Lời dẫn: Chiều nay 26/3/2016 tại Salon văn hóa Cafe Thứ Bảy, 3A Ngô Quyền, TS Nguyễn Xuân Diện đã có buổi nói chuyện về chủ đề "Ý Nghĩa Văn hóa của Lễ hội truyền thống". Giáo sư Chu Hảo chủ trì buổi thuyết trình.
Đông đảo các nhà nghiên cứu và bạn bè của diễn giả đã có mặt từ sớm. Sự hiện diện của các vị: Mạc Văn Trang, Ngô Đức Thọ, Phạm Khiêm Ích, Đinh Hoàng Thắng, Phạm Thành Hưng (Mạc Yên), Đinh Khắc Thuân, Nguyễn Quang Dy, Tạ Đình Thính, Trần Nhương, Phạm Ngọc Luật Tạ Minh Đường, Nguyễn Quang A, Trần Tiến Đức, Nghệ sĩ Vượng Râu, các nhà báo Nguyễn Huy Khâm, JB Nguyễn Hữu Vinh, Lê Dũng...càng làm cho diễn giả thêm phần hứng khởi. (Đặc biệt là có tới 4 ứng viên ĐBQH có mặt: Nguyễn Quang A, Nguyễn Công Vượng, Phan Vân Bách, Nguyễn Xuân Diện).
Sau khi Nguyễn Xuân Diện trình bày liên tục trong 1 giờ, Giáo sư Chu Hảo chủ trì thảo luận. Buổi thảo luận diễn ra sôi nổi với các ý kiến của GS Ngô Đức Thọ, Nhà văn Trần Nhương, TS Tạ Đình Thính, TS Nguyễn Văn Vịnh, Chị Phạm Hồng Thắm, Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh...
Cuộc thảo luận kết thúc sau 1 giờ. Mọi người đều cảm thấy có một chiều thứ bảy thú vị, và mong có dịp được tái ngộ với diễn giả.
Vì có một số vị bận việc nên không đến dự được, chúng tôi đăng lại toàn văn nội dung các slide chiếu trên màn hình trong buổi thuyết trình chiều nay:
Đông đảo các nhà nghiên cứu và bạn bè của diễn giả đã có mặt từ sớm. Sự hiện diện của các vị: Mạc Văn Trang, Ngô Đức Thọ, Phạm Khiêm Ích, Đinh Hoàng Thắng, Phạm Thành Hưng (Mạc Yên), Đinh Khắc Thuân, Nguyễn Quang Dy, Tạ Đình Thính, Trần Nhương, Phạm Ngọc Luật Tạ Minh Đường, Nguyễn Quang A, Trần Tiến Đức, Nghệ sĩ Vượng Râu, các nhà báo Nguyễn Huy Khâm, JB Nguyễn Hữu Vinh, Lê Dũng...càng làm cho diễn giả thêm phần hứng khởi. (Đặc biệt là có tới 4 ứng viên ĐBQH có mặt: Nguyễn Quang A, Nguyễn Công Vượng, Phan Vân Bách, Nguyễn Xuân Diện).
Sau khi Nguyễn Xuân Diện trình bày liên tục trong 1 giờ, Giáo sư Chu Hảo chủ trì thảo luận. Buổi thảo luận diễn ra sôi nổi với các ý kiến của GS Ngô Đức Thọ, Nhà văn Trần Nhương, TS Tạ Đình Thính, TS Nguyễn Văn Vịnh, Chị Phạm Hồng Thắm, Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh...
Cuộc thảo luận kết thúc sau 1 giờ. Mọi người đều cảm thấy có một chiều thứ bảy thú vị, và mong có dịp được tái ngộ với diễn giả.
Vì có một số vị bận việc nên không đến dự được, chúng tôi đăng lại toàn văn nội dung các slide chiếu trên màn hình trong buổi thuyết trình chiều nay:
TÓM TẮT Ý CHÍNH BUỔI NÓI CHUYỆN CHIỀU NAY (26/3/2016)
(DÀNH CHO CÁC BÁC VÌ BẬN KHÔNG ĐẾN DỰ ĐƯỢC)
Cà phê Thứ Bảy – Hà Nội
(DÀNH CHO CÁC BÁC VÌ BẬN KHÔNG ĐẾN DỰ ĐƯỢC)
Cà phê Thứ Bảy – Hà Nội
Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Thuyết trình: TS. Nguyễn Xuân Diện
Lễ hội truyền thống
Xưa gọi là: Vào đám, đóng đám
Nay gọi là: Lễ hội (gồm phần Lễ + Hội)
Mỗi năm nước ta có 8.902 lễ hội, trung bình mỗi ngày có 20 lễ hội. Trong đó:
- 7.500 lễ hội truyền thống
- 1.399 lễ hội tôn giáo
- 409 lễ hội lịch sử cách mạng
- 25 lễ hội du nhập từ nước ngoài.
Thời gian và quy mô lễ hội
Thời gian:
- Lễ hội diễn ra một lúc, một buổi, một ngày
- Lễ hội diễn ra trong vài ngày và nhiều ngày
- Lễ hội kéo dài 3 tháng: Chùa Hương, Yên Tử
- Lễ hội diễn ra một lúc, một buổi, một ngày
- Lễ hội diễn ra trong vài ngày và nhiều ngày
- Lễ hội kéo dài 3 tháng: Chùa Hương, Yên Tử
Quy mô:
- Hội làng
- Hội vùng: Đền Và, Đền Hòn Chén, Đền Đa Hòa…
-Lễ hội cả nước: Đền Hùng, Chùa Hương, Yên Tử.
Các loại lễ hội truyền thống
Lễ hội nghề nghiệp: Cầu mùa, cầu ngư, giỗ tổ nghề, thi nghề, thao diễn nghề…
Lễ hội tưởng niệm: giỗ trận, tưởng nhớ tướng lĩnh, tưởng niệm võ công.
Lễ hội tôn giáo: Chùa Hương, Kiếp Bạc, Phủ Giày.
Thông điệp văn hóa của lễ hội
- Lễ hội là sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng. Vì vậy lễ hội là một sinh hoạt văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật của cộng đồng. Trong trường hợp hội làng thì cộng đồng dân làng là chủ thể, khách đến dự và chính quyền là khác thể. Khách thể phải tôn trọng chủ thể.
- Lễ hội diễn ra trong “thời điểm mạnh”. Đó là thời điểm nông nhàn theo nông lịch, hội tụ được đông người và sức mạnh cộng đồng.
- Lễ hội chính là một trang sử sống của dân tộc mà mỗi năm người dân lại giở ra một lần để ôn lại, nhằm tưởng nhớ, tri ân, nhắc nhở, học và làm theo. (Giỗ trận, nghiềm quân, thao diễn, tập trận, thi thố…)
- Lễ hội đáp ứng như cầu về cảm thụ, thưởng thức, nguyện vọng hòa vào đám đông và khẳng định mình trước đám đông; giao lưu và kết nối giữa các cá nhân với nhau.
Lễ hội là một cuộc vui lớn
- Phô diễn sức mạnh: Vật thờ, Đấu vật, Kéo co, Bơi chải, Chạy trận nghiềm quân, Đánh đu, Cướp phết, Cướp pháo, Cướp hoa tre…
- Phô diễn sự khéo léo: Thổi cơm thi, Bắt chạch trong chum, Bịt mắt bắt dê, Nấu cỗ, làm bánh, bày cỗ, mổ lợn, mổ gà…
- Trưng bày sản vật và thao diễn tay nghề.
- Diễn xướng dân gian: Hát Cửa đình, Diễn các tích chèo, tuồng, hát Xoan, Hát Bài Chòi, Quan họ, hát Dô…(Kiêng tên húy, kiêng sắc phục, hát lệ, quyền giữ cửa đình). Diễn xướng tâm linh (Múa thiêng, vật thờ).
- Hội làng
- Hội vùng: Đền Và, Đền Hòn Chén, Đền Đa Hòa…
-Lễ hội cả nước: Đền Hùng, Chùa Hương, Yên Tử.
Các loại lễ hội truyền thống
Lễ hội nghề nghiệp: Cầu mùa, cầu ngư, giỗ tổ nghề, thi nghề, thao diễn nghề…
Lễ hội tưởng niệm: giỗ trận, tưởng nhớ tướng lĩnh, tưởng niệm võ công.
Lễ hội tôn giáo: Chùa Hương, Kiếp Bạc, Phủ Giày.
Thông điệp văn hóa của lễ hội
- Lễ hội là sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng. Vì vậy lễ hội là một sinh hoạt văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật của cộng đồng. Trong trường hợp hội làng thì cộng đồng dân làng là chủ thể, khách đến dự và chính quyền là khác thể. Khách thể phải tôn trọng chủ thể.
- Lễ hội diễn ra trong “thời điểm mạnh”. Đó là thời điểm nông nhàn theo nông lịch, hội tụ được đông người và sức mạnh cộng đồng.
- Lễ hội chính là một trang sử sống của dân tộc mà mỗi năm người dân lại giở ra một lần để ôn lại, nhằm tưởng nhớ, tri ân, nhắc nhở, học và làm theo. (Giỗ trận, nghiềm quân, thao diễn, tập trận, thi thố…)
- Lễ hội đáp ứng như cầu về cảm thụ, thưởng thức, nguyện vọng hòa vào đám đông và khẳng định mình trước đám đông; giao lưu và kết nối giữa các cá nhân với nhau.
Lễ hội là một cuộc vui lớn
- Phô diễn sức mạnh: Vật thờ, Đấu vật, Kéo co, Bơi chải, Chạy trận nghiềm quân, Đánh đu, Cướp phết, Cướp pháo, Cướp hoa tre…
- Phô diễn sự khéo léo: Thổi cơm thi, Bắt chạch trong chum, Bịt mắt bắt dê, Nấu cỗ, làm bánh, bày cỗ, mổ lợn, mổ gà…
- Trưng bày sản vật và thao diễn tay nghề.
- Diễn xướng dân gian: Hát Cửa đình, Diễn các tích chèo, tuồng, hát Xoan, Hát Bài Chòi, Quan họ, hát Dô…(Kiêng tên húy, kiêng sắc phục, hát lệ, quyền giữ cửa đình). Diễn xướng tâm linh (Múa thiêng, vật thờ).
Lễ hội là nơi phô diễn
- Những gì đẹp nhất (cờ quạt, tàn tán, lọng, kiệu, tế khí, khăn áo, hoa, đăng…
- Những gì ngon nhất: Cỗ, Xôi, Oản, hoa quả
Giá trị của lễ hội
- Gắn kết cộng đồng (hội tụ con người, tình cảm cộng đồng, ý chí, nguyện vọng…)
- Thể hiện tâm lý “Về nguồn”. Là cuốn sử được mở hàng năm.
- Ngưng kết thẩm mỹ của dân về: ẩm thực, màu sắc, sắp đặt, vũ điệu và âm nhạc…
- Cân bằng đời sống tâm linh.
Lễ hội và biến đổi theo thời gian
Xã hội thay đổi, lễ hội cũng có thay đổi:
- Lễ vật ngày càng phong phú.
- Đô thị hóa và ảnh hưởng đến lễ hội: Rước xách, Rước nước, hồ và sông…
- Trang trí và thẩm mỹ đã nhiều thay đổi
Can thiệp làm biến dạng lễ hội:
-Làm thay đổi quy mô lễ hội: Đền Trần.
- Truyền thông làm mất tính riêng tư của lễ hội.
- Thổi phồng hoặc làm biến dạng “thần tích”: Đền Trần, Đền Trần Thương, Đền Lý Thường Kiệt, Đền Bà chúa Kho, Đền Kinh Dương Vương…
Mấy khuyến nghị:
- Lễ hội là văn hóa, và như vậy việc nghiên cứu, bình luận, quản lý, nhận xét về một lễ hội trước hết phải từ góc nhìn văn hóa.
- Người dự lễ hội là khách, cần tôn trọng chủ thể của lễ hội.
- Đưa tin về lễ hội cần tham khảo đầy đủ, phỏng vấn chủ thể lễ hội và đưa hình ảnh cần khách quan, văn hóa và tôn trọng.
- Yếu tố TĨNH và ĐỘNG trong lễ hội:
+ Phần lễ/nghi lễ cần được tôn trọng nguyên vẹn vì tính thiêng của nó.
+ Phần hội có thể có biến đổi, bổ sung để phù hợp với thời đại.
Nhưng vẫn nên giữ các trò chơi dân gian.
- Những lớp văn hóa nguyên sơ mà đời nay chưa hiểu hết: Có những hành động, hành vi, động tác, nghi lễ..mà ngày nay chúng ta chưa hiểu và giải thích được.
Tôn trọng cộng đồng chủ thể của lễ hội:
- Những lớp văn hóa nguyên sơ mà đời nay chưa hiểu hết: Có những hành động, hành vi, động tác, nghi lễ..mà ngày nay chúng ta chưa hiểu và giải thích được.
Tôn trọng cộng đồng chủ thể của lễ hội:
- Tránh can thiệp, chỉ đạo thô bạo, phi văn hóa
- Tránh tuyên truyền lệch lạc về các lễ hội.
Cám ơn TS Nguyễn Xuân Diện đã có buổi nói chuyện mang tựa đề "Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG" nhằm giúp cho mọi người có dịp hiểu về lễ một cách bài bản và đầy đủ hơn, có cái nhìn và cách ứng xử với lễ hội truyền thống ngày một văn hóa hơm ! Mong rằng TS có thêm nhiều buổi nói chuyện khác nữa để quảng bá và giữ gìn nền văn hóa truyền thống của nước nhà.
Trả lờiXóaMột việc làm hữu ích của t/s Diện, rất tiếc là quá muộn, lỗi này không phải chỉ riêng T/s Diên và của những người quản lý văn hóa nói chung, Văn hóa dân gian nói riêng . Muộn còn hơn không, chân thành cảm mến việc làm của T/s Diện
Trả lờiXóaTuyệt vời
Trả lờiXóa