Văn hóa dòng họ xưa và nay
Nguyễn Xuân Diện
Tết đến Xuân về, trong sự giao hòa của vũ trụ và trong niềm vui đoàn tụ với gia đình gia tộc, cùng suy ngẫm về văn hóa dòng họ tâm hồn ta như được lắng lại trong cảm xúc của một con người có căn cước giống nòi bằng những sợi dây chằng chịt, khăng khít.
Văn hóa dòng họ không phải là một nét riêng của Việt Nam, mà nó là một nét phổ quát của nhân loại. Nhưng chỉ có ở các nước ảnh hưởng của Nho giáo xưa thì văn hóa dòng họ mới được xem trọng với tất cả sự nghiêm cẩn của nó. Ở Việt Nam, văn hóa dòng họ trở thành một nét đặc thù, trước hết bởi văn hóa căn bản của Việt Nam là văn hóa làng. Mỗi làng là một khu dân cư khép kín, trong đó là các dòng họ sống quần tụ bao đời sau lũy tre xanh. Ở đó, mỗi cá thể luôn thuộc về một gia đình, mỗi gia đình thuộc về một dòng họ. Nhiều dòng họ sống quần tụ bên nhau tạo thành một làng.
Gia phả - bộ sử của dòng họ
Với quan niệm “Quốc hữu sử, Gia hữu phả” thường là câu mở đầu của các gia phả. Gia phả không chỉ cho biết việc của một dòng họ, quá trình thiên di phát tán, phát triển của một dòng họ mà còn cho chúng ta biết về sự hình thành một vùng đất, những cư dân đầu tiên đến khai khẩn, sinh cơ lập nghiệp , và sự đóng góp của các dòng họ cụ thể đối với một làng quê, một vùng đất cụ thể...Nhiều gia phả dòng họ lớn đã ghi được nhiều sự kiện mà chính sử đã không thể ghi chi tiết, từ đó đã bổ sung cho chính sử. Nước có sử để biết sự phế hưng của các triều đại, nhà có phả để biết sự kế tiếp của các thế thứ. Gia phả vì vậy trở thành một báu vật truyền gia của các dòng họ. Gia phả chính là cuốn sách trình bày về thế thứ, cội nguồn của mỗi cá nhân, trong sợi dây linh thiêng nối giữa người đã khuất với người con cháu, giữa người già với người trẻ, giữa người trong làng với các con cháu đã đi khỏi làng. Gia phả nối cõi âm với cõi dương, nối linh thiêng quá khứ vào đời sống hiện tại. Gia phả chỉ được mở vào ngày giỗ tổ hoặc ngày chạp họ với sự chứng kiến của các thành viên cao niên và các trưởng chi trong họ.
Gia phả không những là một nguồn tư liệu để tìm hiểu về đạo lý gia đình, gia tộc; đây còn là tài liệu nghiên cứu về các sự kiện và nhân vật lịch sử đất nước, hoặc các triều đại mà vị trong các dòng họ có tham gia (như gia phả họ Nguyễn ở Cổ Đô (Ba Vì, Hà Nội); họ Nghiêm ở Hòa Xá (Ứng Hòa, Hà Nội) ; họ Nguyễn ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh)…
Gia phong và gia huấn – duy trì nếp nhà và đạo lý
Ý thức về dòng họ đi liền với việc xây dựng và duy trì nền nếp gia phong rất được người xưa quan tâm. Trong một làng, có các dòng họ khác nhau, và tùy theo nền nếp riêng được tạo dựng từ trong lịch sử, mỗi dòng họ tạo nên sự khác biệt, làm nên vẻ đa dạng của văn hóa dòng họ, đó là sự định vị của dòng họ: Dòng họ khoa bảng với nhiều người đỗ đạt, dòng họ nối đời về nghề nghiệp (nghề thuốc, nghề thủ công mỹ nghệ),…Chính những dòng họ đó, nhiều khi sự thành đạt đã vượt ra khỏi khuôn khổ một dòng họ, thành ra sự nổi tiếng cho cả làng, vì vậy có các làng khoa bảng (Mộ Trạch, Đại Áng, Quỳnh Đôi, Tam Sơn…). Một số dòng họ như họ Nguyễn ở Bình Vọng (Thường Tín, Hà Nội) nổi tiếng về nghề sơn thiếp, làm dù, làm lọng khiến cả làng nổi tiếng, họ Phạm ở Đan Loan (Hải Dương) có nghề nhuộm rồi phát triển ra cả Thăng Long. Để giữ gìn thanh danh dòng họ và bí quyết của nghề nghiệp, các dòng họ thường có bản gia huấn riêng của mình dùng để lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nói đến gia huấn, người ta vẫn nghĩ đến một cuốn sách giấy dó, trên viết chữ Hán Nôm, ít người biết gia huấn còn được khắc trên đá. Chọn hình thức lưu giữ trên bia đá, hẳn các nhà Nho mong muốn những lời giáo huấn này sẽ lưu truyền mãi mãi và vững bền như cùng các giá trị truyền thống của các bản gia huấn. Đó là những quyển sách đá ghi những lời vàng ngọc của tổ tiên truyền dạy lại cho con cháu. Một số gia huấn được khắc trên bia đá rất độc đáo.
Đặc biệt nhất, phải kể đến bia Vũ Vu thiển thuyết khắc cả một cuốn sách của Ninh Ngạn (1715 - 1781) được con trai là Ninh Tốn dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781), hiện đặt tại nhà thờ họ Ninh ở xã Yên Mỹ, huyện Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Văn bia gồm 2 phần. Phần 1 là lời dẫn ghi lại sự nghiệp của Ninh Ngạn và tác phẩm của ông. Phần 2 khắc toàn văn bộ sách gồm 2 quyển thượng, hạ, gồm 45 chương sách. Trong đó có các chương 1 và 2 bàn về chữ hiếu, cách đánh giá về hiếu và bất hiếu; chương 3 bàn về quan hệ giữa nuôi và dạy con cái trong gia đình; chương 6 và 7 bàn về quan hệ vợ chồng; chương 8 và 9 bàn về Nhân và Tín; chương 10 bàn về đạo làm người; chương 12 bàn về ba loại “tâm bệnh” là giầu, sang và thọ; chương 13 bàn về việc phải coi điều thiện làm thầy, thấy ai có điều thiện, dù là kẻ dưới đều nên coi là thầy mà học; chương 29 và 30 bàn về việc làm điều tốt không cốt ở tiếng khen, đánh giá người phải xét ở lời nói và việc làm; chương 31 và 32 bàn về việc lập đức, lập thân và lập danh; chương 33 và 34 chuyên bàn về những điều cần tránh như rượu chè, cờ bạc, sắc dục, lười biếng, nói năng khinh xuất; chương 39 và 40 bàn về sống - chết, vinh - nhục ở đời.
Tinh thần gia tộc đã được gìn giữ và nuôi dưỡng trong đạo lý gia đình, để mỗi cá nhân phải làm người trọn đạo hiếu với cha mẹ và tổ tiên, tròn phận sự với con cái; làm gạch nối giữa các thế hệ, gìn giữ và trao chuyển liên tục các giá trị vĩnh hằng của đạo đức làm người.
Dòng họ - nơi quy tụ và lan tỏa
Bất cứ một dòng họ nào, khi phát triển đến một mức độ nào đó thì đều có sự phát tán lan tỏa và quy tụ. Một dòng họ, có khi do đất đai chật hẹp, có khi do đông nhân khẩu hoặc biến động của thời cuộc, đã phân chia làm nhiều chi ngành, trong đó có khi phải ly tán tha hương, lập nghiệp nơi xứ người. Khi ấy, gia phả thất lạc vì loạn ly, lụt lội, binh lửa, chỉ còn trong lời truyền của các bậc cao niên rằng nơi ấy nơi nọ có một chi của dòng họ mình. Vì vậy, triền miên trong lịch sử là các cuộc “tìm về cội nguồn”, “vấn tổ tầm tông”. Thường khi nhận họ, người ta phải đem theo chứng cứ là gia phả, chúc thư, hoặc vật làm tin, hoặc một người già làm chứng. Sau khi trình gia phả hoặc bằng chứng, thì ông trưởng tộc mới họp cả họ lại để bàn bạc và đưa ra ý kiến. Nếu được công nhận, khi ấy mới phân chia ngôi thứ để biết cách xưng hô. Người đi xa về nhận họ sẽ sắm sửa mấy mâm cơm để anh em họ mạc chung vui. Có dòng họ thì hậu duệ lưu lạc ngay trong một nước, lại cũng có dòng họ có con cháu lưu lạc ở nước người. Do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, sắp đặt, giữa Việt Nam và Cao Ly xưa (nay là Hàn Quốc và Triều Tiên) đã có một mối liên hệ rất đặc biệt. Đó là quan hệ thiên di và huyết thống. Chỉ kể từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây, xác nhận đã có 6 cuộc người Hàn Quốc về Việt Nam tìm họ hàng hoặc chắp nối lai lịch và huyết thống. Trong số đó có con cháu của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi tại Hàn Quốc. Sự kiện gần đây nhất là tháng 5 /2015, Ngài Ban Ki-moon (tên chữ Hán là Phan Cơ Văn), Tổng thư ký Liên hợp quốc về Việt Nam thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn. Ngài dâng hương, xem gia phả và để lại lưu bút. Câu chuyện này làm xôn xao dư luận vì mọi người đều nghĩ là Ngài Ban Ki – moon về Việt Nam tìm lại họ hàng.
Dòng họ và sự giữ gìn tục thờ cúng tổ tiên
Gia đình người Việt, mỗi nhà đều có một bàn thờ gia tiên, là nơi cao ráo, chính giữa ngôi nhà. Nhưng mỗi dòng họ lại cũng có nhà thờ riêng, thậm chí có dòng họ có nhiều nhà thờ họ: nhà thờ đại tông, nhà thờ tiểu tông, tức là nhà thờ các chi ngánh. Thờ cúng tổ tiên là một đạo lý của người Việt. Nhà thờ họ là nơi quy tụ anh linh liệt tổ liệt tôn, là nơi con cháu tổ chức lễ tế tổ, tế lễ Tết và họp họ. Trong hương trầm lan tỏa, những vàng son chói lọi từ các hoành phi câu đối thờ nhắc nhớ đến công đức lớn lao của tổ tiên và khát vọng muôn thưở về một cuộc sống dồi dào phúc lộc, may mắn an lành.
Những thăng trầm của lịch sử đã trôi theo tháng năm. Những thay đổi của đời sống xã hội đã dội vào sinh hoạt và văn hóa dòng họ, gia đình. Ngày nay, tiếp thu chắt lọc những nét đẹp nhân văn của những đạo lý mà tổ tiên đã dạy, đã gửi gắm, xây nền đạo đức mới trên nền nhân đức của cha ông mãi mãi là một việc đáng suy ngẫm và cần thiết trong gia đình, gia tộc và xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau.
Nguyễn Xuân Diện
Tết đến Xuân về, trong sự giao hòa của vũ trụ và trong niềm vui đoàn tụ với gia đình gia tộc, cùng suy ngẫm về văn hóa dòng họ tâm hồn ta như được lắng lại trong cảm xúc của một con người có căn cước giống nòi bằng những sợi dây chằng chịt, khăng khít.
Văn hóa dòng họ không phải là một nét riêng của Việt Nam, mà nó là một nét phổ quát của nhân loại. Nhưng chỉ có ở các nước ảnh hưởng của Nho giáo xưa thì văn hóa dòng họ mới được xem trọng với tất cả sự nghiêm cẩn của nó. Ở Việt Nam, văn hóa dòng họ trở thành một nét đặc thù, trước hết bởi văn hóa căn bản của Việt Nam là văn hóa làng. Mỗi làng là một khu dân cư khép kín, trong đó là các dòng họ sống quần tụ bao đời sau lũy tre xanh. Ở đó, mỗi cá thể luôn thuộc về một gia đình, mỗi gia đình thuộc về một dòng họ. Nhiều dòng họ sống quần tụ bên nhau tạo thành một làng.
Gia phả - bộ sử của dòng họ
Với quan niệm “Quốc hữu sử, Gia hữu phả” thường là câu mở đầu của các gia phả. Gia phả không chỉ cho biết việc của một dòng họ, quá trình thiên di phát tán, phát triển của một dòng họ mà còn cho chúng ta biết về sự hình thành một vùng đất, những cư dân đầu tiên đến khai khẩn, sinh cơ lập nghiệp , và sự đóng góp của các dòng họ cụ thể đối với một làng quê, một vùng đất cụ thể...Nhiều gia phả dòng họ lớn đã ghi được nhiều sự kiện mà chính sử đã không thể ghi chi tiết, từ đó đã bổ sung cho chính sử. Nước có sử để biết sự phế hưng của các triều đại, nhà có phả để biết sự kế tiếp của các thế thứ. Gia phả vì vậy trở thành một báu vật truyền gia của các dòng họ. Gia phả chính là cuốn sách trình bày về thế thứ, cội nguồn của mỗi cá nhân, trong sợi dây linh thiêng nối giữa người đã khuất với người con cháu, giữa người già với người trẻ, giữa người trong làng với các con cháu đã đi khỏi làng. Gia phả nối cõi âm với cõi dương, nối linh thiêng quá khứ vào đời sống hiện tại. Gia phả chỉ được mở vào ngày giỗ tổ hoặc ngày chạp họ với sự chứng kiến của các thành viên cao niên và các trưởng chi trong họ.
Gia phả không những là một nguồn tư liệu để tìm hiểu về đạo lý gia đình, gia tộc; đây còn là tài liệu nghiên cứu về các sự kiện và nhân vật lịch sử đất nước, hoặc các triều đại mà vị trong các dòng họ có tham gia (như gia phả họ Nguyễn ở Cổ Đô (Ba Vì, Hà Nội); họ Nghiêm ở Hòa Xá (Ứng Hòa, Hà Nội) ; họ Nguyễn ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh)…
Gia phong và gia huấn – duy trì nếp nhà và đạo lý
Ý thức về dòng họ đi liền với việc xây dựng và duy trì nền nếp gia phong rất được người xưa quan tâm. Trong một làng, có các dòng họ khác nhau, và tùy theo nền nếp riêng được tạo dựng từ trong lịch sử, mỗi dòng họ tạo nên sự khác biệt, làm nên vẻ đa dạng của văn hóa dòng họ, đó là sự định vị của dòng họ: Dòng họ khoa bảng với nhiều người đỗ đạt, dòng họ nối đời về nghề nghiệp (nghề thuốc, nghề thủ công mỹ nghệ),…Chính những dòng họ đó, nhiều khi sự thành đạt đã vượt ra khỏi khuôn khổ một dòng họ, thành ra sự nổi tiếng cho cả làng, vì vậy có các làng khoa bảng (Mộ Trạch, Đại Áng, Quỳnh Đôi, Tam Sơn…). Một số dòng họ như họ Nguyễn ở Bình Vọng (Thường Tín, Hà Nội) nổi tiếng về nghề sơn thiếp, làm dù, làm lọng khiến cả làng nổi tiếng, họ Phạm ở Đan Loan (Hải Dương) có nghề nhuộm rồi phát triển ra cả Thăng Long. Để giữ gìn thanh danh dòng họ và bí quyết của nghề nghiệp, các dòng họ thường có bản gia huấn riêng của mình dùng để lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nói đến gia huấn, người ta vẫn nghĩ đến một cuốn sách giấy dó, trên viết chữ Hán Nôm, ít người biết gia huấn còn được khắc trên đá. Chọn hình thức lưu giữ trên bia đá, hẳn các nhà Nho mong muốn những lời giáo huấn này sẽ lưu truyền mãi mãi và vững bền như cùng các giá trị truyền thống của các bản gia huấn. Đó là những quyển sách đá ghi những lời vàng ngọc của tổ tiên truyền dạy lại cho con cháu. Một số gia huấn được khắc trên bia đá rất độc đáo.
Đặc biệt nhất, phải kể đến bia Vũ Vu thiển thuyết khắc cả một cuốn sách của Ninh Ngạn (1715 - 1781) được con trai là Ninh Tốn dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781), hiện đặt tại nhà thờ họ Ninh ở xã Yên Mỹ, huyện Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Văn bia gồm 2 phần. Phần 1 là lời dẫn ghi lại sự nghiệp của Ninh Ngạn và tác phẩm của ông. Phần 2 khắc toàn văn bộ sách gồm 2 quyển thượng, hạ, gồm 45 chương sách. Trong đó có các chương 1 và 2 bàn về chữ hiếu, cách đánh giá về hiếu và bất hiếu; chương 3 bàn về quan hệ giữa nuôi và dạy con cái trong gia đình; chương 6 và 7 bàn về quan hệ vợ chồng; chương 8 và 9 bàn về Nhân và Tín; chương 10 bàn về đạo làm người; chương 12 bàn về ba loại “tâm bệnh” là giầu, sang và thọ; chương 13 bàn về việc phải coi điều thiện làm thầy, thấy ai có điều thiện, dù là kẻ dưới đều nên coi là thầy mà học; chương 29 và 30 bàn về việc làm điều tốt không cốt ở tiếng khen, đánh giá người phải xét ở lời nói và việc làm; chương 31 và 32 bàn về việc lập đức, lập thân và lập danh; chương 33 và 34 chuyên bàn về những điều cần tránh như rượu chè, cờ bạc, sắc dục, lười biếng, nói năng khinh xuất; chương 39 và 40 bàn về sống - chết, vinh - nhục ở đời.
Tinh thần gia tộc đã được gìn giữ và nuôi dưỡng trong đạo lý gia đình, để mỗi cá nhân phải làm người trọn đạo hiếu với cha mẹ và tổ tiên, tròn phận sự với con cái; làm gạch nối giữa các thế hệ, gìn giữ và trao chuyển liên tục các giá trị vĩnh hằng của đạo đức làm người.
Dòng họ - nơi quy tụ và lan tỏa
Bất cứ một dòng họ nào, khi phát triển đến một mức độ nào đó thì đều có sự phát tán lan tỏa và quy tụ. Một dòng họ, có khi do đất đai chật hẹp, có khi do đông nhân khẩu hoặc biến động của thời cuộc, đã phân chia làm nhiều chi ngành, trong đó có khi phải ly tán tha hương, lập nghiệp nơi xứ người. Khi ấy, gia phả thất lạc vì loạn ly, lụt lội, binh lửa, chỉ còn trong lời truyền của các bậc cao niên rằng nơi ấy nơi nọ có một chi của dòng họ mình. Vì vậy, triền miên trong lịch sử là các cuộc “tìm về cội nguồn”, “vấn tổ tầm tông”. Thường khi nhận họ, người ta phải đem theo chứng cứ là gia phả, chúc thư, hoặc vật làm tin, hoặc một người già làm chứng. Sau khi trình gia phả hoặc bằng chứng, thì ông trưởng tộc mới họp cả họ lại để bàn bạc và đưa ra ý kiến. Nếu được công nhận, khi ấy mới phân chia ngôi thứ để biết cách xưng hô. Người đi xa về nhận họ sẽ sắm sửa mấy mâm cơm để anh em họ mạc chung vui. Có dòng họ thì hậu duệ lưu lạc ngay trong một nước, lại cũng có dòng họ có con cháu lưu lạc ở nước người. Do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, sắp đặt, giữa Việt Nam và Cao Ly xưa (nay là Hàn Quốc và Triều Tiên) đã có một mối liên hệ rất đặc biệt. Đó là quan hệ thiên di và huyết thống. Chỉ kể từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây, xác nhận đã có 6 cuộc người Hàn Quốc về Việt Nam tìm họ hàng hoặc chắp nối lai lịch và huyết thống. Trong số đó có con cháu của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi tại Hàn Quốc. Sự kiện gần đây nhất là tháng 5 /2015, Ngài Ban Ki-moon (tên chữ Hán là Phan Cơ Văn), Tổng thư ký Liên hợp quốc về Việt Nam thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn. Ngài dâng hương, xem gia phả và để lại lưu bút. Câu chuyện này làm xôn xao dư luận vì mọi người đều nghĩ là Ngài Ban Ki – moon về Việt Nam tìm lại họ hàng.
Dòng họ và sự giữ gìn tục thờ cúng tổ tiên
Gia đình người Việt, mỗi nhà đều có một bàn thờ gia tiên, là nơi cao ráo, chính giữa ngôi nhà. Nhưng mỗi dòng họ lại cũng có nhà thờ riêng, thậm chí có dòng họ có nhiều nhà thờ họ: nhà thờ đại tông, nhà thờ tiểu tông, tức là nhà thờ các chi ngánh. Thờ cúng tổ tiên là một đạo lý của người Việt. Nhà thờ họ là nơi quy tụ anh linh liệt tổ liệt tôn, là nơi con cháu tổ chức lễ tế tổ, tế lễ Tết và họp họ. Trong hương trầm lan tỏa, những vàng son chói lọi từ các hoành phi câu đối thờ nhắc nhớ đến công đức lớn lao của tổ tiên và khát vọng muôn thưở về một cuộc sống dồi dào phúc lộc, may mắn an lành.
Những thăng trầm của lịch sử đã trôi theo tháng năm. Những thay đổi của đời sống xã hội đã dội vào sinh hoạt và văn hóa dòng họ, gia đình. Ngày nay, tiếp thu chắt lọc những nét đẹp nhân văn của những đạo lý mà tổ tiên đã dạy, đã gửi gắm, xây nền đạo đức mới trên nền nhân đức của cha ông mãi mãi là một việc đáng suy ngẫm và cần thiết trong gia đình, gia tộc và xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau.
N.X.D
*Bài đăng báo Tết.
Từ khi cải cách ruộng đất thì không những là đình chùa miếu mạo bị đập phá than nát, mà phong trào đấu tố đã làm cho các dòng họ không còn gắn kết như xưa, hận thù vô cớ đã đem nhau ra pháp trường, rồi một số rất đông người đi nam. Nhân tâm ly tán, thì cái dòng họ cũng ghi dấu một thời đau đớn! Chẳng còn gì!
Trả lờiXóaHình như những giá trị cổ truyền của dân tộc đã không được sự hưởng ứng của đảng. Đảng chỉ chăm chăm vào những di tích để làm du lịch!!! Trong khi những giá trị tinh thần của người Việt đã hun đúc ra được rất nhiều anh hùng, hào kiệt thì chưa thấy đảng đem dạy cho các em trong trường học. Nếp nhà xưa là nơi xuất thân của kẻ sĩ khi xuất cũng như khi xử!
Trả lờiXóaNgày nay không có kẻ sĩ thì mới sinh ra chuyện lộn bây như lò ấp tiến sĩ, những người gọi là có chút học vấn, có chút tiếng tăm trong xã hội thì cũng bày đặt tuyên bố vớ vẩn nọ kia bất chấp lương tri. Chẳng hạn mới hôm qua đây bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã làm cái việc khiến luật sư Trần Vũ Hải cho rằng không có lòng tự trọng , thậm chí là phạm pháp!
Đấy! Đấy là hệ quả của việc thiếu vắng tinh thần của kẻ sĩ trong sinh hoạt của đời sống tinh thần của người Việt Nam!
Có những kẻ sĩ như các ông Trần Hùynh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài...và các bà NGuyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga...thì bị đảng phạt tù rất nặng chỉ vì họ sống cái tinh thần khẳng khái, cương trực của kẻ sĩ mà thôi!
Đảng đã làm cho cái gia đình, xã hội Việt Nam đi quá xa cái ý nghĩa ban đầu của nó. Mọi giềng mối, nền tảng căn cơ đã bị phá nát hết cả rồi! Người xưa có câu "nước mất, nhà tan" còn ngày nay không biết gọi thế nào(?).
Trả lờiXóaBài viết hay, thâm trầm nét văn hóa người Việt! Người đọc sẽ ngậm ngùi vì tự hỏi sau bao phen biên động điêu linh, người Việt phải di cư tá túc ở mọi phương trời, có tìm lại được tông tích gia phả của dòng họ mình một cách chính xác không?
Trả lờiXóaVăn hóa dòng họ là mảng quan trọng của luật bất thành văn. Nó đã bị phá nát tan tành. Nay dân nỗ lực khôi phục. Nhưng vẫn chỉ là hình thức. Nền tảng để nó sống lại là một xã hội khoa học, nhân bản...Năm mới, thân chúc tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện khỏe mạnh, an vui và chân cứng đá mềm...
Trả lờiXóa