Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Lật chồng báo cũ: 700 NĂM VÙI SÂU, CHIẾC ẤN VẪN SẮC NHƯ VỪA ĐẼO

Ấn cổ tới nay vẫn sắc nét. (Ảnh và chú thích ảnh của VietQ.vn)

Một sự lừa gạt trắng trợn của PGS. TS Tống Trung Tín, PGS. TS Hoàng Văn Khoán và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội. Mảnh gỗ dẹt thì nói dối là ấn. Và mảnh gỗ ấy đã 700 năm mà vẫn còn sắc nét đến nay. Trong khi xương người chỉ hơn 100 năm đã thành đất đen...

Mời chư vị xem lại bài báo đăng từ ngày 08/02/2014:

Thêm một ấn cổ triều Trần được phát hiện 
tại Hà Nội

VietQ.vn
16:45 08/02/2014

Ấn cổ khắc chữ “Sắc Mệnh Chi Bảo” của Vua Trần, được làm bằng gỗ, vẫn còn nguyên vẹn sau thời gian khoảng 750 năm…

Trong đợt khai quật Di tích Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần mới đây, tại khu G cạnh Tòa nhà Quốc Hội (18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội), các nhà khảo cổ đã phát hiện được một di vật quý giá: Ấn “Sắc Mệnh Chi Bảo” khắc bằng gỗ của Nhà Trần, có niên đại cách nay khoảng 750 năm. Ấn gỗ còn nguyên vẹn, chữ khắc còn rất sắc nét, có kích thước vuông 11,5cmx11,5cm, dùng để ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân... 



Chiếc ấn gỗ đặc biệt của triều Trần vừa được phát hiện

Căn cứ vào cốn chữ khắc trên ấn: “Sắc mệnh chi bảo” thì đây là ấn của nhà vua, dùng khi ban bố mệnh lệnh, sắc chỉ. Vậy sao Quốc ấn này không phải bằng ngọc (Ngọc tỷ) mà lại bằng gỗ? Và hoàn cảnh lịch sử ra đời của quả ấn gỗ này có gì đặc biệt?

Lần theo sử sách được biết, trong suốt lịch sử thời Trần chỉ có một lần duy nhất nhà vua hạ lệnh khắc ấn gỗ để dùng vào việc ban bố sắc mệnh, đó là trung tuần tháng chạp năm Đinh Tỵ (khoảng đầu năm 1258). Sự kiện này được Đại Việt Sử ký Toàn thư chép như sau:

“Năm Đinh Tỵ, Mùa đông (…) Tháng 12, ngày 12, tướng nhà Nguyên là Ngột Lương hợp đài xâm lấn đồng Bình lệ (…)

Khi ấy vua thân đem sáu quân đi chống giặc. Quan chưởng ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường điện Đại minh, chỉ mang theo ấn nội mật đi theo; nửa đường ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong việc quân không có ấn, vua sai thợ khắc gỗ làm ấn.”
 

Vậy rất có thể quả ấn gỗ vua sai khắc năm ấy chính là quả ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” vừ khai quật được ở Di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long nói trên.

Ấn cổ tới nay vẫn sắc nét

Nếu vậy thì quả ấn gỗ này được ra đời vào những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất – 1258 dưới thời vua Thái Tông Trần Cảnh. Và nó chỉ được dùng trong khoảng 15-18 ngày cuối tháng Chạp năm Đinh tỵ. Sau đại thắng Đông Bộ Đầu vào ngày 24 tháng Chạp Đinh Tỵ, quân dân Đại Việt đã đuổi quân Nguyên ra khỏi bờ cõi. Khi vua cùng triều đình trở lại Kinh thành Thăng Long thì không những quả ấn báu giấu ở điện Đại Minh vẫn còn mà quả ấn nội mật bị mất trên đường kháng chiến cũng được tìm thấy.

Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Đến khi (vua) trở về Kinh sư, lại có người đem dâng ấn bị mất; ấn giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ”. Ngay ngày mồng một Tết Mậu Ngọ ấy, vua ngự tại chính điện định công phong tước cho tướng sĩ, đình thần có công đánh giặc và ban bố các đạo dụ ổn định đất nước sau cuộc chiến chống ngoại xâm. Khi đó, chắc chắn Vua Trần Thái tông sẽ dùng “ấn báu” vào việc ban sắc chỉ. Và như vậy, quả ấn gỗ được khắc vội trong thời chiến sẽ chấm dứt vai trò lịch sử của mình.

Tuy chỉ có vai trò lịch sử ngắn ngủi chưa tới hai chục ngày, nhưng quả ấn gỗ “Sắc Mệnh Chi Bảo” vừa được tìm thấy trong lòng đất Hoàng thành Thăng Long cùng với hoàn cảnh ra đời của nó là một bằng chứng hùng hồn cho cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông của quân dân Đại Việt, một thời chói lọi của hào khí Đông A. Quả ấn gỗ thời chiến đó thực sự có vị trí đặc biệt trong kho tàng di tích lịch sử của dân tộc.


Trịnh Trọng Quý



10 nhận xét :

  1. Nhìn qua thì trẻ con cũng đã biết hình rập kia không phải cái miếng gỗ gọi là ấn kia.
    Điều đó chứng tỏ việc khái ấn đã có sự chuẩn bị từ những năm trước khi chế ra một cái cái ấn mới tinh rồi mượn danh "ấn" cổ mà bán
    Thế mới biết bao nhiêu cái hội diễn ra ở Hà Nội như chọi trâu=> bán thịt trâu, bán vé, phát ấn-> bán ấn thì cũng là lừa đảo để kiếm món tiền cả mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Với hàng triệu người cùng thời với(Nguyễn bá Ngọc,Lê văn Tám......)còn sống,mà họ còn dựng lên như thật thì hỏi các anh ấn có từ 700 năm trước ai đối chứng thì đó chỉ là chuyện nhỏ thôi

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta đang sống trong thời đại "rực rỡ nhất" của lịch sử. Do đó làm ấn mới là đúng rồi. Cái gì cũ quá sẽ không thấy đẹp và không hợp thời thì phải làm lại. Nay là thời kì đồ giả lên ngôi: học giả, thi giả, bằng giả, nói giả làm giả (nói một đằng làm một nẻo) và cũng đang trong thời kì đồ đểu nữa. Cái anh Tống trung tín muốn đổi tên thành Tống bất tín đó thôi!

    Trả lờiXóa
  4. Dân mình cho phép mình bị lừa vì tham "lộc", thật đáng đời mà cũng thật đáng thương hại. Tuy nhiên kẻ chủ mưu lừa dân bằng cách bán các bản rập của "ấn cổ" made in 2016 thì đáng bị treo cổ. Vì tiền mà các ông lừa dân và đưa tình trạng dân trí sâu thêm vào cõi u muội tăm tối tham lam như thế này, đúng là hành động khinh dân và ngu dân.

    Trả lờiXóa
  5. Mọi người hãy chờ, các nhà ấn học sẽ tìm ra ấn đồng từ thời Vua Hùng, như tìm đồ của liệt sĩ giả như " thầy" Thủy.

    Trả lờiXóa
  6. Đánh nhau mẻ đầu sứt trán, tranh cướp ấn ( rất vô văn hóa ) thì cũng chỉ đáng nhận " ấn dỏm " này mà thôi . Khen cho sự thâm thúy của những quan lừa .

    Trả lờiXóa
  7. Phó giáo sư rởm , tiến sỹ giấy thì ấn rỏm có gì là lạ ?
    Nhìn cái cảnh cướp ấn mà rầu cho văn hóa lễ hội ngày nay của người Việt

    Trả lờiXóa
  8. Trần Thị Thảolúc 09:55 24 tháng 2, 2016

    Thực tế đã cho thấy : Ai ngay thẳng , trung thực thì khó sống , thậm chí bị bỏ tù , ví dụ : Chống Trung Quốc xâm lược biển đảo: TÙ , chống tham nhũng : Tù ...Còn những kẻ điêu ngoa như hai ông tiến sĩ Tống Trung Tín và Hoàng Văn Khoán thì được phong học hàm , học vị " đàng hoàng ". Có lẽ hai ông này là học trò của giáo sư , tiến sĩ Vũ Khiêu ?

    Trả lờiXóa
  9. LẠI NHỚ ĐẾN "DẤU CHÂN GIAO CHỈ" CÁCH ĐÂY CHỪNG 5 NĂM Ở NGÃ BA SÔNG TRÊN VIỆT TRÌ ĐANG ĐƯỢC PHỤC CHẾ CHUI. MAY MÀ MỌI NGƯỜI PHÁT HIỆN RA LŨ ĐỂU ĐANG TẠO DỰNG KHÔNG THÌ LẠI KHỔ.

    Trả lờiXóa