật mình bởi luật pháp nước ta còn nhiều chỗ chưa chặt chẽ, khả năng chống tham nhũng còn chưa cao, nếu như nhiều người bắt tay nhau thì quá nguy hiểm.
Một thực tế là nhiều vụ tham nhũng “khủng” như PMU18 hay Vinashin, Vinaline các tổ chức đảng ở đó hầu như tê liệt. Tê liệt là bởi nó “không chỉ một người, một nhóm người, không chỉ một cấp mà nhiều người, nhiều tầng, nhiều cấp”…
Một điều nữa không mới, song cũng không khỏi giật mình.
Đó là tình trạng khai khống gấp nhiều lần giá trị thực.
Cứ nghĩ tham nhũng nó chỉ như kiểu bà đi chợ, mua 10 đồng nói 11 hay 12 đồng. Nhưng không. Bọn chúng mua một đồng nhưng khai lên 3 – 4 đồng thậm chí 5-6 đồng. Ví dụ như cái ụ nổi của Dương Chí Dũng, giá mua chỉ có 2triệu USD nhưng được khai khống lên đến 9 triệu USD (cao hơn khoảng 150 tỉ VND). Một trạm biến áp tại Quy Nhơn nhà thầu trúng thầu với giá 30 tỉ đồng, khi đấu giá lại, số tiền cuối cùng chỉ là 7 tỉ, chênh lệch tới 23 tỉ đồng.
Và một chuyện cũng không mới, đó là hơn 1.000 tỉ đồng trong vụ Vinashin gần như chắc chắn mất tiêu.
Cách đây ít hôm, trên BLOG Dân trí, Nhà báo Lê Chân Nhân đã nói một ý rất hay. Đó là chống tham nhũng mà không thu hồi được tài sản tức là thất bại.
Quá đúng bởi một trong những điều cốt lõi của chống tham nhũng chính là thu hồi số tài sản mồ hôi nước mắt của dân đóng góp. Còn đem một hay vài tên tham nhũng để tử hình mà tiền vẫn mất thì liệu có “vui thú” gì?
Trở lại chuyện “giật mình”. Mong rằng vụ Giang Kim Đạt sẽ là “phát súng mở đầu” cho việc thu hồi tài sản ở cả trong nước và nước ngoài. Mong rằng người dân sẽ “giật mình” vì số tài sản tham nhũng thu hồi được gần như triệt để và câu nói “cửa miệng”: “Qui mô tham nhũng ngày càng lớn” không còn xuất hiện trong các hội nghị, hội thảo hay nghị trường và cả trong các văn kiện của Đảng.
Khi đó chắc dân sẽ… giật mình và mong sao dân sớm được… “giật mình”!
Bùi Hoàng Tám
Khỉ mà!
Trả lờiXóaỞ một đất nước "dân chủ gấp vạn lần tư bản" như Việt Nam thì thằng bộ trưởng quản lý mấy thằng này chỉ còn nước về lái xe ôm và mấy thằng này chỉ còn đi móc cống! Bởi vi sau khi bị sa thải khỏi khu vực công rồi thì mấy ông chủ tư nhân đâu có thừa tiền mà mướn những thằng khốn nạn này vào làm!
Trả lờiXóaMà nếu mấy thằng này vẫn còn chưa bị sao, vẫn còn khốn nạn, ấy là vì tư bản nó dân chủ gấp vạn lần ta!
Sao không chịu làm người mà cứ đòi làm vượn người mãi thế!
Trả lờiXóaSản phẩm của thời đại ... đồ đểu !
Trả lờiXóa